Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Khiếu nại, tố cáo giảm nhưng diễn biến phức tạp
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, báo cáo cần phân tích, đánh giá sâu sắc hơn nữa về tình hình khiếu nại, tố cáo. Ảnh: Nguyễn Dân - TTXVN
Báo cáo cho thấy tình hình khiếu nại, tố cáo từ cuối năm 2016 đến nay nhìn chung có giảm, tuy nhiên vẫn còn diễn biến phức tạp và gay gắt. Trong đó, các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người chủ yếu thuộc lĩnh vực đất đai.
Theo báo cáo của Chính phủ, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân đã giảm so với những năm trước trên hầu hết các tiêu chí: số lượt công dân đến các cơ quan hành chính nhà nước để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; tổng số đơn và tổng số vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước.Hệ thống pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tiếp tục được quan tâm và ngày càng hoàn thiện; ý thức, trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong chỉ đạo, điều hành, xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhất là các vụ việc phức tạp, đông người đã được nâng lên.
Công tác tiếp công dân đã từng bước gắn với giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhiều vụ việc được giải quyết dứt điểm ngay tại cơ sở.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy, mặc dù khiếu nại, tố cáo có xu hướng giảm nhưng lại gia tăng số vụ việc, số đoàn khiếu nại đông người, tăng 13,5%.Tỷ lệ giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền tuy đạt cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn thấp hơn so với mục tiêu đề ra.
Ở địa phương, nhất là cấp cơ sở vẫn còn nhiều vụ việc giải quyết chậm, chỉ chú trọng giải quyết hết thẩm quyền mà chưa quan tâm đến giải quyết dứt điểm vụ việc dẫn đến nhiều vụ việc công dân khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương.
Trách nhiệm thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp tại một số nơi chưa cao, chưa làm tròn trách nhiệm trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Một số địa phương có biểu hiện né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; thực hiện chỉ đạo của cấp trên trong một số trường hợp còn chưa kịp thời.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, báo cáo của Chính phủ chưa tập trung phân tích, đánh giá sâu sắc về kết quả và chất lượng của công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là việc phân tích, đánh giá nguyên nhân tăng, giảm các số liệu trên cơ sở có so sánh với các năm trước nên tính thuyết phục chưa cao; chưa có đầy đủ số liệu kết quả xử lý trách nhiệm người đứng đầu nơi có vi phạm các quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.Một số nguyên nhân và giải pháp còn chung chung chưa thể hiện rõ nội dung mới của năm 2017, kiến nghị còn ít và chưa cụ thể.
Những bất cập trong thực tiễn giải quyết tố cáo chưa gắn với việc nghiên cứu sửa đổi Luật Tố cáo.
Một số ý kiến cho rằng giữa tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, giải pháp và kiến nghị chưa đồng bộ, một số nhận định, đánh giá còn chưa thực sự thống nhất.
Nhìn nhận tình hình khiếu nại, tố cáo trong năm 2017 vẫn diễn biến phức tạp và gay gắt, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, báo cáo cần phân tích, đánh giá sâu sắc hơn nữa về tình hình khiếu nại, tố cáo.“Trong năm, số lượng đoàn khiếu nại, tố cáo đông người tăng mạnh cho thấy nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo có tính chất, mức độ phức tạp và gay gắt hơn.
Do đó cần làm rõ, phân tích kỹ và đầy đủ hơn tình hình khiếu nại, tố cáo từ đó mới đưa ra được giải pháp thiết thực, có hiệu quả”- Chủ nhiệm nói.
