Phiên họp thứ 13, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV bàn về Luật Hành chính công
Xây dựng nền hành chính phục vụ, hiện đại
Trình bày Tờ trình về việc xây dựng dự án Luật Hành chính công, đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh - Trưởng Ban soạn thảo cho biết: Dự án Luật Hành chính công đã được đại biểu đề xuất từ năm 2013, đến tháng 5/2015 lần đầu tiên được đưa vào Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII; chính thức được Quốc hội khóa XIV đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 (tháng 6/2016); được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập Ban soạn thảo với 27 thành viên (tháng 12/2016).
Ngay sau khi được thành lập, Ban soạn thảo đã nghiêm túc triển khai các hoạt động nhằm xây dựng hồ sơ trình dự án Luật.
Trưởng Ban soạn thảo Trần Thị Quốc Khánh nhấn mạnh, dự án Luật Hành chính công được xây dựng nhằm quán triệt và thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng; cụ thể hóa các nguyên tắc của Hiến pháp năm 2013 về quản lý hành chính Nhà nước và cung cấp dịch vụ công; xác định rõ mối quan hệ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hành chính công; xây dựng nền hành chính phục vụ, hiện đại, công khai, minh bạch; tạo cơ sở để nhân dân kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động hành chính công. Trên cơ sở đó, góp phần tạo chuyển biến tích cực mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân.
Dự thảo Luật có 7 chương, 54 điều quy định về hành chính công gồm nguyên tắc chung của hành chính công, thủ tục hành chính, quản lý dịch vụ công và cung ứng dịch vụ hành chính công, chính phủ điện tử trong hành chính công, kiểm soát hành chính công, mối quan hệ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện hành chính công. Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu nhấn mạnh, dự án Luật Hành chính công là dự án Luật đầu tiên do một cá nhân đại biểu Quốc hội trình trong lịch sử Quốc hội Việt Nam. Đây là dự án Luật rất khó, phạm vi tác động rộng, liên quan đến toàn bộ nền hành chính Nhà nước.Trong thời gian ngắn, Ban soạn thảo dự án Luật đã hoàn thành được khối lượng công việc rất lớn, tiến hành rất nhiều hoạt động phục vụ việc soạn thảo. Đây là những kết quả rất đáng ghi nhận và trân trọng. Các ý kiến đều đánh giá rất cao tâm huyết và nỗ lực của đại biểu Quốc hội - Trưởng Ban soạn thảo dự án Luật.
Tuy nhiên, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, do khối lượng công việc lớn, thời gian dành cho việc nghiên cứu, soạn thảo ngắn, đội ngũ giúp việc mỏng, trong soạn thảo xây dựng còn gặp nhiều khó khăn nên việc xây dựng hồ sơ dự án Luật không tránh khỏi những hạn chế nhất định.Cụ thể, nội dung Tờ trình dự án Luật còn đơn giản; báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật liên quan đến nội dung chính của dự án Luật chưa xác định rõ được những bất cập, hạn chế cụ thể trong các quy định của pháp luật hiện hành nên chưa có sự gắn kết logic với nội dung trong dự thảo Luật.
Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án Luật chỉ mới mang tính định tính, chưa định lượng được cụ thể về nguồn lực bảo đảm theo yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Nhiều nội dung trong dự thảo Luật quy định còn chung chung, thiếu tính quy phạm nên không áp dụng trực tiếp được, thiếu tính khả thi; một số quy định không chính xác, thậm chí mâu thuẫn ngay trong dự thảo Luật...
Làm rõ khái niệm hành chính công
Theo Báo cáo ý kiến của Thường trực Ủy ban Pháp luật, do hồ sơ dự án Luật chưa có ý kiến của Chính phủ nên Ủy ban Pháp luật chưa thể thẩm tra được. Tuy nhiên, để góp phần nâng cao chất lượng dự án Luật, ngày 14/8/2017, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã tổ chức phiên họp góp ý kiến vào dự án Luật này.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định nêu rõ, những lý do về sự cần thiết ban hành Luật được nêu trong Tờ trình chưa có tính thuyết phục.Tờ trình chưa xác định được những tồn tại, bất cập cụ thể trong các quy định của pháp luật hiện hành; chưa lý giải, làm rõ được với những nội dung điều chỉnh trong dự thảo Luật thì sẽ giải quyết được những thiếu sót, bất cập, cụ thể nào của nền hành chính hiện nay.
Do đó, chưa làm nổi bật được sự khác biệt giữa việc có Luật Hành chính công với việc không có Luật này; chưa lý giải thuyết phục được Luật này thể chế các quan điểm, chính sách nào của Đảng, quy định nào của Hiến pháp, nội luật hóa được các cam kết quốc tế nào như mục đích đặt ra trong Tờ trình.
