Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán
Kiểm toán Nhà nước đã có nhiều nỗ lực, cải tiến phương thức hoạt động, góp phần quan trọng ổn định, minh bạch nền tài chính quốc gia.
*Phóng viên: Theo kế hoạch Kiểm toán năm 2019, Kiểm toán Nhà nước sẽ tiến hành kiểm toán nhiều dự án lớn của quốc gia. Phó Tổng Kiểm toán có thể cho biết lộ trình thực hiện hoạt động này? *Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Tuấn Anh: Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; Kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2016-2020 và tình hình triển khai thực hiện các giải pháp điều hành nhiệm vụ tài chính, ngân sách hàng năm, Kiểm toán Nhà nước đã chủ động xây dựng và xác định lộ trình lựa chọn kiểm toán các dự án lớn của quốc gia trong từng năm.Trong đó, năm 2019, Kiểm toán Nhà nước tập trung kiểm toán các dự án như: đầu tư theo hình thức đối tác công tư BOT, BT (Dự án: Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (giai đoạn I); Đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 2; Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn An Sương - An Lạc; Mở rộng Xa lộ Hà Nội giai đoạn 2…); xây dựng và phát triển hệ thống cảng hàng không (Dự án đầu tư xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Hợp phần A) giai đoạn khởi động; đầu tư xây dựng công trình Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Ninh; các dự án thủy điện, nhiệt điện có quy mô lớn (Nhà máy Thủy điện Sông Bung 2; Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1, Nhà máy Thủy điện Bản Chát, Nhà máy Thủy điện Trung Sơn; các dự án được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm như Dự án Nhà máy Ethanol Bình Phước, Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình…) để đánh giá việc tuân thủ quy định pháp luật, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công.
Ngay sau khi Kế hoạch kiểm toán năm 2019 được ban hành, Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức phân giao nhiệm vụ kiểm toán cho các đơn vị trực thuộc. Trong đó, các dự án lớn, dự án trọng điểm quốc gia giao đều được giao cho các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, khu vực có đội ngũ công chức, kiểm toán viên có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng thực hiện kiểm toán (Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành IV, V; Kiểm toán Nhà nước khu vực I, II, IV, VI)… Căn cứ kế hoạch được giao, các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, khu vực tổ chức xây dựng phương án kiểm toán cho cả năm; bố trí nhân lực, thời gian hợp lý để tổ chức khảo sát, thu thập, phân tích thông tin; đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán để lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán theo đúng quy chế hoạt động của Kiểm toán Nhà nước và tuân thủ các quy định có liên quan (Quy trình kiểm toán chung, quy trình kiểm toán Dự án đầu tư, Chương trình,..) để đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý hoạt động của Đoàn, Tổ, Kiểm toán viên; tránh phiền hà sách nhiễu, đảm bảo đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên. *Phóng viên:Xin ông cho biết việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước và định hướng xây dựng kế hoạch phát triển trong tương lai? *Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Tuấn Anh: Ứng dụng công nghệ thông tin đã phát huy tác dụng, giúp tiết kiệm thời gian chỉ đạo điều hành và chi phí, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước từ bước chuẩn bị kiểm toán đến theo dõi thực hiện kiến nghị kiểm toán. Hiện nay, Kiểm toán Nhà nước phát triển và đưa vào áp dụng trong toàn Ngành các phần mềm nhằm hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ của Kiểm toán viên và tăng cường công tác kiểm soát, tổng hợp số liệu trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước như: Phần mềm Cơ sở dữ liệu đầu mối kiểm toán; Phần mềm Quản lý thông tin Nhật ký kiểm toán; Phần mềm Quản lý tiến độ, tổng hợp kết quả và theo dõi thực hiện kiến nghị kiểm toán; Phần mềm Hỗ trợ lập báo cáo kiểm toán (lĩnh vực doanh nghiệp); Phần mềm Hỗ trợ kỹ thuật kiểm toán lĩnh vực kiểm toán Đầu tư, xây dựng cơ bản.Đồng thời, Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức số hóa khối lượng lớn hồ sơ kiểm toán của hơn 300 cuộc kiểm toán thực hiện trong các năm 2017, 2018 với khoảng gần 6 triệu trang tài liệu được số hóa, phân loại và lưu trữ dưới dạng điện tử.
