Vai trò của Petrolimex như thế nào trong bình ổn thị trường xăng dầu?
Trước những diễn biến khó lường và chưa có tiền lệ của thị trường xăng dầu do tác động của cuộc chiến giữa Nga - Ukraine và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã làm tốt vai trò bình ổn thị trường và chia sẻ với khó khăn của người dân, doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2022.
Tại cuộc họp bàn về những giải pháp, đối sách phù hợp cả trước mắt và lâu dài để tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội vào ngày 28/7 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tình hình thế giới đang diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, chưa có tiền lệ; lạm phát tăng cao đồng thời với nguy cơ giảm phát tăng kinh tế, đồng tiền của nhiều quốc gia mất giá; cạnh tranh chiến lược gay gắt.
Việc thay đổi định hướng chính sách ở nhiều nước làm thu hẹp thị trường, tác động đến các chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến nước ta trên nhiều lĩnh vực, nhất là xuất, nhập khẩu, giá xăng dầu, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, quy mô còn khiêm tốn, khả năng chống chịu có hạn nên chỉ cần một biến động nhỏ ở bên ngoài có thể tác động lớn đến trong nước.
Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục cho thấy công tác chỉ đạo điều hành xăng dầu của Chính phủ, trong đó trực tiếp là Bộ Công Thương, Bộ Tài chính thời gian qua luôn quyết liệt, bám sát tình hình thực tế để đáp ứng nhu cầu xã hội, bình ổn thị trường, đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước.
Nhìn lại 6 tháng đầu năm, do ảnh hưởng của cuộc chiến Nga – Ukraine, thị trường dầu khí biến động lớn và liên tục đảo chiều làm gián đoạn nguồn cung, khiến giá dầu thô tăng mạnh lên mức chưa từng có trong 14 năm trở lại đây; trong đó đỉnh điểm là giai đoạn cuối tháng 2 đến giữa tháng 3 khi giá dầu vượt mốc 130 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014 bất chấp xu thế chuyển đổi xăng dầu sang điện trong giao thông.
Nhu cầu xăng dầu trong khu vực tăng trở lại do hồi phục sau COVID-19, nguồn cung xăng dầu thành phẩm không đủ đáp ứng nhu cầu dẫn đến thiếu hụt và đẩy giá sản phẩm tăng mạnh. Thị trường thế giới giao dịch bất thường do tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến mức chênh giữa giá sản phẩm và giá dầu thô trong một số phiên bị đẩy lên rất cao.
Mức cao nhất ghi nhận được là 71,69 USD/thùng vào ngày 24/6/2022 đối với DO, xăng cũng lên mức hơn 30 USD/thùng trong tháng 5-6/2022 trong khi bình thường, mức này chỉ xoay quanh 6-10 USD/thùng. Mức phụ thu cũng bị đẩy lên rất cao khoảng 8-12 USD/thùng đối với xăng, DO 0.05% ở mức +10,75 USD/thùng; DO 0.001% ở mức +14,46 USD/thùng.
Ở trong nước, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng trở lại, trong khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn trong nước hoạt động thiếu ổn định khiến cho công tác tạo nguồn, điều hành tồn kho gặp nhiều khó khăn. Nguồn cung khan hiếm, chi phí thực tế thực tế tăng cao nhưng chưa được phản ánh kịp thời vào giá bán.
Các thời điểm biên độ giá tăng lớn, một số thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, cửa hàng xăng dầu ngoài xã hội hạn chế bán hàng đã tạo ra áp lực lớn cho các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn như vậy nhưng Petrolimex luôn nghiêm túc duy trì bán xăng dầu 24/7 đáp ứng kịp thời nhu cầu thiết yếu của người dân và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong thời điểm căng thẳng nhất trong quý I, lượng xăng dầu cung ứng cho thị trường của Petrolimex chiếm tới 70-75% nhu cầu tiêu thụ của cả nước dù phải chịu thiệt thòi lớn do giá xăng dầu tạo nguồn cao hơn giá được nhà nước công bố bán ra thị trường với độ trễ bình quân là 10 ngày (riêng chu kỳ sau Tết âm lịch độ trễ là 21 ngày, chu kỳ đầu tháng 6/2022 độ trễ là 13 ngày).
Tác động tổng hòa của các nguyên nhân trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh xăng dầu 6 tháng đầu năm 2022 của Petrolimex, khiến cho kết quả chưa đạt kỳ vọng đề ra dù đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp.
Đến thời điểm hiện tại, tổng sản lượng xuất bán hợp nhất toàn Tập đoàn 6 tháng 2022 là 6.97 triệu m3, tấn; đạt 57,2% kế hoạch và tăng 1,1% so với cùng kỳ 2021; trong đó, bán nội địa gần 5,1 triệu m3, tấn, đạt 58,0% kế hoạch và tăng 9% so cùng kỳ 2021; Riêng kênh bán lẻ đạt hơn 3 triệu m3,tấn, đạt 57,7% kế hoạch và vượt 9% so với cùng kỳ 2021, chiếm tỷ trọng xấp xỉ 59,5% tổng sản lượng bán nội địa.
Tuy nhiên, lợi nhuận hợp nhất toàn Tập đoàn đạt 293 tỷ đồng giảm mạnh so với cùng kỳ và không đạt tiến độ kế hoạch; trong đó lợi nhuận kinh doanh xăng dầu lỗ 595 tỷ đồng (đã bao gồm khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của Công ty mẹ tại 30/6/2022 lên tới 1.259 tỷ đồng, nếu loại trừ tác động này lợi nhuận kinh doanh xăng dầu lãi 664 tỷ đồng đạt 56% kế hoạch và lợi nhuận hợp nhất lãi 1.552 tỷ đồng đạt 51% kế hoạch).
