Thúc đẩy hợp tác Việt-Nga về giảm phát thải khí carbon, chống biến đổi khí hậu
Chiều 15/1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Boris Yuryevich Titov, Đặc phái viên của Tổng thống Nga về hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững.
Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng khẳng định, Việt Nam và Liên bang Nga có mối quan hệ, hợp tác hữu nghị truyền thống tốt đẹp. Liên bang Xô viết trước đây hay Liên bang Nga hiện nay luôn là người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam. Đánh giá cao sự hợp tác và đồng hành của Liên bang Nga trong các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, Phó Thủ tướng mong muốn hai nước cùng nhau trao đổi, thúc đẩy sáng kiến hợp tác toàn cầu nhằm thực hiện tốt hơn các mục tiêu bảo đảm môi trường, giảm phát thải khí carbon, biến đổi khí hậu. Ngay trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, từ ngày 14-15/1, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã đưa ra những giải pháp như chôn lấp carbon, sử dụng năng lượng hạt nhân kết hợp năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn, sản xuất nhiên liệu xanh… Với quyết tâm hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam mong muốn có thể đóng góp nhiều hơn vào những nỗ lực chung nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu về môi trường và khí hậu. Cảm ơn Phó Thủ tướng dành thời gian tiếp, ông Boris Yuryevich Titov cho biết, để bảo đảm sự phát triển bền vững, Nga tập trung triển khai các chính sách về chống biến đối khí hậu và bảo vệ môi trường. Nga đã khởi xướng việc thành lập các hội đồng chuyên môn đặc biệt về phát triển bền vững và khí hậu trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và BRICS nhằm tìm kiếm các giải pháp hiệu quả đạt được mục tiêu phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế và thực hiện các chính sách về biến đổi khí hậu; sẵn sàng chia sẻ nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan. Đặc phái viên của Tổng thống Nga mong muốn Việt Nam cử chuyên gia, nhà khoa học tham gia các nhóm nghiên cứu giải pháp công nghệ xử lý carbon, chuyển đổi xanh, thiết lập khung tiêu chuẩn toàn cầu liên quan đến đo đếm, xác định hạn ngạch phát thải khí carbon; chia sẻ kinh nghiệm thành lập thị trường carbon...Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam hết sức quan tâm đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là nhóm chỉ số về môi trường như rác thải, chất lượng nguồn nước, không khí, rái thải nhựa đại dương… Quá trình ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính đòi hỏi phải có cơ chế công bằng, minh bạch giữa các nước phát triển và đang phát triển.
Việt Nam có nhiều kinh nghiệm để triển khai các thoả thuận quốc tế về chống biến đổi hậu như phát thải ròng khí nhà kính bằng (Net Zero) vào văn 2050, Sáng kiến về Cộng đồng phát thải bằng "0" châu Á (AZEC), Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP)… và đang xúc tiến thành lập thị trường carbon trong nước. Cùng với các sáng kiến đã có, Phó Thủ tướng cho rằng Nga cần thúc đẩy thành lập quỹ nghiên cứu của BRISC, SCO tập trung phát triển một số công nghệ cụ thể để thực hiện Net Zero; hình thành các công cụ đo đếm, xác định hạn ngạch phát thải khí carbon của các quốc gia một cách thống nhất trên toàn cầu...- Từ khóa :
- phó thủ tướng
- việt nga
- khí thải carbon
- biến đổi khí hậu
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm Thủ tướng Liên bang Nga
20:02' - 14/01/2025
Chiều 14/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì lễ đón chính thức, hội đàm với Thủ tướng Chính phủ Mikhail Mishustin.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Rosatom, Liên bang Nga
19:33' - 13/01/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ của Liên bang Nga đối với Việt Nam trong việc đào tạo các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Thế giới
Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Nga: Khôi phục động lực cao trong quan hệ kinh tế giữa Nga và Việt Nam
07:30' - 13/01/2025
Trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Mishustin, phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Liên bang Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia xuất khẩu lô thép đầu tiên sang New Zealand
18:46'
New Zealand là một thị trường tiềm năng có giá trị cao cho các sản phẩm thép của Indonesia, nhờ các dự án xây dựng cầu và sân bay quy mô lớn của quốc gia Thái Bình Dương này.
-
Kinh tế Thế giới
Khảo sát: Phần lớn nhà bán lẻ Anh sẽ tăng giá, giảm nhân sự vì chính sách mới
18:32'
Gần 70% các nhà bán lẻ ở Anh dự kiến sẽ tăng giá trong năm 2025 để đối phó với chi phí an sinh xã hội cho người sử dụng lao động tăng lên.
-
Kinh tế Thế giới
Các vụ cháy rừng gây sức ép lên kinh tế Mỹ trong ngắn hạn
18:06'
Các nhà kinh tế nhận định các vụ cháy rừng nghiêm trọng ở khu vực Los Angeles, bang California có thể sẽ gây sức ép lên kinh tế Mỹ trong ngắn hạn...
-
Kinh tế Thế giới
Các thương vụ M&A có thể tăng tốc trong nửa cuối năm 2025
17:08'
Các ngân hàng trên Phố Wall đã bày tỏ sự lạc quan về đà phục hồi của hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ sẽ áp thuế với mọi hàng hóa của Canada
12:19'
Thủ tướng Canada cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên MSNBC rằng Canada sẽ đáp trả bằng các mức thuế quan đối với Mỹ nếu ông Trump thực hiện lời đe dọa áp thuế 25% đối với hàng hóa của Canada.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ sẽ thành lập Sở Thuế vụ Nước ngoài để thu thuế nhập khẩu
10:24'
Việc thành lập một cơ quan mới đòi hỏi phải được Quốc hội thông qua bằng một đạo luật và đảng Cộng hòa hiện nắm giữ đa số ở cả Hạ viện và Thượng viện.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh: Ngành công nghiệp ô tô phục hồi mạnh mẽ
08:11'
Anfavea - Hiệp hội các nhà sản xuất xe hơi Brazil thông báo nước này đã xuất xưởng 2,55 triệu xe trong năm 2024, tăng 9,7% so với năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu hướng tới tương lai bền vững
07:57'
Các hãng hàng không và các nhà khai thác sân bay cần tăng cường hợp tác để triển khai nhiên liệu hàng không bền vững trong giảm khí thải carbon.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2025
21:24' - 14/01/2025
Kết quả khảo sát mới nhất của Reuters cho thấy, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể giảm xuống mức 4,5% vào năm 2025 và tiếp tục lùi về 4,2% vào năm 2026.