Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiên định mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên
Nghị quyết nêu: Tình hình thế giới dự báo tiếp tục có những biến động lớn, nhanh chóng, phức tạp và khó dự báo; xung đột quân sự tại một số khu vực vẫn tiếp diễn; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gay gắt hơn, chiến tranh thương mại xảy ra diện rộng, rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu...
Ở trong nước, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ và thuận lợi; tình hình thời tiết cực đoan tiềm ẩn rủi ro đến sản xuất nông nghiệp, sản xuất, cung ứng điện; những yếu tố mới, khó lường ở bên trong, bên ngoài nền kinh tế tạo sức ép lên ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát, tỷ giá, các cân đối lớn và công tác quản lý, điều hành thúc đẩy tăng trưởng.
Trước tình hình đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, nhất là Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP, Nghị quyết số 25/NQ-CP, các Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ, các Chỉ thị, Công điện và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục đề cao trách nhiệm, quyết liệt, kịp thời và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành.
Các thành viên Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền các cấp không chủ quan, thỏa mãn với kết quả bước đầu đạt được nhưng cũng không bi quan, dao động trước diễn biến phức tạp và khó khăn, tác động từ bên ngoài; tiếp tục tận dụng tối đa thời cơ, thuận lợi, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh, nỗ lực vượt qua thách thức, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong năm 2025, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng. Các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện hiệu quả các nội dung chủ yếu sau: 1- Ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; chủ động, linh hoạt, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả với những vấn đề phát sinh, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên. 2- Khẩn trương hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, đẩy mạnh sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính gắn với hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung trình Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII và Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. 3- Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, phát triển hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội. 4- Phát triển mạnh mẽ các ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng; thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững, chất lượng cao; bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia. 5- Mở rộng, đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu và chuỗi cung ứng; khai thác tối đa thị trường trong nước, thúc đẩy du lịch; tăng cường phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xuất xứ hàng hóa. 6- Tập trung phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, các ngành, lĩnh vực mới nổi, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia toàn diện; cải cách hành chính mạnh mẽ, thực chất hơn, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. 7- Thực hiện hiệu quả, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và chất lượng nguồn nhân lực. Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đẩy nhanh triển khai phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, phấn đấu cơ bản hoàn thành trước ngày 31/10/2025, trong đó sử dụng hiệu quả nguồn cắt giảm, tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát theo Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 10/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ… 8- Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; triển khai thực chất, hiệu quả các hoạt động đối ngoại; chuẩn bị tốt hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước… 9- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nhất là truyền thông chính sách, truyền cảm hứng, tạo động lực, niềm tin, đồng thuận xã hội và khí thế mới cho phát triển…Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hút vốn FDI - một trong những điểm sáng của Kinh tế Việt Nam quý đầu năm
18:02' - 09/04/2025
Một trong những điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế Việt Nam quý I/2025 là việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sự tăng tốc trong việc giải ngân dòng vốn này.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
08:27' - 06/04/2025
BNEWS xin giới thiệu các sự kiện kinh tế nổi bật tuần qua như: hoàn hơn 580 tỷ đồng thuế VAT cho Samsung, vụ kẹo rau củ Kera, người nộp thuế đã có thể hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động...
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế tư nhân - trụ cột mới của nền kinh tế Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển
09:55' - 03/04/2025
Trong gần 40 năm Đổi mới, khu vực tư nhân đã chứng minh vai trò không thể thay thế trong việc tạo việc làm, thu hút đầu tư, đóng góp ngân sách và thúc đẩy sáng tạo.
Tin cùng chuyên mục
-
Chính sách mới
Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân
06:54'
Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 26/5/2025 phê duyệt Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân đến năm 2035".
-
Chính sách mới
Sớm ban hành Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn làm cơ sở chuẩn bị Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
21:26' - 27/05/2025
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là tuyến đường sắt đầu tiên được triển khai theo Quy hoạch hệ thống mạng lưới đường sắt Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
-
Chính sách mới
Chính phủ thống nhất dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật về quân sự, quốc phòng
18:59' - 26/05/2025
Ngày 26/5, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 151/NQ-CP thống nhất nội dung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật do Bộ Quốc phòng trình.
-
Chính sách mới
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Nam Định
17:40' - 26/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Nam Định trên cơ sở tổ chức lại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định.
-
Chính sách mới
Kiện toàn Hội đồng tiền lương quốc gia
19:35' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 992/QĐ-TTg (ngày 22/5/2025) kiện toàn Hội đồng tiền lương quốc gia.
-
Chính sách mới
Thủ tướng yêu cầu thực hiện trực tuyến 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp
07:32' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện về việc tập trung hoàn thành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
-
Chính sách mới
Chính thức sổ sức khỏe điện tử sẽ thay thế các giấy tờ khám chữa bệnh từ tháng 7/2025
16:31' - 21/05/2025
Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2025/NĐ-CP quy định quản lý dữ liệu y tế. Nghị định này hiệu lực từ 01/7/2025.
-
Chính sách mới
Từ 1/7, thực hiện quy định mới về văn bản công chứng điện tử
16:31' - 21/05/2025
Chính phủ ban hành Nghị định 104/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng, trong đó quy định về văn bản công chứng điện tử.
-
Chính sách mới
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ
15:41' - 21/05/2025
Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ.