Vai trò của Nga trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Phần 2)
Có thể nói, ASEAN đang chao đảo giữa 2 "gã khổng lồ", cố gắng hết sức để “che chắn” các rủi ro, nghĩa là làm hài lòng cả “ta” cả “địch”. Câu hỏi: Ai là chủ thể giải quyết các vấn đề châu Á? cũng đang được tranh luận rất quyết liệt. Nước Nga tất nhiên nằm trên lục địa Á-Âu, song liệu Nga có là một bên “ta” đối với các tiến trình đang diễn ra tại châu Á hay không.
Giáo sư G. Toloraia cho rằng bản thân thuật ngữ "khu vực châu Á-Thái Bình Dương" cũng chỉ được sử dụng nhiều kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai nhờ người Mỹ bởi Washington muốn dùng thuật ngữ này để khẳng định sự hiện diện thống trị của mình tại khu vực.
Trên thực tế, khoảng cách giữa hai bờ Thái Bình Dương quá lớn, còn các vấn đề điển hình của các nước ở đây lại quá khác nhau đến mức thuật ngữ này có thể xem là "thuật ngữ nhân tạo", giống như thuật ngữ “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.
Giới chuyên gia cho rằng mâu thuẫn của lý thuyết này nằm trong chính nỗ lực lôi kéo Ấn Độ vào cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo ý nghĩa khoa học thì “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” là cấu trúc nhân tạo chứ không phải cấu trúc khu vực.
Giáo sư Toloraia cho rằng về địa lý, châu Á cốt lõi là vùng đất trải dài từ Myanmar đến Nhật Bản, từ Mông Cổ đến phía Nam Indonesia. Vùng đất này hiển hiện sự đồng nhất về văn minh, lịch sử và số phận. Chính nơi đây đã xuất hiện "phép lạ kinh tế", cho phép chúng ta nói về châu Á ở nửa sau thế kỷ 20 là một khu vực năng động nhất thế giới.
Với lập luận như trên, cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cả không gian “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” và phía Đông lục địa Á-Âu đều là các nhánh và như vậy các nước nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đều là đối tác bên ngoài đối với châu Á - bao gồm cả Mỹ, cả Nga, cả Ấn Độ, Australia, Canada...
Do đó, những tranh cãi về tính ưu tiên của cấu trúc “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, Á-Âu hay châu Á-Thái Bình Dương đều chỉ là sự xung đột xuất phát từ những lợi ích "ích kỷ" của các quốc gia bên ngoài. Có thể khẳng định rằng nền an ninh ở châu Á trước hết là công việc của các nước tại đây.
Tuy nhiên, ngày hôm nay, mối lo ngại của các nước đó về vị thế thống trị của Trung Quốc đang tăng lên, chính vì vậy mà các nước này mới dùng đến “nhân tố Mỹ” để chuyển xung đột song phương lên cấp độ "toàn khu vực".
Còn Nga có thể thực hiện chức năng "đảm bảo bên ngoài" bởi Moskva không đứng về bên nào trong cuộc xung đột đó. Với sức mạnh đồng thuận, các nước ASEAN hoàn toàn có thể đưa ra phương án giải quyết đối với những vấn đề hiện nay, bao gồm cả tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, và tìm ra giải pháp thỏa hiệp với điều kiện "không có sự ra lệnh từ bên ngoài". Và khi đó, vai trò trung lập của Nga có thể rất "hữu ích"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Một năm nhìn lại quan hệ Nga - phương Tây và triển vọng 2019
17:13' - 25/12/2018
Năm 2018 được xem là năm quan hệ Nga và phương Tây trong trạng thái khủng hoảng thường trực, và cuộc đối đầu địa chính trị giữa hai bên vẫn “bất phân thắng bại”.
-
Kinh tế Thế giới
Nga đầu tư cơ sở hạ tầng quân sự tối tân nhất thế giới tại Bắc Cực
08:31' - 25/12/2018
Ngày 24/12, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố nước này sở hữu những cơ sở hạ tầng quân sự hiện đại nhất tại Bắc Cực và không quốc gia nào có thể sánh được.
