Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước thông tin về vướng mắc của doanh nghiệp ngành giao thông
Liên quan đến những khó khăn của các doanh nghiệp ngành giao thông sau khi được chuyển từ Bộ Giao thông Vận tải về Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã dành cho phóng viên TTXVN cuộc phỏng vấn để làm rõ vấn đề này cũng như đưa ra các giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới.
Phóng viên: Bà có thể cho biết tình hình khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp giao thông sau khi chuyển từ Bộ Giao thông Vận tải về Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp? Bà Nguyễn Thị Phú Hà: Các vướng mắc của các doanh nghiệp ngành giao thông được dư luận quan tâm chủ yếu tập trung tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam. Cụ thể, về vướng mắc tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), từ trước đến nay toàn bộ tài sản thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được giao cho VNR quản lý. Do đó việc quản lý, khai thác, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt sử dụng vốn ngân sách nhà nước đều do VNR thực hiện. Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, mặc dù VNR được chuyển giao về Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước từ ngày 29/9/2018 theo quy định tại Nghị định 131/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Giao thông Vận tải trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài chính vẫn giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 cho VNR để thực hiện nhiệm vụ bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt. Tuy nhiên, kế hoạch năm 2020 có ý kiến cho rằng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, Luật Đường sắt năm 2017, VNR không còn thuộc Bộ Giao thông Vận tải quản lý, không là đơn vị dự toán ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải, nên cần đặt hàng cho VNR để thực hiện nhiệm vụ bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, dẫn đến việc đến nay VNR chưa được Bộ Giao thông Vận tải giao vốn. Mặt khác, theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ về quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên, thì các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đều có thể đặt hàng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tổ chức, đơn vị, các cá nhân hành nghề độc lập…Thực hiện cơ chế này, trường hợp VNR nếu vẫn trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải như trước đây cũng vẫn phải làm đầy đủ các thủ tục đặt hàng.
Còn vướng mắc tại Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) liên quan đến việc dừng giao vốn ngân sách cho các dự án do VEC đang làm chủ đầu tư.Có thể nói việc dừng giao vốn ngân sách nhà nước cho các dự án của VEC từ kế hoạch năm 2019 là thực hiện theo Nghị quyết số 71/2018/QH14 ngày 12/11/2018 của Quốc hội về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 15/7/2019 của Chính phủ: Chưa giao kế hoạch vốn nước ngoài cho các dự án do VEC làm chủ đầu tư theo đúng chỉ đạo của Quốc hội tại Nghị quyết số 71/2018/QH14, không phải lý do VEC chuyển về Ủy ban Quản ý vốn Nhà nước hay lý do chưa làm rõ Bộ Giao thông Vận tải hay Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước là cơ quan có có thẩm quyền nhận và giao vốn ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, còn một số khó khăn tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tập trung vào việc tháo gỡ cho ACV trong việc sửa chữa Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất là vì ACV không được xác định là chủ đầu tư các dự án trên. Về việc này cần xác định như sau, ACV hiện là công ty cổ phần, nhà nước nắm giữ 95,4% vốn điều lệ. Hiện nay, toàn bộ tài sản khu bay (đường băng, đường lăn cất hạ cánh) đang được xác định là tài sản kết cấu hạ tầng quốc gia, không phải là tài sản của ACV. Theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nhà nước chịu trách nhiệm đầu tư kết cấu hạ tầng quốc gia. Từ năm 2017, Bộ Giao thông Vận tải đã xác định cần đầu tư, nâng cấp đường cất hạ cánh các sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, nhưng không cân đối được vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 để thực hiện; ACV tại thời điểm đó cho đến tháng 9/2018 vẫn trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải quản lý, nhưng Bộ Giao thông Vận tải cũng không đủ thẩm quyền để giao ACV sử dụng vốn của doanh nghiệp để đầu tư các dự án này. Việc yêu cầu, ACV bỏ vốn để đầu tư, nâng cấp dự án thuộc nhiệm vụ ngân sách nhà nước sẽ vi phạm hành vi bị cấm của Luật Đầu tư công năm 2014 và cả Luật Đầu tư công năm 2019. Cụ thể, tại khoản 6, Điều 16 Luật Đầu tư công 2019 đã nghiêm cấm hành vi: “Yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt, gây nợ đọng xây dựng cơ bản”. Phóng viên: Vậy những khó khăn nào khiến Tổng công ty Hàng hải Việt Nam chưa tổ chức được đại hội cổ đông lần đầu? Bà Nguyễn Thị Phú Hà: Phương án cổ phần hoá Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vianalines) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2018. Sau khi Vinalines chuyển về Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước, chúng tôi đã thực hiện rà soát, hoàn thiện các quy trình, thủ tục, thông qua phương án nhân sự tại công ty cổ phần xem xét giới thiệu nhân sự đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp… Để tổ chức được Đại hội đồng cổ đông, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước phải phê duyệt hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước phê duyệt quy mô, cơ cấu vốn của Vinalines trước khi tổ chức Đại hội. Việc phê duyệt quy mô và điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ phải chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính.Đến ngày 11/6/2019, Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư số 34/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2018/TT-BTC ngày 4/5/2018 hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần và có hiệu lực vào ngày 29/7/2019 (tức là mất đến 11 tháng sau khi Vinalines IPO).
Chính vì vậy, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước và Vinalines đã đặt mục tiêu tổ chức Đại hội vào tháng 8/2019.
Tuy nhiên, từ tháng 6/2019 đến nay Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước liên tục nhận được nhiều văn bản Vinalines hoặc Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ kiến nghị xử lý nhiều nội dung tồn tại, phát sinh từ trước khi Vinalines chuyển về Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước.Các tồn tại này đều liên quan đến việc xác định giá trị doanh nghiệp, thậm chí làm giảm giá trị vốn nhà nước… khi đi vào quyết toán giá trị doanh nghiệp.
