Thách thức trong quá trình phát triển năng lượng bền vững của ASEAN
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mỗi quốc gia khác nhau chẳng hạn như mức tăng trưởng bình quân hàng năm của các quốc gia là 5%/năm, nhưng của Lào và Campuchia có thể đạt 7%/năm và thậm chí 8%/năm như đối với trường hợp của Myanmar.
Các quốc gia nên chủ động tìm kiếm hợp tác với các ngân hàng phát triển đa phương như Ngân hàng Thế giới (WB) hoặc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và nghiên cứu đưa ra các lựa chọn về vấn đề nợ mới hoặc vốn chủ sở hữu.Một công cụ tài chính được xem là lựa chọn tối ưu đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực này là trái phiếu xanh. Trái phiếu xanh tương tự như trái phiếu thông thường nhưng chúng được sử dụng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoặc dự án có lợi cho khí hậu và môi trường sống. Các dự án năng lượng tái tạo lớn có thời gian hoàn vốn dài hơn có thể tranh thủ sự trợ giúp của Ngân hàng Phát triển Mekong (MDB) hoặc các cơ quan tín dụng khác để tìm kiếm nguồn tài chính. Bên cạnh đó, cần mua bảo hiểm để tránh rủi ro trong quá trình thực hiện.Bên cạnh vấn đề tài chính để thực hiện các dự án năng lượng tái tạo, các quốc gia ASEAN cũng cần xây dựng chính sách hợp lý đối với việc chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo. Đó chính là việc loại bỏ chính sách trợ giá sử dụng năng lượng truyền thống. Các quốc gia như Brunei và Malaysia sử dụng một khoản tiền lớn trong ngân sách quốc gia để trợ giá nhiên liệu hóa thạch. Đặc biệt ở Malaysia, vấn đề trợ cấp xăng hoặc dầu diesel là một vấn đề chính trị gây nhiều tranh cãi. Việc loại bỏ các khoản trợ cấp như vậy sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống của người dân và ảnh hưởng đến tình hình chính trị đất nước, do đó chính phủ luôn cân nhắc và thận trọng trong việc này.Sẽ là quá xa vời khi cho rằng người dân của các quốc gia Đông Nam Á sẽ chuyển sang sử dụng xe điện (EV) trong một vài năm tới. Do vậy, trong những năm tới, các quốc gia vẫn phải cung cấp nhiên liệu truyền thống cho người dân, cho ngành vận tải cho đến khi các nhiên liệu sinh học như xăng ethanol, năng lượng Mặt Trời… đáp ứng đủ tiêu chuẩn để đưa vào sử dụng rộng rãi trong cuộc sống.Tuy nhiên, đối với lĩnh vực phát điện, cần loại bỏ sự phụ thuộc vào nguồn than đá và khí đốt tự nhiên. Điều này có nghĩa là phải loại bỏ các khoản trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch đang được sử dụng để sản xuất điện.Bên cạnh đó, người dân cần đồng lòng tham gia hưởng ứng việc tạo ra năng lượng tái tạo. Điều này sẽ đem lại sự khích lệ, động viên rất lớn đối với những người đang làm việc trong quá trình sản xuất năng lượng tái tạo. Thực tế đã chứng minh, các lưới điện tái tạo tại vùng nông thôn của Indonesia, Myanmar và Philippines đã cho thấy năng lượng tái tạo không chỉ tốt cho môi trường mà còn là một giải pháp thiết thực cho ngành điện và đem lại lợi ích to lớn cho những người dân chưa được tiếp cận với ánh sáng điện.Tóm lại, xây dựng, sản xuất năng lượng tái tạo không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Đó là một nhiệm vụ lâu dài, đầy khó khăn và thử thách. Tuy nhiên, nếu được thực hiện tốt, nó sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho tất cả chúng ta và đó là mục tiêu mà các quốc gia thành viên ASEAN nên hướng tới./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Sẽ xây Trung tâm năng lượng Mặt Trời nổi đầu tiên ở châu Phi
10:53' - 05/12/2018
Bờ Biển Ngà sẽ xây dựng Trung tâm năng lượng Mặt Trời nổi đầu tiên ở châu Phi, nhằm tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong nguồn năng lượng tổng hợp.
