UNDP công bố báo cáo tác động của dịch COVID-19 tới các gia đình dễ bị tổn thương
Đồng thời đánh giá nhanh việc thiết kế và thực hiện gói hỗ trợ thứ hai của Chính phủ cho người bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
Khai mạc sự kiện, ông Terence D. Jones, Đại diện thường trú lâm thời của UNDP tại Việt Nam nhận định, trong những tháng gần đây, Việt Nam đã phải gánh chịu những tác động nặng nề từ hậu quả của đợt dịch COVID-19 lần thứ tư. Nhiều người đã qua đời và bị đau ốm hoặc bị ảnh hưởng nặng nề về thu nhập cũng như sinh kế. Trọng tâm của hội nghị là những khuyến nghị của các nhóm nghiên cứu, qua đó, mô tả và đánh giá tình hình chung về kinh tế- xã hội trước những tác động của COVID; đồng thời, đưa ra những khuyến nghị về những hành động cần thiết của Chính phủ và người dân để tiếp tục ứng phó với tình hình dịch bệnh hiện nay.UNDP mong rằng, Chính phủ Việt Nam sẽ thông qua những khuyến nghị này để có thể xem xem xét thêm nhiều lựa chọn chính sách mới; cũng như là đưa ra những gói hỗ trợ mới cho những người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi đại dịch; trong đó, hướng tới những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng xã hội.
Đại diện nhóm nghiên cứu, ông Nguyễn Thắng, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự Báo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã Hội Việt Nam giới thiệu báo cáo đánh giá nhanh tác động kinh tế xã hội của đại dịch COVID-19 đối với hộ gia đình dễ bị tổn thương ở Việt Nam. Theo đó, cuộc điều tra được tiến hành với 500 hộ gia đình được lựa chọn ngẫu nhiên và thực hiện khảo sát từ tháng 7/2021 với mục tiêu cung cấp thông tin cập nhật về các khía cạnh kinh tế và phi kinh tế của đời sống của các hộ gia đình dễ bị tổn thương trong thời gian đại dịch, tập trung nhất vào giai đoạn bùng phát đại dịch lần thứ tư, diễn ra từ hồi tháng 4 vừa qua. Báo cáo cho thấy, 88% các hộ gia đình cho biết, phải chịu ít nhất một trong những tác động việc làm như bị sa thải đối với lao động trả công; bị tạm thời nghỉ việc; bị giảm giờ làm việc.So với các lĩnh vực khác, du lịch và các dịch vụ liên quan, bao gồm: lữ hành, nhà hàng, khách sạn, vận tải hành khách, có tỷ lệ hộ bị tác động cao hơn đáng kể, ở mức 99,3% số hộ chịu bất kỳ tác động việc làm nào. Sản xuất chế biến chế tạo công nghiệp và thương mại bán lẻ là hai lĩnh vực chịu tác động mạnh tương tự, khi có tương ứng 96% và 94% hộ gia đình chịu tác động đến việc làm.
Vào tháng 7/2021, có 63,5% tổng số hộ được khảo sát và 66,9% các hộ gia đình bị ảnh hưởng đã bị giảm thu nhập từ 30% trở lên so với thời điểm trước đại dịch (tháng 12/2019). Điều này cho thấy, sự gia tăng đáng kể của tác động COVID-19 so với vòng trước của cuộc khảo sát hồi tháng 10/2020.Thu nhập của các hộ gia đình trong tháng 7/2021 được báo cáo chỉ bằng 44% thu nhập của tháng 12/2019. Du lịch lữ hành, nhà hàng, khách sạn và vận tải hành khách là những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Đánh giá tác động lớn trên các khía cạnh phi kinh tế của đời sống hộ gia đình, báo cáo cho thấy, sức khỏe tinh thần trở thành một vấn đề nhức nhối đang nổi lên, vì việc giãn cách xã hội và phong tỏa diễn ra phổ biến nhưng kéo dài tại một số địa bàn.Có tới 66,4% hộ gia đình cho biết tinh thần lo lắng về tác động của COVID-19. Các vấn đề về sức khỏe tinh thần rất đa dạng, từ việc cảm thấy thỉnh thoảng lo lắng trong ngày đến dễ trở nên khó chịu hoặc cáu kỉnh và cảm thấy chán nản.
Trong số được khảo sát, có 52,5% số hộ gặp tình trạng phải giảm số bữa ăn trong ngày hoặc giảm khẩu phần ăn trong bữa. Vấn đề liên quan là 48,7% hộ gia đình cảm thấy quá khó khăn trong việc mua sắm lương thực và nhu yếu phẩm, chủ yếu do nguồn cung bị gián đoạn do dịch COVID-19 bùng phát và dẫn đến việc phong tỏa và đóng cửa nhiều cửa hàng. Cũng đã có báo cáo trên các phương tiện truyền thông về sự gia tăng số lượng người không có việc làm, không có thu nhập, không thể trả tiền thuê nhà để ở trở thành người vô gia cư và họ đối mặt với khả năng lây nhiễm COVID-19 cao. Nhiều địa phương kêu gọi giảm tiền thuê nhà cho những người lao động dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chủ cho thuê không thể giảm tiền thuê như vậy trong một thời gian kéo dài quá nhiều tháng. Báo cáo cũng ghi nhận, việc mua sắm trực tuyến chỉ được thực hiện bởi 10% hộ gia đình với 12,4% hộ gia đình sử dụng thanh toán điện tử. Cùng đó là có 71% số hộ gia đình bị ảnh hưởng đã cắt giảm chi tiêu cho thực phẩm. Mặt hàng cắt giảm nhiều thứ hai là tiêu dùng điện, khi 37,6% hộ gia đình bị ảnh hưởng cắt giảm chi tiêu này. Báo cáo còn chỉ rõ, 4 trong 10 hộ gia đình bị ảnh hưởng phải đi vay để phục vụ sinh hoạt hộ gia đình, chủ yếu vay từ bạn bè; 39,6% số hộ phải dựa vào vay nợ để phục vụ tiêu dùng hộ gia đình. Nghiên cứu định tính cho thấy việc vay mượn ngày càng trở nên khó khăn khi tất cả các mạng lưới đều bị ảnh hưởng nặng nề. Chỉ 3 trong 10 hộ gia đình có thể sử dụng tiền tiết kiệm; 1/3 số hộ tương đương 31%, đã sử dụng tiền tiết kiệm của họ cho tiêu dùng trong đợt dịch đang bùng phát. Qua phỏng vấn sâu định tính với 65 người di cư cho thấy, nhiều trường hợp khó khăn, đối với cả hai nhóm đã về quê hoặc vẫn kẹt lại thành phố bị bùng phát dịch. Dòng di cư ào ạt diễn ra khỏi các tỉnh có dịch COVID-19 bùng phát trên 3 tháng với lý do chính bao gồm: không còn tiền tiết kiệm để tiêu dùng cho thực phẩm và tiền thuê nhà, không có thành viên trong gia đình để chăm sóc nếu nhiễm bệnh... Các công nghệ kỹ thuật số để chống lại đại dịch bắt đầu phát huy tác dụng, nhưng việc sử dụng vẫn còn ở mức khiêm tốn và không đồng đều 30,9% hộ gia đình đã sử dụng ứng dụng nCovy hoặc Bluezone như một biện pháp để cập nhật thông tin về các trường hợp nhiễm bệnh có khoảng cách tiếp xúc gần đó.Hiện có 62,4% số người được hỏi cho biết họ không được đưa vào diện cần được ưu tiên tiêm chủng phòng ngừa COVID-19 và đành chờ đợi; 21,4% cho biết họ được ưu tiên tiêm chủng; 16% không biết thông tin gì về diện cần chính sách ưu tiên tiêm chủng.