Bên cạnh các phần mềm hỗ trợ hoạt động kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã triển khai đưa vào áp dụng một số ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành nội bộ góp phần tích cực vào việc cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chỉ đạo điều hành và quản lý hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước như: Phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc, phần mềm Quản lý cán bộ, Trang thông tin điện tử Đại hội ASOSAI 14, Cổng thông tin điện tử của Kiểm toán Nhà nước... Xác định rõ tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán, cùng với xu thế phát triển ứng dụng công nghệ thông tin của cả nước trong tiến trình hội nhập quốc tế, nhằm bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và sự phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới, Kiểm toán Nhà nước đã xây dựng Chiến lược phát triển và khung kiến trúc công nghệ thông tin giai đoạn 2019-2025, tầm nhìn đến năm 2030.Chiến lược vạch ra các nhiệm vụ cụ thể và đưa ra lộ trình thực hiện phát triển công nghệ thông tin của Kiểm toán Nhà nước để tiến tới mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi mặt hoạt động của Kiểm toán Nhà nước, chuyển đổi số để xây dựng môi trường kiểm toán số bao gồm một số nội dung chính sau:
Xây dựng hạ tầng và kỹ thuật: Trong giai đoạn chuyển đổi số, những đặc tính của tổ chức dữ liệu lớn và công nghệ số, xây dựng hạ tầng kỹ thuật của Kiểm toán Nhà nước để chuyển đổi sang cấu trúc của điện toán đám mây (Cloud Computing), phục vụ dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI); Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đảm bảo hiện đại, tiên tiến nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu mà hạ tầng dữ liệu và hạ tầng ứng dụng đặt ra, tạo nền tảng để tiến hành kiểm toán dữ liệu lớn thông qua việc áp dụng Big Data và AI... Xây dựng hạ tầng dữ liệu: Đây là một trong số nội dung trọng tâm của hạ tầng số. Xây dựng hạ tầng dữ liệu Kiểm toán Nhà nước thực chất là xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu Kiểm toán Nhà nước và thực hiện số hóa dữ liệu. Hệ thống dữ liệu của Kiểm toán Nhà nước tập trung từ các nguồn: Dữ liệu do Kiểm toán Nhà nước hình thành trong quá trình hoạt động; Dữ liệu thu thập từ các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia và của các bộ, ngành, địa phương; Dữ liệu thu thập từ các doanh nghiệp, người dân, tổ chức ngành nghề, lĩnh vực... Hiện tại, hệ thống dữ liệu đang phân tán, rời rạc, đòi hỏi phải hướng đến xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, nhất quán, tăng cường khả năng chia sẻ, liên thông và đảm bảo khả năng thích ứng với các thay đổi công nghệ số; đồng thời, hỗ trợ phát triển và hoàn thiện hệ thống ứng dụng quản lý kiểm toán theo hướng tiếp cận kiểm toán dữ liệu lớn. Để đáp ứng yêu cầu đặt ra trong thời kỳ chuyển đổi số, Kiểm toán Nhà nước sẽ tập trung xây dựng các ứng dụng, công cụ phân tích dữ liệu để cung cấp công cụ báo cáo thống kê và phân tích, dự báo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và kiểm toán dữ liệu lớn.Bên cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục kế thừa, phát triển và khai thác các ứng dụng đã và đang triển khai một cách hiệu quả, làm tiền đề cho sự chuyển dịch và hình thành Kiểm toán số của Kiểm toán Nhà nước. Lộ trình được chia thành các giai đoạn phù hợp với quá trình chuyển đổi số của Kiểm toán Nhà nước.
Bên cạnh việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng dữ liệu và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin cho hệ thống công nghệ thông tin của Kiểm toán Nhà nước sẽ được chú trọng phát triển theo hướng trọng tâm là bảo vệ dữ liệu.Tuy nhiên, phải đảm bảo thuận tiện cho công tác chuyên môn trong môi trường kiểm toán điện tử, kiểm toán số, đồng thời đảm bảo tuân thủ quy định của Luật An toàn thông tin, Luật An ninh mạng, Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 và các văn bản hướng dẫn đi kèm; đáp ứng nhu cầu thực tế, đạt cấp cấp độ an toàn thông tin tương ứng là cấp độ 3 và hướng đến tiệm cận cấp độ 4.
