Ứng dụng chuyển đổi số giúp EVN tăng độ tin cậy trong vận hành
Những năm qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ứng dụng mạnh mẽ, đồng bộ các hệ thống công nghệ thông tin, phục vụ quản lý, cũng như trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn. Các công nghệ mới đã mang tới nhiều lợi ích cho khách hàng sử dụng điện và góp phần xây dựng nền kinh tế số. Đồng thời, giúp tập đoàn này nâng cao độ tin cậy vận hành và tăng năng suất lao động.
*Tăng tốc trong chuyển đổi số
Theo ông Dương Quang Thành, Chủ tịch HĐTV EVN, để đẩy mạnh chuyển đổi số, EVN đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn”.
Tập đoàn Ban hành Nghị quyết số 473/NQ-HĐTV ngày 05/11/2018 và quyết định triển khai các ứng dụng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào toàn bộ các hoạt động của EVN từ khâu phát điện, truyền tải, phân phối, kinh doanh dịch vụ khách hàng và công tác quản trị với 36 nhiệm vụ cụ thể giao các đơn vị thực hiện.
Đến nay, trong khối nguồn điện, EVN đã triển khai thành công phương pháp sửa chữa bảo dưỡng hướng theo độ tin cậy RCM (Reliability Centered Maintainance) tại nhà máy thủy điện Ialy và đang nhân rộng cho khối thủy điện; ứng dụng trí tuệ nhân tạo điều khiển tối ưu quá trình cấp nhiên liệu tại Công ty Nhiệt điện Duyên Hải;ứng dụng trung tâm quản lý vận hành thông minh SmartOCC tại cụm nhà máy thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi, cụm nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 – Đồng Nai 4…
Tập đoàn đã nghiên cứu ứng dụng internet vạn vật IoT trong vận hành, sửa chữa bảo dưỡng tối ưu các nhà máy điện, ứng dụng cho nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2; ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và xây dựng phần mềm dự báo lưu lượng nước về hồ thủy điện Thác Mơ; nghiên cứu, phát triển hệ thống giám sát lò hơi để hỗ trợ quyết định phương án vận hành và bảo dưỡng tối ưu tại nhà máy nhiệt điện Hải Phòng.
Trong khối lưới điện, EVN đã hoàn thành 61/63 trung tâm điều khiển các trạm biến áp từ xa; chuyển đổi 670/844 trạm biến áp sang không có người trực. Đồng thời, đưa vào vận hành trạm biến áp kỹ thuật số đầu tiên trên lưới 110 kV (trạm 110 kV Quế Võ 2 – thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc) từ tháng 1/2020 và trạm biến áp kỹ thuật số đầu tiên trên lưới 220 kV (trạm 220 kV Thủy Nguyên – thuộc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia) trong tháng 12/2020; ứng dụng thiết bị bay không người lái để kiểm tra, giám sát tình trạng vận hành của các thiết bị, xử lý sự cố trên lưới điện truyền tải không cần cắt điện… ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phân tích xử lý hình ảnh phục vụ quản lý thiết bị, đường dây, đầu tư xây dựng.
Trong khối kinh doanh dịch vụ khách hàng, EVN đã thực hiện cung cấp dịch vụ điện trực tuyến tương đương dịch vụ công ở cấp độ 4 - cấp độ cao nhất với 12/12 dịch vụ điện trên Cổng dịch vụ công Quốc gia; Triển khai cung cấp hóa đơn điện tử trên cả nước. Liên tục nâng cao thời gian cung cấp điện, giảm thời gian gián đoạn cung cấp điện. Chỉ số tiếp cận điện năng của EVN vào nhóm ASEAN 4, được tổ chức Doing Business đánh giá đứng thứ 27/190 quốc gia, nền kinh tế.
Một số đơn vị thành viên của EVN như: Tổng công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh và Tổng công ty điện lực Thành phố Hà Nội đã được Tập đoàn SPGroup (Singapore) xếp hạng chỉ số lưới điện thông minh (Smart Grid Index) thuộc nhóm các công ty điện lực ứng dụng công nghệ thông minh của 37 quốc gia trên thế giới.
Trong công tác điều độ hệ thống điện, vận hành thị trường điện, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia đã ứng dụng công nghệ Bigdata và trí tuệ nhân tạo trong dự báo phụ tải hệ thống điện, ứng dụng tự động tăng giảm công suất trong điều khiển giám sát vận hành hệ thống điện, vận hành nguồn năng lượng tái tạo.