-
Kinh tế Thế giới
Vai trò của Nga trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Phần 1)
06:30' - 25/12/2018
Năm 2018 mang đến xung lực mới trong quan hệ giữa Nga và châu Á-Thái Bình Dương. Sự kiện nổi bật là Tổng thống Nga Putin lần đầu tham dự Hội nghị Cấp cao Nga-ASEAN và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS).
-
Kinh tế Thế giới
EU gia hạn trừng phạt kinh tế đối với Nga thêm 6 tháng
08:13' - 22/12/2018
Hội đồng châu Âu ngày 21/12 tuyên bố đã quyết định gia hạn các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga thêm 6 tháng.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống V. Putin: Nga sẽ có bước đột phá về kinh tế
20:13' - 20/12/2018
Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh nước Nga cần có bước đột phá hơn nữa trong phát triển kinh tế cũng như nhảy vọt trong lĩnh vực công nghệ để đất nước phát triển mạnh mẽ hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nga thích nghi trừng phạt, phương Tây tự đánh mất thị trường
18:53' - 20/12/2018
Theo nhà lãnh đạo Nga, các biện pháp trừng phạt không logic, đó đơn giản là biện pháp bổ sung nhằm kiềm chế nước Nga, nhưng nền kinh tế Nga đã thích nghi với mọi biện pháp trừng phạt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Anh chi 3,15 tỷ USD vào ngành công nghiệp thép
07:56'
Ngày 16/2, Bộ Thương mại và Kinh doanh Anh thông báo cơ quan này mong muốn nhận được phản hồi của công chúng về một chiến lược về thép nhằm duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu của ngành thép Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Trí tuệ nhân tạo: Thái Lan soạn thảo dự luật AI đầu tiên
21:09' - 16/02/2025
Luật mới sẽ đảm bảo người dùng có thể tận hưởng đầy đủ lợi ích của AI và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Anh chi "khủng" để bảo vệ ngành thép nội địa
19:26' - 16/02/2025
Ngày 16/2, Chính phủ Anh đã công bố kế hoạch trị giá hàng tỷ bảng Anh nhằm bảo vệ ngành thép trước thách thức thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
12:32' - 16/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và nhôm, "không có ngoại lệ hoặc miễn trừ"; giá vàng thế giới lần đầu tiên vượt mốc 2.900 USD/ounce... là một số sự kiện nổi bật.
-
Kinh tế Thế giới
Người Đức quan tâm nhiều hơn đến xe điện
09:41' - 16/02/2025
Ông Georg Mrusek, chuyên gia ô tô tại Horváth, chia sẻ với Hãng thông tấn Đức (dpa) rằng: "Mức độ sẵn sàng mua ô tô điện ở Đức gần đây đã tăng đáng kể. Sự cởi mở đối với xe điện cũng đang tăng lên”.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan định vị là trung tâm thương mại và vận tải khu vực Đông Nam Á
22:57' - 15/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan và Australia đang tìm cách thúc đẩy hợp tác về cơ sở hạ tầng giao thông và giảm phát thải carbon trong lĩnh vực logistics.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sẵn sàng đàm phán lại hiệp định thương mại với Mỹ trước thời hạn
15:59' - 15/02/2025
Bộ trưởng Thương mại Nội địa Canada Anita Anand cho biết Chính phủ liên bang “sẵn sàng” đàm phán lại Hiệp định Canada-Mỹ-Mexico (CUSMA) trước năm 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Gần một nửa chuyên gia dịch tễ học của CDC bị sa thải
08:34' - 15/02/2025
Tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), gần một nửa số chuyên gia trong chương trình dịch tễ học tinh nhuệ được biết đến với tên gọi "thám tử dịch bệnh" đã bị sa thải.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mexico "dọa" mở rộng vụ kiện các nhà sản xuất vũ khí Mỹ
08:17' - 15/02/2025
Nếu Thượng viện Mỹ thông qua sắc lệnh liệt các băng đảng ma túy vào danh sách các tổ chức khủng bố, chính phủ Mexico sẽ cân nhắc mở rộng vụ kiện nhắm vào các nhà sản xuất và phân phối vũ khí của Mỹ.