*Phóng viên: Kiểm toán Nhà nước Việt Nam sẽ triển khai những hoạt động gì trong thời gian tới để hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021, thưa ông? *Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Tuấn Anh: Trên cơ sở thành công của Đại hội ASOSAI 14, theo Quy chế của ASOSAI, Kiểm toán Nhà nước thực hiện vai trò Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018 - 2021 và là thành viên Ban điều hành ASOSAI giai đoạn 2018-2024.Để đảm nhiệm tốt vai trò Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021, đặc biệt là việc hiện thực hóa các mục tiêu và cam kết trong Tuyên bố Hà Nội, Kiểm toán Nhà nước đã ban hành Chương trình hành động thực hiện vai trò Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 nhằm xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và chuẩn bị nguồn lực cần thiết để triển khai Chương trình hành động hiệu quả, trong đó tập trung vào 5 hoạt động cụ thể:
Thứ nhất, tăng cường năng lực thực hiện vai trò Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 bao gồm kiện toàn bộ máy thường trực, triển khai đào tạo trong và ngoài nước về chuyên môn kiểm toán cũng như các kỹ năng điều hành, làm việc trong môi trường quốc tế. Thứ hai, tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 như: Chủ trì điều hành các phiên họp; chỉ đạo thực hiện các quyết định của Ban điều hành; đại diện ASOSAI làm việc và mở rộng hợp tác với các tổ chức kiểm toán khu vực; thúc đẩy việc gia nhập làm thành viên ASOSAI; khởi xướng việc xây dựng cơ sở dữ liệu ASOSAI nhằm thiết lập hệ thống tri thức bền vững và quản lý, lưu trữ thông tin, tài liệu về các hoạt động ASOSAI một cách có hệ thống để khai thác hiệu quả phục vụ tăng cường năng lực; chủ động tham gia các đề án nghiên cứu, kiểm toán hợp tác, các chương trình, hoạt động chung và đăng cai tổ chức các sự kiện quốc tế của ASOSAI. Thứ ba, thể hiện vai trò dẫn dắt, lãnh đạo tổ chức ASOSAI trong việc thực hiện các mục tiêu, cam kết trong Tuyên bố Hà Nội và nâng cao vai trò của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trên diễn đàn khu vực và thế giới. Trong đó, tập trung vào việc ứng cử thành viên Ban Điều hành INTOSAI 2019-2024; khởi xướng và đẩy mạnh việc thực hiện các cuộc kiểm toán hợp tác giữa các SAI của ASOSAI về những lĩnh vực kiểm toán được các thành viên quan tâm; phối hợp xây dựng và ban hành các tài liệu hướng dẫn về kiểm toán môi trường, kiểm toán các mục tiêu phát triển bền vững để các SAI tiến hành kiểm toán môi trường hiệu quả. Thứ tư, chủ động xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ với Ban Thư ký (SAI Trung Quốc), Ủy ban phát triển năng lực (SAI Nhật Bản) để thực hiện thành công các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược ASOSAI 2016-2021 và các cam kết trong Tuyên bố Hà Nội. Thứ năm, tuyên truyền, vận động các nguồn lực trong khu vực và trên thế giới để thực hiện thành công Kế hoạch chiến lược của ASOSAI, góp phần xây dựng cộng động chia sẻ và hòa hợp, lan tỏa tinh thần hợp tác, năng động nhằm hướng tới mục tiêu chung là xây dựng ASOSAI thành một tổ chức kiểu mẫu của INTOSAI./. *Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông! Xem thêm:>>Sẽ kiểm toán toàn bộ dự án BOT An Sương – An Lạc trong năm 2019
>>Năm 2019: Tập trung kiểm toán các dự án lớn, gây thất thoát lãng phí
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng đề án Trung tâm Kiểm toán hợp tác xã trình Thủ tướng
19:32' - 04/12/2018
Với sự tư vấn hỗ trợ từ DGRV, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mong muốn sớm hoàn thành Đề án để cố gắng cuối tháng 12 sẽ được trình lên Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2019 sẽ thực hiện kiểm toán 42 chương trình, dự án đầu tư
16:15' - 29/11/2018
Ngày 29/11, thông tin từ Kiểm toán nhà nước cho biết, cơ quan này sẽ tiến hành thực hiện 190 cuộc kiểm toán trong năm 2019, trong đó có nhiều dự án lớn, được dư luận xã hội quan tâm.
-
Doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước yêu cầu PVFCCo điều chỉnh báo cáo tài chính
13:53' - 11/11/2018
Kiểm toán Nhà nước đã yêu cầu Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo – mã chứng khoán DPM) phải điều chỉnh lại một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính hai năm 2016 và 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV: Khắc phục tình trạng chồng chéo thanh tra, kiểm toán
18:18' - 31/10/2018
Chiều 31/10, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái đã giải trình các nội dung liên quan đến giải pháp khắc phục tình trạng chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.
-
Kinh tế Việt Nam
ASOSAI 14: Chia sẻ những kinh nghiệm và công nghệ về kiểm toán
13:13' - 23/09/2018
Sau 4 ngày làm việc nghiêm túc, hiệu quả (từ ngày 19-22/9), Đại hội các Cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á 14 (ASOSAI 14) đã kết thúc tốt đẹp.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo về an toàn lao động khi thi công các công trình thủy điện
13:14' - 21/05/2025
PGS.TS Vũ Thanh Ca, Nguyên Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chia sẻ với phóng viên TTXVN xoay quanh vấn đề xây dựng thủy điện và đảm bảo an toàn trong thi công.
-
Ý kiến và Bình luận
“Bộ tứ trụ cột” để Việt Nam cất cánh: Động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
10:59' - 21/05/2025
Trong điều kiện đặc thù của Việt Nam hai khái niệm “kinh tế tư nhân” và “định hướng xã hội chủ nghĩa” không hề đối chọi nhau, không cản trở nhau mà cùng song hành.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo áp lực giá
10:09' - 21/05/2025
Ngày 20/5, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo ra áp lực tăng giá và kêu gọi thận trọng trước khi điều chỉnh lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam mong muốn hợp tác hiệu quả với WHO
08:38' - 21/05/2025
Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn đã có bài phát biểu, tập trung vào quan hệ chặt chẽ giữa Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
-
Ý kiến và Bình luận
Các nước thành viên WHO ủng hộ thỏa thuận toàn cầu chống đại dịch
11:18' - 20/05/2025
Các nước thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ủng hộ một thỏa thuận toàn cầu có tính đột phá nhằm cải thiện công tác ứng phó với đại dịch trong tương lai.
-
Ý kiến và Bình luận
Chưa thể ấn định thời hạn hoàn tất dự thảo bản ghi nhớ giữa Nga và Ukraine
09:03' - 20/05/2025
Nga và Ukraine sẽ cùng soạn thảo các dự thảo liên quan đến một biên bản ghi nhớ, sau đó tiến hành trao đổi và tiến tới các cuộc tiếp xúc sâu để xây dựng một văn bản thống nhất.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ cảnh báo thuế quan có thể về mức cao nếu đàm phán không tiến triển
08:57' - 19/05/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết, nếu các quốc gia không đạt được thỏa thuận thương mại với nước này trong thời gian tạm hoãn 90 ngày, thuế quan sẽ sớm quay trở lại mức “có đi có lại”.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF khuyến nghị với nền kinh tế quá phụ thuộc vào xuất khẩu dầu
09:45' - 18/05/2025
IMF khuyến nghị Iraq - nước sản xuất dầu lớn thứ hai trong OPEC có thể kiềm chế thâm hụt tài chính bằng cách huy động nguồn thu thuế từ các hoạt động kinh tế phi dầu mỏ và kiểm soát quỹ lương công.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine và quan hệ song phương
09:14' - 18/05/2025
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Marco Rubio ngày 17/5, trao đổi quan điểm xung quanh cuộc hòa đàm về xung đột Ukraine.