Đặt vấn đề “Báo cáo chưa chỉ rõ đâu là nguyên nhân khách quan ?, chủ quan ?, đâu là nguyên nhân đã được nêu trong báo cáo từ nhiều năm trước nhưng vẫn chưa được khắc phục ? và đâu là nguyên nhân mới phát sinh trong năm qua ?", theo ông Nguyễn Khắc Định, nhiều ý kiến đề nghị Báo cáo của Chính phủ cần có sự phân tích kỹ hơn về nguyên nhân số vụ việc khiếu nại, tố cáo giảm mạnh, nhưng số đoàn đông người tăng mạnh; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương đạt tỷ lệ cao hơn năm trước nhưng ở các bộ, ngành lại thấp hơn nhiều so với năm trước. Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong thời gian tới Chính phủ xác định nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân định kỳ và đột xuất, gắn việc tiếp công dân với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;giải quyết kịp thời, dứt điểm, đúng quy định vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh ngay từ cấp cơ sở; quan tâm củng cố, kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng cho cán bộ làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo hướng chuyên nghiệp.
Tập trung giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng gắn với công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; tiếp tục phối hợp xử lý kịp thời, hiệu quả các vụ việc đông người, phức tạp.
UBND các cấp chủ động rà soát, nắm tình hình, kịp thời phát hiện và có giải pháp xử lý các trường hợp khiếu kiện đông người ngay tại cơ sở, hạn chế tối đa việc công dân tập hợp đông người, khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương; tăng cường kỷ cương, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo cũng như các trường hợp kích động, lôi kéo công dân khiếu kiện đông người hoặc lợi dụng khiếu kiện để gây rối.
Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và công an các địa phương nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo, không để bị động, bất ngờ, kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền biện pháp xử lý những tình huống phức tạp, đảm bảo an ninh, trật tự./.
Xem thêm:>>>Hàn Quốc không khiếu nại về biện pháp trả đũa kinh tế của Trung Quốc
>>>Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Hà Nội hủy quyết định thu hồi đất tại phường Mễ Trì
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 14 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV: Cần thiết ban hành Luật An ninh mạng
18:16' - 14/09/2017
Chiều 14/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV tiếp tục phiên họp thứ 14, cho ý kiến về Dự án Luật An ninh mạng. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự phiên họp.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV: Môi trường cạnh tranh bình đẳng
12:10' - 14/09/2017
Sáng 14/9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Thống nhất đầu mối về quản lý nợ công
20:43' - 12/09/2017
Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về nợ công. Giao Bộ Tài chính làm đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt
15:19' - 11/09/2017
Sáng 11/9, Phiên họp thứ 14 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào dự án Luật Đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 14 Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn về 10 dự án luật
10:33' - 11/09/2017
Sáng 11/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 14 với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 13, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV bàn về Luật Hành chính công
13:00' - 18/08/2017
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 13, sáng 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hành chính công. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên họp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Diện mạo mới hạ tầng giao thông ĐBSCL
12:22'
Từ nơi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng giao thông ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120 km đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
12:19'
Sáng 7/4, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính vào viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Những công trình kết nối những bờ vui
11:02'
Cng ngược dòng thời gian tìm về với quá khứ đã qua, so với hiện tại, định hướng tương lai,… để thấy những câu chuyện về quá trình phát triển của hạ tầng giao thông trên vùng sông nước Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo: Đơn vị nào định hướng?
10:45'
Bộ NN và MT giao Viện Chiến lược Chính sách NN và Môi trường rà soát thị trường tiềm năng, thị trường mới; trong đó, phân tích loại gạo nào phù hợp với thị trường mới, đối thủ cạnh tranh là ai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku
10:45'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
-
Kinh tế Việt Nam
Tương lai cho minh bạch hóa thị trường
09:05'
Trước nhu cầu minh bạch thông tin sản phẩm ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc đã trở thành một xu thế không thể thiếu nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
08:40'
Chủ tịch nước Lương Cường cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo địa phương vào Thượng cung thành kính dâng hương, hoa, lễ vật tưởng nhớ, tri ân công đức của các Vua Hùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt các công trình lớn
08:10'
Văn phòng Chính phủ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các tỉnh, thành phố để rà soát danh sách các công trình, dự án báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch và Tổng Thư ký IPU
08:03'
Chiều 6/4, trong khuôn khổ tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson.