Ước vọng Xuân mới qua từng nét chữ
Đây là việc làm mang nhiều ý nghĩa văn hóa, bắt nguồn từ sự hiếu học, trọng chữ nghĩa, trọng tri thức của người Việt.
Những nét Thư pháp mềm mại, uyển chuyển cũng chứa đựng ước vọng về một năm mới thuận hòa, may mắn và bình an đến với mỗi gia đình, từ đó hình thành nét đẹp văn hóa của dân tộc qua nhiều thế kỷ đến nay vẫn được kế thừa và phát triển.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trên khắp phố phường và mọi miền quê Việt Nam, thường có những ông Đồ hay chữ, bày nghiên bút, giấy bản nhuộm điều ở nơi đông người qua lại.Đầu xuân năm mới, người người diện áo mới, rộn xuống phố chơi xuân, và họ không quên nhẹ bước đến bên gian bút nghiên của ông Đồ để xin chữ. Có thể là một chữ cầu may, mang theo ước vọng, hay một chữ để mỗi người nhìn vào mà tự răn dạy mình tu tâm dưỡng tính…
Xưa, người cho chữ phải là người dày công học hành, có thể chính là những ông đồ dạy học hoặc những người đỗ đạt, “có danh gì với núi sông”.
Chữ được viết theo kiểu thư pháp, thường là chữ Nho và có thể viết theo nhiều cách. Người cho chữ tùy tâm trạng, tùy hoa tay mà tạo ra những hình thái con chữ lạ mắt, độc đáo.
Mỗi chữ hiện ra dưới tay các thầy đồ không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật thư pháp, mà còn bộc lộ tấm lòng, tính cách, tâm hồn và cả sự sáng tạo của mỗi cá nhân.
Chữ có thể tùy theo nguyện vọng của người xin chữ, hoặc tùy theo nhận định của người cho chữ đối với người xin. Người xin chữ thường ở mọi lứa tuổi, tầng lớp, ngành nghề. Mỗi chữ được cho ứng với mỗi người, mỗi hoàn cảnh, mỗi công việc, mang nỗi niềm, tâm tư, mong ước hay một ý niệm nhất định.
Nhưng thường là xin các chữ: Phúc, Lộc, Thọ, An Khang, Cát Tường, Như Ý... để cầu mong sự bình yên cho gia đình, con cháu. Người buôn bán thì xin chữ Phát, Lộc, Tài, Vượng… với mong muốn công việc kinh doanh được phát triển, thuận buồm xuôi gió.
Những người trẻ phấn đấu thường xin chữ: Chí, Thành, Đạt, Đắc, Nhẫn… để mong muốn luôn bền gan, vững chí vượt qua khó khăn, đạt được những mục tiêu đã đề ra trong cuộc sống; các cháu nhỏ thường được bố mẹ xin cho các chữ: Học, Hiếu, Lễ, Nghĩa, Tiến… để mong con mình lớn lên từ những điều kỳ vọng của bố mẹ, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, thành công dân có ích cho xã hội…
Chữ thư pháp thường được viết trên nền giấy đỏ, bởi theo quan niệm của người phương Đông, màu đỏ là màu của sự sống và sự tái sinh, là biểu tượng của sự may mắn.
Đây cũng là lý do, những vật dụng trang trí trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc, những đồ vật trang trí như hoa đào, câu đối, phong bao mừng tuổi… đều có màu đỏ.
Trên cái nền đỏ tươi rực rỡ đó, những nét chữ đen tuyền, hoặc mềm mại, uyển chuyển như “rồng bay, phượng múa”, hoặc cứng cáp, vững chãi, uy nghi, thể hiện được sự đồng cảm giữa bộ óc, trí tuệ của người cho chữ với ước vọng và tâm hồn của người xin chữ.
Khi xin được câu đối hay con chữ như ý, người ta đem về nhà treo ở nơi trang trọng nhất, linh ứng nhất, dễ nhìn thấy nhất. Ngoài cầu tài, lộc, may mắn, bình an… người xin chữ còn muốn xin cái đức độ, tài năng của thầy đồ, lấy chữ để răn mình.
Đó chính là một nét văn hóa tinh tế, đáng quý của truyền thống hiếu học, trọng chữ nghĩa của dân tộc Việt Nam.