-
Kinh tế Việt Nam
Vướng chính sách, nhiều dự án năng lượng trọng điểm gặp khó
17:08' - 18/11/2018
Nhiều cơ chế, chính sách đã và đang là rào cản khiến cho việc triển khai các dự án năng lượng trọng điểm gặp nhiều khó khăn.
-
DN cần biết
Nguồn vốn đầu tư cho năng lượng chưa tăng đủ mạnh
20:54' - 12/11/2018
Theo SEforALL, nguồn tài chính đầu tư cho năng lượng tăng chưa đủ nhanh để đáp ứng mục tiêu toàn bộ dân số thế giới được sử dụng điện vào năm 2030.
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty nước ngoài chiếm lĩnh thị trường năng lượng tái tạo Hàn Quốc
07:26' - 29/10/2018
Số lượng máy phát điện xuất xứ từ nước ngoài tại thị trường năng lượng tái tạo Hàn Quốc tăng mạnh trong những năm vừa qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc họp với các công ty tư nhân nhằm ứng phó với thuế quan của Mỹ
19:08' - 08/04/2025
Động thái này diễn ra khi Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả đến cùng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế bổ sung 50% lên hàng hóa từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ
16:38' - 08/04/2025
Ngày 8/4, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang Mok tuyên bố chính phủ nước này sẽ công bố chi tiết về ngân sách bổ sung được đề xuất trị giá 10.000 tỷ won (6,8 tỷ USD) vào tuần tới.
-
Kinh tế Thế giới
Quan chức Fed cảnh báo nguy cơ lạm phát “nóng” trở lại
15:35' - 08/04/2025
Chủ tịch Fed chi nhánh bang Chicago, ông Austan Goolsbee cho biết giới doanh nghiệp đang ngày càng lo ngại các mức thuế mới có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng và khiến áp lực lạm phát quay trở lại.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Malaysia cử quan chức tới Washington để đàm phán
15:23' - 08/04/2025
Liên quan đến thuế quan mới của Mỹ, Chính phủ Nhật Bản và Malaysia sẽ cử các quan chức tới Washington để bắt đầu đàm phán về mức thuế mới mà Tổng thống Donald Trump vừa công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Vận tải biển Trung Quốc có thể đối mặt với nguy giảm lợi nhuận nghiêm trọng
14:53' - 08/04/2025
Các công ty vận tải biển Trung Quốc có thể đối mặt với nguy giảm lợi nhuận nghiêm trọng khi các biện pháp thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump đe dọa gây tổn hại nặng nề cho thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Cuộc chiến thương mại toàn diện và suy thoái kinh tế
14:43' - 08/04/2025
Nhiều chuyên gia kinh tế thế giới cảnh báo việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế cao hàng hóa nhập khẩu có thể châm ngòi cho cuộc chiến thương mại toàn diện đẩy nhiều nền kinh tế vào suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất quan trọng của Apple
13:45' - 08/04/2025
Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất quan trọng của Apple, nằm trong chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng của công ty nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ quyết không dừng thuế quan bất chấp thị trường bán tháo
11:32' - 08/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đảo lộn kinh tế thế giới vào tuần trước với các biện pháp thuế quan diện rộng.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Châu Phi phản đối mạnh mẽ chính sách thuế mới
11:23' - 08/04/2025
Liên minh châu Phi (AU) đã phản đối mạnh mẽ chính sách thuế mới của Mỹ, cho rằng các mức thuế cao này sẽ làm xói mòn hàng chục năm hợp tác và trao đổi thương mại giữa hai bên.