Các vấn đề phát sinh này đều phải báo cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến, như điều chỉnh giảm quy mô vốn điều lệ của doanh nghiệp (giảm khoảng 2.000 tỷ đồng so với phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), đưa vào bản cáo bạch đầy đủ các vấn đề còn vướng mắc khi quyết toán giá trị doanh nghiệp trong Đại hội đồng cổ đông.
Trong thời gian vừa qua, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước đã tích cực giải quyết hoặc phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết từng vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, đến nay tiếp tục phát sinh các vấn đề mới, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước đang tiếp tục tập hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ bảo đảm đủ điều kiện Vinalines tổ chức được Đại hội đồng cổ đông theo đúng quy định pháp luật, không xảy ra các khiếu kiện, khiếu nại của các cổ đông sau này. Phóng viên: Vậy để tháo gỡ cho từng doanh nghiệp nêu trên cần có những giải pháp và cơ chế như thế nào, thưa bà? Bà Nguyễn Thị Phú Hà: Trước hết, để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), Thường trực Chính phủ đã có 2 cuộc họp nhất trí báo cáo Chính phủ tại Phiên họp thường kỳ tháng 3 thông qua Nghị quyết của Chính phủ tiếp tục giao vốn ngân sách nhà nước năm 2020 cho VNR thực hiện bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt như năm 2019 trở về trước. Còn đối với Tổng công ty Đầu tư đường cao tốc Việt Nam (VEC), đến thời điểm hiện nay toàn bộ số vốn đầu tư các dự án do VEC quản lý giải ngân từ năm 2013 đến nay, đều chưa được Quốc hội thông qua quyết toán.Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội, từ kế hoạch năm 2019 Quốc hội, Chính phủ yêu cầu dừng chưa giao vốn ngân sách nhà nước cho VEC để thực hiện các dự án này cho đến khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận việc chuyển vốn vay lại thành vốn ngân sách nhà nước cấp phát.
Đầu năm 2019, Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông Vận tải thay mặt Ban cán sự Đảng Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị về việc tái cơ cấu vốn đầu tư các dự án của VEC, nhưng chưa được Bộ Chính trị chấp thuận. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đang giao Ban cán sự Đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện báo cáo Bộ Chính trị về nội dung này. Đối với các dự án sửa chữa cấp bách khu bay tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất mà Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đang kiến nghị, vừa qua Thường trực Chính phủ đã họp quyết định Chính phủ sẽ báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho phép sử dụng một phần nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2019 bố trí cho Bộ Giao thông Vận tải để đầu tư, nâng cấp đường cất hạ cánh sân bay quốc tế Tân Sơn nhất và Nội bài ngay trong năm 2020 để có thể khởi công và hoàn thành sớm các dự án này./. Phóng viên: Xin cảm ơn bà!>>>Tháo gỡ khó khăn trong hoạt động đầu tư cho các tập đoàn, tổng công ty
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Còn nhiều tồn đọng ở các dự án chuyển giao về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước
22:00' - 03/03/2020
Bà Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, trong 19 tập đoàn, tổng công ty chuyển về Ủy ban vẫn còn nhiều nhiệm vụ tồn đọng, bất cập cần tháo gỡ.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN sẽ nhận xử lý 12 dự án yếu kém ngành công thương
19:02' - 27/02/2020
Đó là nội dung tại Nghị quyết 18/NQ-CP vừa được Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 2/10/2017
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
WTO: Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế đối ứng 46% cho hàng hóa Việt Nam là không công bằng
19:00'
Theo WTO, việc Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế đối ứng 46% cho hàng hóa Việt Nam là không công bằng, không phản ánh thiện chí nỗ lực của Việt Nam trong xử lý tình trạng thâm hụt thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế và kết quả thu hút vốn FDI
18:54'
Tại họp báo Chính phủ chiều 6/4, đại diện Bộ Tài chính đã thông tin về tình hình tăng trưởng kinh tế quý I/2025, kỳ vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 và dự kiến kết quả thu hút FDI năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều điểm sáng ấn tượng của kinh tế Tp Hồ Chí Minh quý đầu năm
18:22'
Khi so với các “đầu tàu kinh tế” khác cho thấy, mức tăng trưởng 7,51% của Tp Hồ Chí Minh ấn tượng hơn với nhiều điểm sáng và là một bước khởi đầu tốt đẹp cho Thành phố trong năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế quý I: Giải ngân vốn đầu tư công lan tỏa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
18:07'
Tình hình đầu tư tại Việt Nam trong quý I cho thấy, những dấu hiệu tích cực rõ nét, đặc biệt là sự tăng tốc trong giải ngân vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Linh hoạt các giải pháp thích ứng với chính sách thuế quan
17:51'
Tổ công tác có nhiệm vụ đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp thích ứng linh hoạt với tình hình thế giới, khu vực, các điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Có những giải pháp tích cực với phía Hoa Kỳ về thuế đối ứng
17:19'
Tại họp báo Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết, hiện nay Chính phủ đang có những giải pháp tích cực để tiếp xúc với phía Hoa Kỳ và có giải pháp hài hòa.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
16:41'
Việt Nam sẵn sàng đàm phán nhằm đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa Hoa Kỳ, tăng cường mua sắm các mặt hàng Hoa Kỳ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Giữ vững bản lĩnh, chủ động ứng phó với các chính sách thuế quan
16:25'
Tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện, trong đó tập trung việc ứng phó với chính sách của các nước, nhất là chính sách về thuế quan của Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuỗi cung ứng có bị đứt gãy vì thuế đối ứng 46%?
14:08'
Nhiều hiệp hội, ngành hàng của Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng 46%.