Bà Phạm Chi Lan, Chuyên gia Kinh tế đánh giá cao nỗ lực của nhóm nghiên cứu khi thực hiện các báo cáo này. Nếu nói về quy mô giảm thu nhập thì có thể có những khu vực, những đối tượng chịu ảnh hưởng và bị giảm thu nhập nhiều hơn. Trong quá trình phát triển, xã hội cần hết sức quan tâm đến những đối tượng dễ bị tổn thương và cũng là đối tượng dễ bị thua thiệt trong xã hội. Bà Chi lan cho rằng, có thể do thời gian quá hạn hẹp, hy vọng báo cáo sau của nhóm nghiên cứu có thể tập trung sâu hơn vào khu vực người lao động, những người nghèo trong ngành nông nghiệp hay khối du lịch, dịch vụ và công nghiệp chế biến, chế tạo.../.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
"Sống chung" với COVID-19: Mô hình mới của nhiều quốc gia trên thế giới
15:07' - 24/09/2021
Hơn 18 tháng kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nhiều nước trên thế giới quyết định đã đến lúc mở cửa và áp dụng mô hình “sống chung với COVID-19”.
-
Doanh nghiệp
Gia tăng mua sắm trực tuyến để thích nghi với dịch COVID-19
12:35' - 24/09/2021
Người tiêu dùng Việt Nam gia tăng mua sắm trực tuyến và sử dụng các nền tảng mạng xã hội nhằm thích nghi với những rào cản từ đại dịch COVID-19
-
Ô tô xe máy
UNDP hiến kế phát triển ngành ô tô – xe điện Việt Nam
17:00' - 08/07/2021
Xu hướng xe điện sẽ là cơ hội cho Việt Nam củng cố vị thế trong chuỗi giá trị ô tô toàn cầu thông qua việc thu hút đầu tư và tăng sự tham gia của các doanh nghiệp nội địa vào hệ sinh thái xe điện.
-
Kinh tế tổng hợp
UNDP hỗ trợ Việt Nam hơn 1.500 bộ sinh phẩm xét nghiệm RT PCR
21:16' - 31/05/2021
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang bùng phát, việc UNDP hỗ trợ bộ sinh phẩm xét nghiệm RT PCR cho Bộ Y tế là rất thiết thực, góp phần tăng cường kiểm soát dịch COVID-19 tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
UNDP và KOICA triển khai dự án nhà máy điện Mặt Trời 18 triệu USD tại Indonesia
12:49' - 11/09/2020
UNDP và KOICA đã khởi động một dự án trị giá 18 triệu USD để cung cấp hệ thống điện Mặt Trời cho cộng đồng nông thôn ở bốn tỉnh của Indonesia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng quyền tự chủ cho đại học quốc gia
21:35' - 11/07/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 201/2025/NĐ-CP ngày 11/7/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng
21:22' - 11/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực một số Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Tĩnh chỉ đạo kiểm tra nội dung TTXVN phản ánh liên quan đến vận tải hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo
21:03' - 11/07/2025
UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản yêu cầu kiểm tra, xử lý đối với các nội dung phản ánh của Thông tấn xã Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối
19:26' - 11/07/2025
Việt Nam đang xây dựng nền tảng chính sách vững chắc nhằm thúc đẩy vận tải đa phương thức, chuyển dịch năng lượng xanh
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I khai mạc ngày 15/7
18:42' - 11/07/2025
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 dự kiến diễn ra từ ngày 15-16/7/2025 tại trụ sở Bộ Công Thương - 54 Hai Bà Trưng - Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả
18:28' - 11/07/2025
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng đưa thương mại Việt Nam - Pakistan phát triển bền vững
17:48' - 11/07/2025
Việt Nam đề nghị Pakistan tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tại Pakistan, đồng thời mời Pakistan tham dự các sự kiện lớn tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngăn gian lận thương mại từ tiêu chí xuất xứ hàng hóa Việt Nam
17:47' - 11/07/2025
Ngày 11/7, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo trao đổi tiêu chí xác định xuất xứ Việt Nam đối với hàng hóa lưu thông trong nước.