Ứng cử viên Donald Trump công bố các trọng tâm kinh tế
Trong bài phát biểu dài 75 phút trước những người ủng hộ, cựu Tổng thống Trump đã công bố loạt ý tưởng chính sách, đưa ra cam kết lớn hơn về việc giải quyết lạm phát, thúc đẩy sản lượng năng lượng và nâng cao mức sống của người dân Mỹ. Ông tuyên bố sẽ đảo ngược các hạn chế dưới thời Tổng thống Joe Biden về sản xuất nhiên liệu hóa thạch, sử dụng mọi công cụ cần thiết để hạ nhiệt lạm phát trong năm đầu tiên khi lên nắm quyền, bãi bỏ tất các khoản thuế đối với trợ cấp An sinh Xã hội.
Ông khẳng định tăng trưởng kinh tế sẽ đủ để giúp nước Mỹ trả hết nợ, đồng thời cam kết giảm giá năng lượng từ 50-70% trong từ 12-18 tháng. Nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, ứng cử viên đảng Cộng hòa tuyên bố sẽ tăng cường cấp phép khai thác, thăm dò đất liên bang, nới lỏng quy trình cấp phép cho đường ống cùng với các biện pháp khác nhằm hạ giá tiêu dùng.
Bên cạnh vấn đề kinh tế, ông Trump cũng dành phần lớn thời gian để nêu bật điểm khác biệt đối với đảng Dân chủ liên quan đến các vấn đề quen thuộc như biên giới Mỹ-Mexico. Ông cũng cũng không quên công kích đối thủ Kamila Harris - ứng cử viên đảng Dân chủ trong một số vấn đề như ủng hộ lệnh cấm sử dụng công nghệ fracking (bẻ gãy thủy lực) để khai thác dầu khí đá phiến.
Về phần mình, bà Kamila Harris dự kiến sẽ đến North Carolina vào ngày 16/8 và có bài phát biểu về chính sách kinh tế tại thành phố Raleigh. Một thành viên trong đội ngũ vận động tranh cử của bà cho biết bà Harris sẽ vạch ra một kế hoạch giảm chi phí cho các gia đình trung lưu và giải pháp cho việc các công ty tăng giá.
Dự kiến trong 3 tuần tới, đội ngũ tranh cử của bà Harris sẽ chi 90 triệu USD nhằm tăng cường hình ảnh của đảng Dân chủ trong mắt cử tri. Đây là khoản đầu tư lớn nhất từ trước đến nay trong chiến dịch của bà khi chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến cuộc bầu cử.
Kết quả các cuộc khảo sát cho thấy Phó Tổng thống Harris đang dần thu hẹp khoảng cách với ông Trump, kể từ khi bà đại diện cho đảng Dân chủ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng.Theo khảo sát mới do hãng tin AP - Trung tâm Nghiên cứu Các vấn đề công (NORC) thực hiện, người dân Mỹ có xu hướng tin tưởng ứng cử viên Trump hơn so với bà Harris trong việc giải quyết vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, mức chênh lệch này không lớn khi ông Trump nhận được 45% sự ủng hộ, trong khi con số này của bà Harris là 38%.
Trong khi đó, số liệu thăm dò trên trang web Real Clear Politics cũng cho thấy bà Harris đang bám đuổi sít sao ông Trump ở bang North Carolina. Đây là sự khác biệt lớn so với một tháng trước, khi ông Joe Biden là ứng cử viên đại diện của đảng Dân chủ. Vào thời điểm đó, đảng Cộng hòa dường như đã bỏ qua bang này và chuyển sự chú ý sang các bang truyền thống của đảng Dân chủ như Minnesota và Virginia.
- Từ khóa :
- Donald Trump
- bầu cử mỹ 2024
- kinh tế mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ: Bão Ernesto ảnh hưởng nghiêm trọng tới lưới điện tại Puerto Rico
11:59' - 15/08/2024
Ngày 14/8, khoảng 50% hộ gia đình và doanh nghiệp ở Puerto Rico - vùng lãnh thổ hải ngoại của Mỹ - lâm vào cảnh mất điện khi bão Ernesto di chuyển vào vùng biển ấm trên Đại Tây Dương.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ dự kiến tăng mạnh thuế đối với gỗ xẻ mềm Canada
08:08' - 15/08/2024
Mỹ dự kiến tăng mạnh thuế đánh vào mặt hàng gỗ xẻ mềm nhập khẩu từ Canada lên đến 14,54%, tăng từ mức 8,05%.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm 1% do dự trữ nhiên liệu của Mỹ bất ngờ tăng
07:32' - 15/08/2024
Chuyên gia Robert Yawger nhận xét mặc dù dự trữ dầu giảm 6 tuần liên tiếp trước đó là khá ấn tượng, những việc chuỗi giảm này bị phá vỡ sẽ gây áp lực nhỏ lên giá.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ khởi sắc sau số liệu lạm phát
07:23' - 15/08/2024
Trong phiên giao dịch 14/8, chứng khoán Mỹ đi lên trước số liệu lạm phát tiêu dùng hạ nhiệt, một dấu hiệu tích cực để Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cân nhắc cắt giảm lãi suất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.