Ông Dương Quang Thành cho hay, giai đoạn 2021-2025, EVN sẽ tiếp tục ứng dụng triệt để, mạnh mẽ các công nghệ số và công nghệ thông tin, đặc biệt là các công nghệ lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Bigdata), chuỗi khối (Blockchain), điện toán đám mây (Cloud),... trong các khối nguồn điện, lưới điện, kinh doanh dịch vụ khách hàng, quản trị.
Ngoài ra, tập đoàn tiếp tục phát triển, nghiên cứu, ứng dụng các nội dung mới như nhà máy điện số, ứng dụng mô hình thông tin xây dựng BIM, công nghệ 3D trong công tác đầu tư xây dựng và quản lý dự án, xây dựng nền tảng Digital Worker phục vụ cho đội ngũ công nhân ngoài hiện trường làm việc trên môi trường số, phát triển các ứng dụng AI trong phân tích hình ảnh, xây dựng hạ tầng viễn thông dùng riêng tốc độ cao, hệ thống cloud, ứng dụng trục tích hợp, hệ thống quản trị dữ liệu tập trung, kho dữ liệu dùng chung, xây dựng nền tảng quản trị nội bộ SmartEVN, phát triển các ứng dụng phân tích và khuyến cáo ra quyết định trong sửa chữa bảo dưỡng, vận hành hệ thống điện, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
*Đảm bảo đủ điện cho đất nước
Theo báo cáo của EVN, trong giai đoạn 2016-2020, về cơ bản, tập đoàn đã đảm bảo cung ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong các năm qua và tạo tiền đề đảm bảo cung ứng điện cho các năm tới.
Các chỉ tiêu kết quả đã đạt được của ngành điện nói chung trong giai đoạn 2016-2020 về quy mô công suất nguồn điện, lưới điện, các chỉ tiêu về kinh doanh, dịch vụ khách hàng ... đều đạt và vượt mục tiêu, chỉ tiêu Đảng, Chính phủ giao. Đặc biệt các chương trình đưa điện về nông thôn, miền núi; trong đó, Việt Nam có thể tự hào về 100% số xã và 99,5% các hộ dân được sử dụng điện, 11/12 huyện đảo người dân đã được mua điện trực tiếp với chất lượng ổn định và giá điện tương đương với giá điện trong đất liền; hệ số đàn hồi và cường độ năng lượng giảm (trong đó hệ số đàn hồi điện giảm từ 1,75 lần vào năm 2015 xuống còn xấp xỉ 1 lần vào năm 2020).
Giai đoạn 2021-2025, Tập đoàn dự báo với 2 kịch bản nhu cầu phụ tải điện với phương án cơ sở tăng trưởng nhu cầu điện khoảng 8,6%/năm và phương án cao (với kịch bản kinh tế phục hồi mạnh sau COVID-19, đồng thời có xem xét đến khả năng có làn sóng dịch chuyển đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam) tăng trưởng 9,4%/năm.
Trên cơ sở cập nhật nhu cầu phụ tải và tiến độ các công trình nguồn điện, lưới điện, kết quả tính toán cân bằng cung cầu điện toàn quốc giai đoạn 2021-2025 cho thấy phương án cơ sở, hệ thống có thể đáp ứng đủ nhu cầu phụ tải trong toàn bộ giai đoạn 2021-2025 và có dự phòng nguồn điện khá lớn, không cần huy động các nguồn điện chạy dầu.
Đối với phương án cao, hệ thống có thể đáp ứng đủ nhu cầu phụ tải trong giai đoạn 2021-2025, tuy nhiên cần huy động thêm các nguồn điện dầu với sản lượng khoảng 4,7 tỷ kWh năm 2023 và 3,8 tỷ kWh vào năm 2024.
Chủ tịch HĐTV EVN Dương Quang Thành cũng cho hay, hiện có một số khó khăn đảm bảo cung ứng điện giai đoạn 2021-2025 như: Tiến độ nguồn khí Lô B, Cá Voi Xanh chậm có thể gây nguy cơ thiếu điện trong năm 2025 và cả các năm sau.
Chính sách phát triển các nguồn điện chạy khí LNG chưa được rõ ràng dẫn đến các dự án LNG cũng sẽ gặp một số khó khăn trong chuẩn bị đầu tư và có nguy cơ chậm tiến độ. Ngoài ra, tiến độ các nguồn nhiệt điện than, khí do các đơn vị BOT/IPP được giao làm chủ đầu tư đa số đã bị chậm tiến độ so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh…/.
- Từ khóa :
- Evn
- tập đoàn điện lực việt nam
- chuyển đổi số
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
EVNNPC giành á quân cuộc thi nhóm cải tiến năng suất chất lượng ngành công thương
16:22' - 22/12/2020
Với dự án cải tiến năng suất, chất lượng, lưới điện của EVNNPC dần được tiêu chuẩn hóa góp phần giảm tổn thất điện năng, nâng cao độ tin cậy và chất lượng điện năng cung cấp cho khách hàng
-
Doanh nghiệp
EVN sẽ giảm tiền điện đợt 2 cho khách hàng ảnh hưởng dịch COVID-19
10:28' - 18/12/2020
EVN sẽ giảm 10% giá bán lẻ điện sinh hoạt từ bậc 1 đến bậc 4 quy định tại Quyết định số 648/QĐ-BCT
-
Doanh nghiệp
EVN cung ứng điện tới hơn 99,5% số hộ dân nông thôn tại Quảng Ngãi
13:17' - 17/12/2020
Tính đến nay, đã có 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có điện lưới quốc gia. Số hộ có điện đạt tỷ lệ 99,57%, trong đó, số hộ nông thôn có điện là đạt 99,5%.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Visa vinh danh và trao thưởng Chương trình tài trợ She's Next
18:19' - 18/08/2022
Ngày 18/8, Visa - công ty công nghệ thanh toán hàng đầu thế giới, chính thức công bố kết quả chung cuộc của Chương trình tài trợ She’s Next.
-
Doanh nghiệp
Phát động Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2022-2023
17:27' - 18/08/2022
Các công trình và tác phẩm phải đáp ứng các tiêu chí chung như: ý tưởng thiết kế mới, sáng tạo theo hướng tiên tiến, hiện đại; chú trọng tính bản sắc, bản địa và nhân văn; khuyến khích kiến trúc xanh.
-
Doanh nghiệp
FLC công bố lộ trình tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên
16:26' - 18/08/2022
Ngày 18/8, Tập đoàn FLC đã có công văn gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh về lộ trình tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên.
-
Doanh nghiệp
Đầu tư của các công ty châu Âu tại Trung Quốc tiếp tục tăng
15:57' - 18/08/2022
Đầu tư từ EU vào Trung Quốc trong nửa đầu năm nay tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ thương vụ hãng sản xuất ô tô BMW AG của Đức mua cổ phần kiểm soát của liên doanh sản xuất ô tô tại Trung Quốc.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp bị thiệt hại trước biến động mạnh của giá dầu
15:32' - 18/08/2022
Biến động mạnh của giá dầu đã gây tổn hại cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí, sản xuất và thực phẩm, vốn cần sự ổn định của thị trường năng lượng để đảm bảo hoạt động.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Nhật Bản xem xét mở các tour du lịch hạng sang để thu hút người giàu
15:30' - 18/08/2022
Tập đoàn hàng không lớn nhất của Nhật Bản ANA Holdings Inc. và nhiều công ty khác đang xem xét cung cấp các chuyến du lịch (tour) sang trọng cho khách nước ngoài giàu có chi tiêu nhiều đến Nhật Bản.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp xuất khẩu phòng ngừa rủi ro về tỷ giá bằng cách nào?
14:23' - 18/08/2022
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần liên tục theo dõi những biến động tỷ giá và cập nhật tình hình lạm phát, lãi suất, tác động của dịch bệnh COVID-19 hay căng thẳng Nga-Ukraine...
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn FLC công bố tân Phó Chủ tịch HĐQT
11:34' - 18/08/2022
Ngày 18/8, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC đã có công văn số 26/2022/TB-TGĐ-FLC gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh về việc thay đổi nhân sự.
-
Doanh nghiệp
PTSC M&C và Semco Maritime làm tổng thầu EPC dự án điện gió Hải Long
11:30' - 18/08/2022
Liên danh PTSC M&C và Semco Maritime sẽ làm tổng thầu EPC xây dựng 2 trạm biến áp ngoài khơi Dự án Điện gió Hải Long 2 và Hải Long 3 với tổng giá trị gần 180 triệu USD.