UNDP đề xuất chương trình hỗ trợ tiền mặt và mở cửa lại nền kinh tế
Tại buổi họp báo trực tuyến, công bố báo cáo tác động kinh tế-xã hội của dịch COVID-19 đối với các hộ dễ bị tổn thương ở Việt Nam và đánh giá nhanh việc thiết kế và thực hiện gói hỗ trợ thứ hai của Chính phủ cho người bị ảnh hưởng bởi COVID-19 do Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức ngày 24/9 tại Hà Nội, tổ chức này khuyến nghị, Chính phủ Việt Nam có thể xem xét ban hành ngay một chương trình hỗ trợ tiền mặt mới tương đương 5% GDP hàng quý (khoảng 77 nghìn tỷ đồng) để giải ngân trong những tháng cuối năm 2021, nhằm bảo vệ những người dễ bị tổn thương do COVID-19 gây ra.
Qua khảo sát gần 500 hộ gia đình tại nhiều địa phương và tầng lớp xã hội, đã cho thấy, có 88% số hộ gia đình bị ảnh hưởng việc làm vào tháng 7 năm 2021 và 63,5% hộ gia đình bị giảm thu nhập từ 30% trở lên so với thời kỳ trước đại dịch (tháng 12 năm 2019). Các hộ gia đình làm du lịch, nhà hàng, khách sạn và vận tải hành khách bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Theo báo cáo đánh giá việc thiết kế và thực hiện gói hỗ trợ thứ hai của Chính phủ, 9 trong 10 hộ dân tương đương với 89,9% số hộ gia đình tham gia khảo sát cho biết vẫn chưa nhận được hỗ trợ vì 1 trong số những nguyên nhân như: khó khăn trong việc tiếp cận đơn xin hỗ trợ; không có sự hướng dẫn của cán bộ địa phương.... Nghiên cứu đã xác định được ít nhất bốn nhóm người dễ bị tổn thương không có trong danh sách được hưởng lợi từ gói hỗ trợ thứ hai của Chính phủ. Theo đó bao gồm: người di cư không có hộ khẩu; các hộ kinh doanh nhỏ không chính thức như chế biến thực phẩm và quán phở; người vô gia cư và những người bị mất thu nhập do COVID-19 trước ngày quyết định về giãn cách xã hội được ban hành. Bà Phạm Minh Thu, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: “Mức hỗ trợ tiền mặt hàng tháng phải đạt mức sống tối thiểu” được xác định trong chuẩn nghèo Quốc gia trong suốt thời kỳ cách ly và bao phủ tất cả mọi người, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương”. Các báo cáo cũng đưa ra các khuyến nghị chi tiết về các nhóm đối tượng và cách thức để thực hiện hiệu quả chương trình hỗ trợ tiền mặt mới; tận dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số để triển khai ngay lập tức và đồng thời đẩy mạnh cải cách chính sách trợ giúp xã hội theo hướng hệ thống bao trùm và phản ứng với cú sốc nhanh nhạy hơn. Đại diện thường trú lâm thời của UNDP Terence D. Jones đã phản ánh một số xu hướng được xác định trong cả hai báo cáo và hoan nghênh Chính phủ Việt Nam đã có các biện pháp toàn diện về sức khỏe, xã hội nhằm giảm thiểu sự lây lan và tác động của đại dịch. “UNDP chia sẻ những phát hiện và khuyến nghị chính của hai báo cáo, như một thông tin đầu vào cho toàn xã hội và toàn thể Chính phủ xem xét các bước tiếp theo trong việc đối phó và vượt qua những tác động tức thời của đại dịch. Đồng thời, cân nhắc các lựa chọn chính sách mới, các biện pháp can thiệp để giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đối với người dân Việt Nam và đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương nhất ”, ông Jones nói. Tác động phi kinh tế cũng rất đáng kể và theo đó, 2/3 số hộ gia đình tương đương với 66,4% tỷ lệ tham gia khảo sát tỏ ra lo lắng về tác động của COVID-19. Đáng chú ý, chủ hộ là nữ có tỷ lệ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần 81,6% cao hơn so với chủ hộ là nam 62,8%. Cắt giảm chi tiêu là biện pháp phổ biến nhất được các hộ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với tỷ lệ 4 trong 5 hộ gia đình tương đương với 79,4% hộ bị ảnh hưởng phải cắt giảm chi tiêu. Hầu hết các khoản cắt giảm chi tiêu liên quan đến thực phẩm, với 71% số hộ gia đình bị ảnh hưởng đã cắt giảm chi phí thực phẩm. Vì vậy, an ninh lương thực đang trở thành vấn đề khi hơn một nửa số hộ gia đình (51,2%) phải giảm lượng thức ăn mỗi bữa và 17,7% số hộ gia đình giảm số bữa ăn mỗi ngày. Việc cắt giảm chi phí lương thực và tình trạng thiếu lương thực ghi nhận ở các hộ gia đình dễ bị tổn thương, những người bị sa thải trong nhiều tháng, đặc biệt là người di cư. Tình trạng nghiêm trọng hơn đã được báo cáo ở các hộ gia đình có con nhỏ.../.- Từ khóa :
- Undp
- dự báo tăng trưởng
- covid19
Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
UNDP hiến kế phát triển ngành ô tô – xe điện Việt Nam
17:00' - 08/07/2021
Xu hướng xe điện sẽ là cơ hội cho Việt Nam củng cố vị thế trong chuỗi giá trị ô tô toàn cầu thông qua việc thu hút đầu tư và tăng sự tham gia của các doanh nghiệp nội địa vào hệ sinh thái xe điện.
-
Kinh tế & Xã hội
UNDP hỗ trợ Việt Nam hơn 1.500 bộ sinh phẩm xét nghiệm RT PCR
21:16' - 31/05/2021
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang bùng phát, việc UNDP hỗ trợ bộ sinh phẩm xét nghiệm RT PCR cho Bộ Y tế là rất thiết thực, góp phần tăng cường kiểm soát dịch COVID-19 tại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các thành viên Chính phủ mới được bổ nhiệm chung sức xây dựng Chính phủ liêm chính
20:45'
Chiều 18/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị triển khai nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức Chính phủ, giao nhiệm vụ cho các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 mới được bổ nhiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại tướng Lương Tam Quang thông tin về chủ trương bố trí Công an 3 cấp
20:32'
Ngày 18/2, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an thông tin về chủ trương bố trí Công an 3 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tóm tắt tiểu sử Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng
20:26'
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (sau sắp xếp, tinh gọn)
19:24'
Ngày 18/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ máy của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 sau sắp xếp, tinh gọn
19:19'
Sau sắp xếp, tinh gọn, Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 có 14 Bộ, 3 Cơ quan ngang Bộ và 5 cơ quan thuộc Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất
18:51'
Chiều 18/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì họp với một số bộ, ngành, địa phương để cho ý kiến về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam
18:36'
Theo các chuyên gia, việc khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam là rất cần thiết để tăng công suất cho hệ thống, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm các Phó Thủ tướng và Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021 - 2026
18:17'
Chiều 18/2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021 - 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ
17:55'
Sáng 18/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.