Ưu tiên các dự án cấp bách, đa mục tiêu trong ứng phó biến đổi khí hậu
Ngày 12/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo Đề án phòng, chống sụt lún đất, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 (Đề án). Cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối đến điểm cầu Trụ sở UBND các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
* Bảo vệ môi trường giữa các vùng sinh thái ngọt - lợ - mặn
Theo báo cáo tại cuộc họp, hiện công tác phòng, chống sụt lún đất, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn còn đối mặt chủ yếu với 3 thách thức. Đó là biến đổi khí hậu, nước biển dâng; gia tăng hoạt động khai thác, sử dụng nước của các quốc gia thượng nguồn sông Mekong; sự phát triển đô thị, các hoạt động kinh tế-xã hội khu vực đồng bằng sông Cửu Long.Theo các kết quả nghiên cứu, hầu hết các vùng ở đồng bằng sông Cửu Long đều xảy ra lún từ 0,5-3 cm/năm. Các vùng ven biển phổ biến lún từ 1,5-2,5 cm/năm. Thời gian xảy ra sụt lún thường xuất hiện trong mùa khô, đặc biệt là những năm hạn hán kéo dài.
Về thực trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, từ năm 2016 đến nay đã xuất hiện 812 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 1.191 km, trong đó, sạt lở đặc biệt nguy hiểm là 315 điểm/601 km (sạt lở bờ sông 214 điểm/254 km, sạt lở bờ biển 101 điểm/347 km). Trong 20 năm qua, đồng bằng sông Cửu Long chỉ có lũ vừa đến nhỏ, thời gian từ 3-4 tháng (so với 5-6 tháng như trước đây), nhưng ngập úng do triều cường và mưa có xu thế ngày càng gia tăng. Gần đây, khu vực này đã xuất hiện 3 đợt hạn hán, xâm nhập mặn mức độ nặng, có 2 đợt cao lịch sử là mùa khô năm 2015-2016, 2019-2020. Hiện nay, vùng đồng bằng sông Cửu Long chưa có phân vùng rủi ro sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai; chậm thực hiện khoanh định các khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất, nhất là những khu vực khai thác quá mức, gây sụt lún với tốc độ cao; thiếu sự phối hợp vận hành tốt giữa các hệ thống công trình thủy lợi trong trường hợp thời tiết cực đoan làm cho xâm nhập mặn vào sâu nội đồng... Trong khi đó, cảnh báo về sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển, ngập úng còn chung chung. Việc dự báo hạn hán, xâm nhập mặn mới chỉ tập trung thực hiện tương đối chính xác tại các khu vực cửa sông chính; thiếu các giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ.Việc xử lý sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển về cơ bản còn mang tính chất tình thế. Hạ tầng đê điều, thủy lợi chưa hoàn thiện, chưa khép kín, nhiều đê bao, bờ bao bị xuống cấp, nguy cơ xảy ra sự cố trong mùa mưa lũ. Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, hạ tầng thủy lợi tiêu thoát nước không theo kịp...
Do đó, Đề án xác định, phòng, chống sụt lún đất, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị; đảm bảo tính tổng thể, kết hợp đa mục tiêu; lấy chủ động phòng ngừa là chính, trong đó chú trọng quản trị rủi ro, "làm đâu được đấy", "không hối tiếc"; bảo vệ môi trường giữa các vùng sinh thái ngọt - lợ - mặn; tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân; ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.
Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành, địa phương tập trung thảo luận nhóm giải pháp công trình và phi công trình. Lãnh đạo UBND các tỉnh Kiên Giang, Bến Tre, An Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Cần Thơ cho rằng, về căn cơ, lâu dài cần hoàn thiện, khép kín các hệ thống thủy lợi kiểm soát xâm nhập mặn, điều tiết lũ, bảo đảm nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân; tập trung xử lý các khu vực bờ biển, bờ sông bị sạt lở gây nguy hiểm; giải quyết tình trạng ngập úng cục bộ do triều cường; thống nhất các chương trình tái định cư cho người dân di dời khỏi khu vực sạt lở bờ sông/kênh/rạch… "Đây là Đề án sử dụng các giải pháp kỹ thuật để đạt được các mục tiêu về chính trị, kinh tế, xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chính phủ sẽ ưu tiên nguồn lực (Trung ương, địa phương, xã hội hóa) để thực hiện càng nhanh càng tốt, nhất là những vẫn đề cấp bách", Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết. Giáo sư, Tiến sĩ Đào Xuân Học, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam đề xuất thêm giải pháp xây dựng hồ chứa sinh thái trong các đô thị nhằm giải quyết được nhiều mục tiêu: Giảm ngập úng, trữ nước ngọt, cung cấp đất san nền, cải thiện vi khí hậu, cấp nước sinh hoạt…; có tiêu chí xác định mức độ ưu tiên các công trình phòng, chống xâm nhập mặn ở cửa sông. * Giải quyết những vấn đề trước mắt, cấp bách một cách xuyên suốtKết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý; báo cáo Bộ Chính trị tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với công tác phòng, chống sụt lún đất, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long…; đồng thời xây dựng Chương trình chi tiết, cụ thể triển khai ngay từ năm 2025 theo tinh thần "nói và hành động".
Chương trình phải đề xuất cụ thể phạm vi, mục tiêu, giải pháp (công trình và phi công trình), cơ chế quản lý, danh mục dự án, nguồn kinh phí… Mục tiêu là giải quyết những vấn đề trước mắt, cấp bách một cách xuyên suốt, liên hoàn, phát huy hiệu quả tổng thể của các công trình phù hợp với 3 vùng sinh thái ngọt - lợ - mặn, kết hợp hài hòa giữa thủy lợi và giao thông. Từ ý kiến của các địa phương, chuyên gia, Bộ Nông nghiệp và Môi trường xác định ưu tiên cho các công trình cấp bách, nhưng tiếp cận theo hướng tổng thể, lâu dài, bền vững. Những hệ thống, công trình thủy lợi đã được đầu tư giai đoạn 1 nhưng cần tiếp tục đầu như Cái Lớn-Cái Bé, Vàm Cỏ, Hàm Luông… phải được thiết kế xây dựng bảo đảm tính liên hoàn, đồng bộ và thống nhất, tránh xung đột giữa các hệ thống. "Hệ thống công trình thủy lợi cần ưu tiên giải quyết tình trạng ngập lụt do triều cường, chống xâm nhập mặn, cung cấp nguồn nước ngọt", Phó Thủ tướng nói. Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Xây dựng và các địa phương rà soát, bổ sung quy hoạch, tích hợp các chương trình, dự án hỗ trợ di dời dân cư do sạt lở, phòng, chống thiên tai tại vùng đồng bằng sông Cửu Long vào nhóm nhiệm vụ cấp bách của Chương trình. Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Môi trường làm việc với Ngân hàng Thế giới (WB) nhằm tích hợp, kết hợp giữa các dự án hạ tầng giao thông với công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn vay của WB. "Các dự án trong Chương trình phải được triển khai ngay các bước chuẩn bị đầu tư, khảo sát, thiết kế, báo cáo nghiên cứu khả thi, giải phóng mặt bằng… trong năm 2025 để bố trí kinh phí thực hiện trong giai đoạn 2026-2030", Phó Thủ tướng nói và đề nghị lựa chọn một số dự án có thể thực hiện theo hình thức đối tác công tư. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cần khẩn trương xây dựng dự án tích hợp về phát triển kinh tế, thích ứng biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông qua việc xây dựng hệ thống công trình thủy lợi Vũng Tàu - Gò Công.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Thuế carbon - “liều thuốc" cho biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á?
06:30' - 01/03/2025
Các quốc gia đang phát triển là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ hiện tượng thời tiết cực đoan. Do đó, thuế carbon sẽ là giải pháp chống biến đổi khí hậu quan trọng của Đông Nam Á.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ thông báo thời điểm rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu
12:32' - 29/01/2025
Theo Điều 28, khoản 2 của Thỏa thuận Paris, việc rút lui của Mỹ sẽ có hiệu lực vào ngày 27/1/2026.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác Việt-Nga về giảm phát thải khí carbon, chống biến đổi khí hậu
17:08' - 15/01/2025
Với quyết tâm hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam mong muốn có thể đóng góp nhiều hơn vào những nỗ lực chung nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu về môi trường và khí hậu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khúc ca khải hoàn trên tàu Thống Nhất
14:05'
Tháng 5, một chuyến tàu mang tên Thống Nhất chở theo người lính cụ Hồ sẽ đi từ thành phố mang tên Bác về quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại muôn vàn kính yêu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nam Định thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính
12:50'
Ngày 27/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Nam Định khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 27 để giải quyết các công việc phát sinh đột xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
12:49'
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: "NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện đại hoá ngành hải quan - Bài cuối: Hướng tới hoàn thiện hệ thống hải quan số
11:51'
Ngành hải quan TP. Hồ Chí Minh tiếp tục ứng dụng công nghệ, hướng tới hoàn thiện hệ thống hải quan số, hải quan thông minh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu doanh nghiệp, người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện đại hóa ngành hải quan - Bài 1: Ứng dụng công nghệ quản lý, giám sát
11:49'
Hải quan TP. Hồ Chí Minh là đơn vị đi đầu trong triển khai Hệ thống quản lý hải quan tự động (VASSCM) tại cảng, kho, bãi, giúp kết nối thông suốt giữa doanh nghiệp kho bãi với cơ quan hải quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng kết nối đường bay trực tiếp đến từ Uzbekistan
11:48'
Ngày 27/4, chuyến bay mang số hiệu C65539 từ Tashkent (Uzbekistan) đã hạ cánh tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng, đưa hơn 180 hành khách đến tham quan và trải nghiệm dịch vụ du lịch tại thành phố Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
WB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định, tỷ lệ nghèo tiếp tục giảm
10:49'
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Việt Nam ở mức 5,8% trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
10:14'
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: hệ thống điện quốc gia gặp sự cố; khởi công xây dựng trung tâm dữ liệu đầu tiên của Việt Nam...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng và Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ
21:22' - 26/04/2025
Thủ tướng Chính phủ đã ký các quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại nhân sự Bộ Quốc phòng và Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ.