Vải thiều Lục Ngạn được cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở 6 nước
Vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được cấp Bằng chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.
Trước đó, vải thiều tỉnh Bắc Giang cũng được bảo hộ thành công nhãn hiệu tại nhiều quốc gia khác như: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Singapore, Australia và được tiêu thụ ở nhiều nước trên thế giới.
Việc Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản cấp Bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với Vải thiều Lục Ngạn đã khẳng định chất lượng Vải thiều Lục Ngạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là thị trường "khó tính" như Nhật Bản. Với việc được cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vải thiều Lục Ngạn xuất khẩu sang Nhật Bản và mở rộng tiêu thụ vào các thị trường khác.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương đánh giá: “Việc Nhật Bản cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Bắc Giang là một tin vui cho bà con nông dân địa phương. Điều đó khẳng định chất lượng vải thiều huyện Lục Ngạn đã đạt tiêu chuẩn quốc tế, chắc chắn sẽ giúp mở rộng thị trường tiêu thụ cho quả vải thiều Bắc Giang không những tại Nhật Bản mà còn ở nhiều quốc gia có tiêu chuẩn nhập khẩu khắt khe khác trên thế giới”.
Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt tỉnh Bắc Giang Đặng Văn Tặng cho biết, năm nay, đối với thị trường Nhật Bản, tỉnh Bắc Giang tiếp tục sản xuất 19 mã số vùng trồng đã được cấp năm 2020.
Đồng thời, rà soát để đề nghị cấp thêm 11 mã số vùng trồng, nâng tổng diện tích vùng vải thiều để phục vụ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản khoảng 219 ha, ước sản lượng khoảng 1.500 tấn.
Ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho hay, hiện vải thiều trồng trên địa bàn huyện đã nở hoa được 95% diện tích. Đến thời điểm này, thời tiết thuận lợi cho vải thiều ra hoa, đậu quả. Toàn huyện Lục Ngạn hiện có hơn 15.000 ha vải thiều, tập trung tại các xã Hồng Giang, Tân Sơn, Quý Sơn, Giáp Sơn…
Trong đó, nhiều diện tích sản xuất theo quy trình GlobalGAP, VietGAP, hữu cơ giúp sản phẩm vừa có mã đẹp vừa đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, vụ vải thiều năm 2020, tỉnh Bắc Giang đã xuất khẩu chính ngạch sang Nhật Bản đạt tổng sản lượng khoảng 200 tấn vải.
Vụ sản xuất năm 2021, diện tích vải thiều của tỉnh Bắc Giang dự kiến đạt khoảng 28.000 ha; trong đó, diện tích vải sớm gần 7.000 ha, vải chính vụ hơn 21.000 ha; sản lượng dự kiến đạt khoảng 160.000 tấn. Diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh dự kiến đạt trên 15.000 ha; vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP diện tích 338 ha./
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Bắc Giang thu gần 7.000 tỷ đồng từ vải thiều và các hoạt động phụ trợ
16:54' - 21/07/2020
Đến thời điểm này, vụ vải thiều năm 2020 của Bắc Giang đã khép lại, được mùa, được giá và tiêu thụ thuận lợi đã đem lại niềm vui cho những người trồng vải Bắc Giang.
-
Hàng hoá
Vải thiều Việt Nam đã có mặt tại thị trường Singapore
22:24' - 30/06/2020
Vải thiều Việt Nam đã có mặt trên các kệ hàng của chuỗi siêu thị FairPrice (Singapore) và đây là năm đầu tiên người dân sinh sống ở đảo quốc sư tử được thưởng thức loại quả này.
-
Hàng hoá
Giám đốc điều hành AEON đánh giá cao chất lượng vải thiều Việt Nam
18:28' - 22/06/2020
Đánh giá về quả vải thiều tươi nhập khẩu từ Việt Nam, Giám đốc điều hành AEON nói vải thiều của Việt Nam rất ngọt và ngon, hạt nhỏ, thể hiện chất lượng rất tốt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án hạ tầng Khu Công nghiệp Phú Thuận (Bến Tre)
22:03' - 27/05/2022
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 649/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu Công nghiệp Phú Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ thị về tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2022
21:40' - 27/05/2022
Ngày 27/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Chỉ thị số 06/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông và tuyển sinh Đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động khai thác cát
21:32' - 27/05/2022
Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động khai thác cát
-
Kinh tế Việt Nam
Cần nắm rõ tình hình tại địa phương để giải ngân đầu tư công hiệu quả
20:04' - 27/05/2022
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là trong bối cảnh Chính phủ đang thực hiện Chương trình Phục hồi và Phát triển KT - XH.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp tại Hải Phòng, Hà Nam Hưng Yên
19:55' - 27/05/2022
Ngày 27/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký các Quyết định số 647, 648, 650/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các Khu Công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 6, dự kiến giải ngân gần 4.000 tỷ đồng cho các dự án giao thông
19:27' - 27/05/2022
Theo thông tin từ Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải), dự kiến trong tháng 6/2022, nguồn vốn ngân sách giải ngân cho các dự án giao thông khoảng 3.950 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt chủ trương đầu tư hạ tầng Khu Công nghiệp Hòa Phú mở rộng (Bắc Giang)
18:34' - 27/05/2022
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 có quy mô 85 ha tại xã Mai Đình và xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ bố trí hơn 1.060 tỷ đồng thực hiện dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng
18:18' - 27/05/2022
Theo nội dung Tờ trình số 156/TT-CP ngày 30/4/2022 của Chính phủ, chi phí giải phóng mặt bằng của dự án thành phần 2 của tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng là 2.123 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần khuyến khích các sản phẩm bảo hiểm vì mục tiêu an sinh xã hội
17:35' - 27/05/2022
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Cần khuyến khích các sản phẩm bảo hiểm vì mục tiêu an sinh xã hội