Vì vậy, cân nhắc về sự cần thiết ban hành dự án Luật Hành chính công để tránh chồng chéo, trùng lặp về nội dung và phạm vi điều chỉnh với các văn bản luật hiện hành.
Nêu quan điểm về dự án Luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng: Dự án là Luật Hành chính công là các vấn đề liên quan trực tiếp đến nền hành chính của Nhà nước, tuy nhiên đến nay Chính phủ chưa có ý kiến chính thức. Việc Chính phủ chưa có ý kiến là chưa bảo đảm quy trình.Quan trọng hơn Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất, cơ quan có trách nhiệm và cũng là đối tượng điều chỉnh cao nhất chưa có ý kiến thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khó khăn trong thảo luận để đánh giá các quy định của dự thảo luật”, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị Ban soạn thảo làm rõ các quy định trong dự thảo luật với các khái niệm mang tính học thuật. Hành chính công lâu nay được hiểu là khái niệm nêu trong các giáo trình về khoa học hành chính.Đây là nội dung rất rộng thậm chí một số nội dung còn đang tranh cãi giữa các nhà khoa học; do đó làm rõ nội hàm của hành chính công để đưa ra các quy định rất khó và rất phức tạp.
Bên cạnh đó, Ban soạn thảo cũng cần phân tích về tính thống nhất của dự thảo luật với hệ thống pháp luật hiện hành, làm rõ đây là dự án Luật khung làm cơ sở ban hành các luật khác hay đây là luật cụ thể.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến nêu quan điểm, nền hành chính tuy cần tiếp tục hoàn thiện nhưng những thành tựu đã thu được cho thấy pháp luật hiện nay không thiếu đến mức phải xây dựng Luật Hành chính công.Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cho rằng, lập luận của Ban soạn thảo về sự cần thiết xây dựng dự án luật là chưa thuyết phục và đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội định hướng để Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, sự cần thiết để ban hành Luật cần bám sát vào nền hành chính quốc gia, những vấn đề nào của nền hành chính quốc gia đã được pháp luật quy định và nội dung nào chưa được quy định.Chủ tịch Quốc hội cho rằng, các lý do về sự cần thiết ban hành luật còn rời rạc, chưa gắn kết với nhau và đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu, làm rõ khái niệm hành chính công bởi đây là khái niệm then chốt trong dự thảo Luật, là cơ sở xác định phạm vi, đối tượng điều chỉnh.
Các nội dung khác về quản lý dịch vụ công, cung ứng dịch vụ hành chính công; Chính phủ điện tử; kiểm soát hành chính công... được quy định trong dự thảo Luật cũng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân tích, cho ý kiến cụ thể tại phiên họp./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Thí điểm thành lập Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh
20:46' - 18/04/2017
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thí điểm thành lập Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Phước lập trung tâm hành chính công
12:48' - 03/02/2017
Tỉnh Bình Phước đã quyết định thành lập Trung tâm hành chính công tỉnh Bình Phước trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Đình chỉ công tác cán bộ Trung tâm hành chính công ngủ trong giờ làm việc
14:21' - 28/12/2016
Đây là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc đối với Phó trưởng Phòng Tư pháp Tp. Hạ Long do vi phạm các quy định về kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.
-
Kinh tế Việt Nam
Trung tâm Hành chính công tỉnh Bắc Giang đi vào hoạt động
14:03' - 01/09/2016
Ngày 1/9, tại thành phố Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức lễ khai trương Trung tâm Hành chính công của tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Xu hướng suy giảm hiệu quả quản trị, hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam
14:55' - 12/04/2016
Chỉ số nội dung “Cung ứng dịch vụ công” cho thấy có sự cải thiện dù không đáng kể trong hiệu quả cung ứng dịch vụ công tới người dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
15:21'
Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
15:20'
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất lúa liên tiếp bội thu nhờ thích ứng với biến đổi khí hậu
15:00'
Đáng chú ý là 100% diện tích lúa hàng hóa trên địa bàn đã được thương lái thu mua với giá cao hơn từ 1.300 đồng đến 2.200 đồng/kg so với năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cấp Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Malaysia phản ánh cam kết sâu sắc hơn đối với sự phát triển chung của hai nước
13:42'
Hai nước là những người bạn lâu năm và đều là những thành viên không thể tách rời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024: Minh bạch và hiệu quả
13:39'
Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024 được tổ chức vào tối ngày 28/11/2024 tại Quảng trường phố đi bộ Trịnh Công Sơn, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
11:01'
Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria
10:31'
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Việc tinh gọn bộ máy cần tiến hành toàn diện và đồng bộ
08:30'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp tốt được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi
08:20'
Để khuyến khích nông dân mở rộng thêm diện tích sản xuất được cấp mã số vùng trồng trong năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục tăng cường hỗ trợ nông dân, hợp tác xã