Sang thế kỷ XX, tục xin chữ - cho chữ truyền thống dần vắng bóng và bị lãng quên, bởi Nho học khi đó bị coi là cản trở cho công cuộc Tây hóa và cải cách đất nước.
Những tưởng tập tục này sẽ bị chôn vùi, thì những năm gần đây, tục xin và cho chữ lại được phục hồi và ngày càng phát triển rộng rãi.
Hằng năm, thường từ ngày 20 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng, Hội chữ Xuân thường được tổ chức ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội) - điểm đến quen thuộc của hàng nghìn người từ khắp mọi miền đất nước đến xin chữ lấy may đầu năm.
Bên vẻ trầm mặc, thiêng liêng của trường Giám xưa, “hồn dân tộc lại sáng bừng trên giấy điệp” qua những nét thư pháp tài hoa của các ông đồ mới. Và những ngày Hội chữ đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật thư pháp Việt Nam, tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học của dân tộc./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết ông Công ông Táo đúng nghi thức
06:32' - 13/01/2020
Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo Quân sẽ về Trời để báo cáo với Ngọc Hoàng những việc làm của gia chủ trong một năm. Vì vậy, mỗi nhà đều làm cỗ cúng tiễn Táo Quân về Trời đúng nghi thức.
-
Kinh tế tổng hợp
Tết ông Công ông Táo: Nguồn gốc và phong tục
06:02' - 13/01/2020
Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Công ông Táo về trời.
-
Kinh tế tổng hợp
Các điểm bắn pháo hoa Tết Canh Tý 2020 tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình
13:17' - 12/01/2020
Tết Canh Tý 2020 tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình sẽ tổ chức nhiều điểm bắn pháo hoa.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 19/7
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 19/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 19/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 không chuyên
18:04' - 18/07/2025
Ngày 18/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành Quyết định số 1621/QĐ-SGDĐT phê duyệt điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập năm học 2025 - 2026.
-
Đời sống
Công suất tiêu thụ điện miền Bắc lập đỉnh mới
15:53' - 18/07/2025
Công suất tiêu thụ điện miền Bắc tối 17/7 đạt 18.242 MW, vượt đỉnh đầu tháng 6, trong bối cảnh nắng nóng gay gắt tiếp diễn trên diện rộng.
-
Đời sống
Giọt máu trao đi, tình người lan tỏa
12:44' - 18/07/2025
Những năm qua chương trình “Hành trình đỏ kết nối dòng máu Việt” tại An Giang đã thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên,... tích cực tham gia hưởng ứng với hơn 5.000 đơn vị máu được hiến mỗi năm.
-
Đời sống
Đắk Lắk: Cam kết bồi thường thiệt hại cho nhà dân bị nứt do thi công cao tốc
12:43' - 18/07/2025
Bắt đầu từ ngày 15/7 đơn vị bảo hiểm phối hợp với chính quyền địa phương, chủ đầu tư và đơn vị thi công kiểm tra, đánh giá thiệt hại từng căn nhà theo phản ánh của hộ dân.
-
Đời sống
Chhay-Dăm – Khi trống kể chuyện văn hóa Khmer
12:43' - 18/07/2025
Giữa không gian đa sắc màu văn hóa Nam Bộ, âm vang trống Chhay-Dăm vẫn rộn ràng như lời nhắc nhở về một giá trị văn hóa phi vật thể cần được giữ gìn, lan tỏa và tôn vinh.
-
Đời sống
Duyệt Thị Đường - khi nhà hát cổ kể chuyện cho hậu thế
09:51' - 18/07/2025
Duyệt Thị Đường, nhà hát cổ nhất còn lại của sân khấu truyền thống Việt Nam, là một viên ngọc quý trong quần thể di tích Cố đô Huế.
-
Đời sống
Đột phá công nghệ AI thay thế chụp CT và X-quang giúp giảm 99% bức xạ
07:44' - 18/07/2025
HKUST vừa phát triển công nghệ AI có thể tạo mô hình 3D xương và nội tạng từ ảnh chụp X-quang nhưng giảm tới 99% lượng bức xạ mà bệnh nhân phải tiếp nhận.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 18/7
05:00' - 18/07/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 18/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 18/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.