Trong những tháng còn lại của năm, Petrolimex dự báo tình hình thị trường xăng dầu tiếp tục diễn biến phức tạp, nỗi lo về suy thoái kinh tế có thể tác động làm giá dầu sụt giảm; tuy nhiên nguồn cung sản phẩm cũng có thể gián đoạn bất cứ lúc nào nếu xung đột Nga-Ukraine bị đẩy cao, trong khi cầu xăng dầu trên thế giới vẫn duy trì ổn định ở trạng thái sau đại dịch COVID-19 và sẽ tăng khi bước vào mùa đông 2022, nguồn cung trong nước chưa đáp ứng được hết nhu cầu…
Với bối cảnh này, Petrolimex tiếp tục nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đảm bảo nguồn cung, bình ổn thị trường, kiểm soát chi phí, hướng tới các kết quả tối ưu trong hoạt động sản xuất kinh doanh với vai trò là công cụ điều tiết cân đối lớn của chính phủ trong năm 2022./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Petrolimex quản trị hàng tồn kho khi giá xăng dầu biến động lớn
10:49' - 30/07/2022
Trong quý III này, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tiếp tục tăng cường quản trị hàng tồn kho, đưa giải pháp quản trị hàng tồn kho vào vận hành trong bối cảnh giá xăng dầu biến động khó lường.
-
Thị trường
Petrolimex tăng nhập khẩu xăng dầu để đảm bảo nguồn cung cho thị trường
18:14' - 08/06/2022
Tỷ trọng nhập khẩu xăng dầu thành phẩm của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) trong 6 tháng đầu năm ước sẽ chiếm tới 46% sản lượng.
-
Chứng khoán
Petrolimex đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất năm 2022 tăng 10%
09:00' - 24/05/2022
Với các khó khăn hiện hữu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, HĐQT Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã chứng khoán PLX) đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất năm 2022 đạt 186.000 tỷ đồng, tăng 10%.
-
Thị trường
Petrolimex và PVOIL đảm bảo cung ứng xăng dầu theo đúng sản lượng hợp đồng
16:01' - 09/02/2022
Petrolimex và PVOIL khẳng định đảm bảo đủ nguồn cung cho các cửa hàng xăng dầu trong hệ thống và sản lượng xăng dầu theo đúng hợp đồng đã cam kết với các cửa hàng xăng dầu đại lý, nhượng quyền.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
PTC3 sẵn sàng các phương án vận hành an toàn, ổn định trong cao điểm mùa khô
15:38'
PTC3 đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kỹ thuật, quản lý và vận hành, thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của EVNNPT để đáp ứng nhu cầu điện gia tăng, nhất là trong giai đoạn cao điểm.
-
Doanh nghiệp
Hoàn thành dự án hiệu chỉnh mạch sa thải đặc biệt trên đường dây 500kV Bắc - Trung
15:21'
Dự án có sự tham gia của nhiều đơn vị như: Nhà thầu thi công: Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Công nghệ (ITS). Tư vấn giám sát: Công ty CP Tổng hợp Phú Tài Phát.
-
Doanh nghiệp
Làn sóng thuế mới của Mỹ đe dọa xuất khẩu Hàn Quốc
14:54'
Trong ngành công nghiệp nặng, các sản phẩm thép và nhôm của Hàn Quốc, hiện đang chịu mức thuế 25% từ ngày 12/3, dự kiến sẽ đối mặt với áp lực chi phí lớn hơn do thuế đối ứng từ các quốc gia khác.
-
Doanh nghiệp
Johnson & Johnson thất bại trong nỗ lực dàn xếp vụ kiện phấn rôm 10 tỷ USD
14:38'
J&J phải đối mặt với các vụ kiện từ hơn 60.000 người khiếu nại cáo buộc rằng phấn rôm trẻ em và các sản phẩm chứa bột Talc khác của công ty có chứa amiăng và gây ra ung thư buồng trứng.
-
Doanh nghiệp
Intel kết nối nhà cung ứng linh kiện chiến lược tại Việt Nam
12:41'
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines báo lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động
11:03'
Mức lợi nhuận đạt được chủ yếu đến từ việc phục hồi ấn tượng của thị trường hàng không quốc tế, đàm phán thành công với đối tác xóa khoản nợ...
-
Doanh nghiệp
Ngành than đặt mục tiêu sản xuất hơn 10 triệu tấn than trong quý II
09:46'
Tập đoàn Công công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam phấn đấu quý II/2025 sẽ sản xuất 10,1 triệu tấn than, lũy kế 6 tháng đầu năm, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đạt trên 50% kế hoạch năm.
-
Doanh nghiệp
Pháp phạt Apple 150 triệu euro vì lạm dụng vị thế thống trị
09:10'
Ngày 31/3, cơ quan chống độc quyền của Pháp phạt Apple 150 triệu euro (162 triệu USD) với cáo buộc lạm dụng vị thế thống trị để quảng cáo từ năm 2021 đến năm 2023 nhờ công cụ kiểm soát quyền riêng tư.
-
Doanh nghiệp
Phú Mỹ được bình chọn “hàng Việt Nam chất lượng cao” năm thứ 22 liên tiếp
21:28' - 31/03/2025
Hai sản phẩm chủ lực của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ) là Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ tiếp tục được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao".