Vai trò Chủ tịch ASEAN 2020: Trách nhiệm và cơ hội của Việt Nam
Bên lề hoạt động Lễ ra mắt và Phiên họp thứ Nhất của Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 diễn ra ngày 24/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 Nguyễn Quốc Dũng đã trả lời phỏng vấn báo chí về một số nội dung trọng tâm khi Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020.
*Phóng viên: Thưa Thứ trưởng, Việt Nam đã chuẩn bị gì để đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020?
*Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN từ ngày 1/1/2020. Tuy nhiên, các công việc chuẩn bị đã được thực hiện từ nhiều tháng nay. Trước hết là việc thành lập Ban Tổ chức thu xếp công tác chuẩn bị cho năm 2020. Cùng với đó, Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 đã được thành lập.Trong Ủy ban Quốc gia này có các tiểu ban, các trụ cột, quy chế phối hợp. Về nội dung, chúng ta đã tiến hành xúc tiến, trao đổi với các bộ, ngành, chuyên gia về ASEAN trong và ngoài nước để xác định những vấn đề Việt Nam nên tập trung, chủ đề cho năm 2020. Đến nay, những công việc này đã được triển khai và cho kết quả bước đầu.
*Phóng viên: Với tư cách Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020, Thứ trưởng có thể giới thiệu đôi nét về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban? Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 trong thời gian tới? *Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 được thành lập theo Quyết định số 1743/QĐ-TTg ngày 14/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ, có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, điều phối, hướng dẫn các bộ, cơ quan, địa phương về các lĩnh vực công tác có liên quan đến việc chuẩn bị và thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam năm 2020.Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 gồm Chủ tịch là Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; ba Phó Chủ tịch là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; 25 thành viên khác là lãnh đạo các bộ, cơ quan tham gia hợp tác ASEAN.
Sơ bộ từ nay đến hết năm 2020, Ủy ban Quốc gia sẽ có khoảng 9 cuộc họp, mỗi quý có một cuộc họp, ngoài ra có thể còn có các cuộc họp bất thường khi có nhu cầu. *Phóng viên: Việt Nam xác định các định hướng trọng tâm, ưu tiên gì trong năm Chủ tịch ASEAN 2020, thưa Thứ trưởng? *Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Còn quá sớm để nói tới các ưu tiên, chủ đề của năm 2020, nhưng Việt Nam đã chuẩn bị từ rất sớm và đang trong quá trình trao đổi, tham khảo ý kiến nội bộ Việt Nam cũng như tham khảo các nước.Tôi cho rằng, chủ đề, ưu tiên của Việt Nam phải đáp ứng nhiều tiêu chí, trong đó có sự kế thừa chủ đề và ưu tiên các năm trước đây, nhất là của Philippines, Singapore và Thái Lan; đồng thời vừa phải hài hòa với quan tâm chung của các nước thành viên cũng như các đối tác ASEAN, vừa đáp ứng và phù hợp với lợi ích của Việt Nam.
Chủ đề nên ngắn gọn, có tính tổng quát cao, đáp ứng tính xây dựng Cộng đồng; tính đến quan hệ, vị thế của ASEAN, sự thích ứng của ASEAN trong một khu vực, quốc tế đang thay đổi.
*Phóng viên: Thứ trưởng đánh giá thế nào về trách nhiệm và cơ hội của Việt Nam khi đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN 2020? *Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Đúng là Việt Nam vừa có trách nhiệm vừa có cơ hội. Trách nhiệm ở đây trước hết là đến lượt Việt Nam làm Chủ tịch theo luân phiên. Trách nhiệm thứ hai là phải làm sao duy trì được đà tiến triển của ASEAN. Những gì ASEAN đã đạt được thì Việt Nam cần phát huy, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng vững mạnh hơn. Đồng thời Việt Nam phải dẫn dắt để ASEAN không những vững mạnh về mặt nội bộ, mà còn phải tăng thêm uy tín, vai trò ở khu vực cũng như đóng góp vào tiến trình, sự quan tâm của toàn cầu. Đây cũng là cơ hội của Việt Nam trong việc thể hiện vai trò chủ nhà, là phép thử cho sự trưởng thành; là cơ hội rất tốt để phát huy khả năng của Việt Nam trong việc dẫn dắt Cộng đồng ASEAN, quảng bá đất nước để khu vực và thế giới hiểu hơn về Việt Nam. *Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng./.Xem thêm:
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức trong quá trình phát triển năng lượng bền vững của ASEAN
06:30' - 07/12/2018
Vấn đề tài chính là khó khăn lớn nhất của các quốc gia trong quá trình thực hiện chuyển đổi và phát triển, do vậy điều này đòi hỏi các quốc gia phải nỗ lực và tận dụng thế mạnh của mình.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên toàn thể Horasis 2018: ASEAN và các Nhóm khu vực châu Á mới nổi
17:54' - 26/11/2018
Tham dự phiên họp có lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh Bình Dương; lãnh đạo cấp cao và giám đốc điều hành doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu
10:59' - 16/11/2018
Khu vực Đông Nam Á với thị trường rộng lớn hơn 630 triệu dân và tổng GDP trên 3.000 tỷ USD (số liệu thống kê năm 2017) được đánh giá sẽ tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Yên Bái trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khu công nghiệp hơn 2.000 tỷ đồng
21:41' - 29/11/2024
Tỉnh Yên Bái đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn 1) cho Tổng Công ty Viglacera – CTCP.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện mua sắm Hà Nội đêm không ngủ thu hút 200 doanh nghiệp tham gia
21:38' - 29/11/2024
Sự kiện thu hút hơn 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia và gần 10 địa điểm siêu thị, trung tâm thương mại lớn của các Tập đoàn bán lẻ, hệ thống phân phối, kinh doanh thương mại .
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024
21:23' - 29/11/2024
Trong không khí mua sắm trực tuyến sôi động vào dịp cuối năm, Bộ Công Thương cũng khuyến khích doanh nghiệp Việt, thương hiệu hàng Việt tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn cho Việt Nam
21:04' - 29/11/2024
Biên bản ghi nhớ giữa hai bên đề xuất hàng loạt sáng kiến nhằm củng cố hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng
21:00' - 29/11/2024
Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà 3 bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp lên 90%
19:37' - 29/11/2024
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ hướng tới mục tiêu tăng tần suất bảo đảm cấp nước lên 90% vào năm 2025 mà còn tiến xa hơn trong việc xây dựng một vùng nông nghiệp bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo thuận lợi cho việc phân cấp, phân quyền
19:06' - 29/11/2024
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao
18:51' - 29/11/2024
Theo chuyên gia, Việt Nam cần giải quyết những điểm nghẽn về hạ tầng, nguồn nhân lực và tăng cường chuyển đổi xanh để duy trì sức hút đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Top 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2024
17:46' - 29/11/2024
Khảo sát của Vietnam Report cho thấy cộng đồng doanh nghiệp logistics lạc quan về triển vọng năm 2025, tiếp tục đà phục hồi trong năm 2024.