UNESCO khẳng định vẫn tồn tại mà không có Mỹ
Bà Azoulay nhấn mạnh :"Đây là quyết định của một quốc gia có chủ quyền và tôi tôn trọng, tuy nhiên điều này không phải là khởi đầu hay kết thúc của UNESCO". Theo bà Azoulay, đã có một thời gian dài hơn 15 năm, UNESCO không có Mỹ.
Bà Azoulay cho rằng việc Mỹ rút khỏi UNESCO sẽ không có lợi cho Mỹ và UNESCO sẽ tiếp tục làm việc với xã hội dân sự Mỹ, các trường đại học và các nhà khoa học Mỹ.
Cả Mỹ và Israel ngày 12/10 vừa qua đều thông báo rút khỏi UNESCO với lý do tổ chức này "duy trì thành kiến chống Israel".
Mỹ từng rút khỏi UNESCO năm 1984 vì cho rằng tổ chức này quản lý tài chính kém và có xu hướng chống Mỹ.
Sau đó vào năm 2002, Mỹ quay trở lại UNESCO. Tuy nhiên, đến năm 2011, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama đã ngừng đóng góp tài chính cho tổ chức này sau khi các thành viên của tổ chức bỏ phiếu công nhận Palestine là thành viên đầy đủ.
UNESCO, có trụ sở tại Paris (Pháp) và bắt đầu hoạt động từ năm 1946. Đây là một tổ chức của Liên hợp quốc có uy tín cao, có đông đảo thành viên và nhiều đóng góp quan trọng trong các lĩnh vực hoạt động chính của tổ chức này là giáo dục, văn hoá, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, thông tin và truyền thông.
Mỗi năm, Mỹ đóng góp khoảng 80 triệu USD cho UNESCO, tương đương 20% ngân sách của tổ chức này. Mỹ sẽ chính thức rút khỏi UNESCO kể từ ngày 31/12/2018./.
- Từ khóa :
- unesco
- mỹ
- liên hợp quốc
- lhq
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Sau Mỹ, đến Israel tuyên bố sẽ rút khỏi UNESCO
07:48' - 13/10/2017
Ngày 12/10, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố nước này sẽ rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), sau khi Mỹ vừa đưa ra quyết định tương tự.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo rút khỏi UNESCO
21:11' - 12/10/2017
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12/10 thông báo nước này sẽ rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) và quyết định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 31/12 tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Động đất mạnh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Số người thiệt mạng lên tới hơn 3.800 người
07:58'
Một ngày sau trận động đất kinh hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, các cơ quan viện trợ của Liên hợp quốc (LHQ) đã đồng loạt triển khai các nỗ lực nhằm giúp đỡ hàng nghìn nạn nhân tại hai quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Destatis: Số đơn đặt hàng công nghiệp của Đức phục hồi mạnh mẽ
07:15'
Các đơn đặt hàng công nghiệp của Đức đã phục hồi mạnh mẽ trong tháng 12/2022.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất mạnh tại Thổ Nhĩ Kỳ: Số nạn nhân thiệt mạng lên hơn 1.200 người
18:05' - 06/02/2023
Cơ quan chức năng Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đang tiếp tục cập nhật con số nạn nhân thương vong trong thảm họa động đất có độ lớn 7,8 vào rạng sáng 6/2.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm một quốc gia áp giá trần với các sản phẩm dầu mỏ của Nga
16:25' - 06/02/2023
Ngày 6/2, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo nước này cũng sẽ áp giá trần đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc trao công hàm phản đối Mỹ bắn hạ khinh khí cầu
14:19' - 06/02/2023
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tạ Phong ngày 5/2 đã trao công hàm cho Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc phản đối việc "Mỹ sử dụng vũ lực tấn công khinh khí cầu dân sự không người lái của Trung Quốc".
-
Kinh tế Thế giới
Động đất mạnh tại Thổ Nhĩ Kỳ: Số người thiệt mạng tăng lên gần 180
13:07' - 06/02/2023
Số người thiệt mạng trong trận động đất có độ lớn 7,8 xảy ra rạng sáng 6/2 tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lên hơn 170 người, ở cả nước này và láng giềng Syria.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia: Trung Quốc bước ra khỏi làn sóng COVID-19 mới nhất
11:23' - 06/02/2023
Giới quan sát nhận định số ca tử vong giảm mạnh và số ca mắc COVID-19 có xu hướng giảm cho thấy Trung Quốc đã bước ra khỏi làn sóng dịch hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam kêu gọi ngành du lịch ASEAN hợp tác cùng phát triển
08:50' - 06/02/2023
Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt, nhiệm vụ rất quan trọng của các nước thành viên Hiệp hội ASEAN là hỗ trợ, hợp tác cùng phát triển và khai thác thị trường nội khối.
-
Kinh tế Thế giới
IEA: Khoảng 50% mức tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ từ Trung Quốc
07:06' - 06/02/2023
Ngày 5/2, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) Fatih Birol cho rằng các nhà sản xuất dầu mỏ có thể phải xem xét lại chính sách sản lượng sau khi nhu cầu ở Trung Quốc phục hồi.