Vẫn chờ tăng nguồn cung để giảm giá thịt lợn
Mấy ngày gần đây giá thịt lợn tăng cao trở lại cho dù trước đó 15 doanh nghiệp chăn nuôi đã cam kết giảm giá, đại diện Bộ Công Thương cho biết, thịt lợn không phải là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, vận hành theo cơ chế thị trường và giá cả do cung cầu quyết định nên bản chất của việc tăng giá là do thiếu hụt nguồn cung.
Vì vậy, biện pháp căn bản và lâu dài để ổn định thị trường thịt lợn là tăng nguồn cung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Chính vì vậy, theo Bộ Công Thương, để đảm bảo nguồn cung chỉ có hai giải pháp là tái đàn theo hướng bền vững, chăn nuôi theo mô hình khép kín, an toàn sinh học và nhập khẩu thịt lợn, đa dạng hóa nguồn cung thực phẩm. Liên quan đến chế tài xử phạt, đại diện Bộ Công Thương cũng khẳng định rằng, cần hoàn thiện thể chế mà cụ thể ở đây là bộ máy của Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia, cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và Hội đồng xét xử vụ việc cạnh tranh. Bên cạnh đó, do nhu cầu của người dân đối với mặt hàng này quá lớn nên theo đại diện Bộ Công Thương cần đưa thịt lợn vào diện bình ổn giá. Nhằm góp phần ổn định thị trường mặt hàng thịt lợn, thời gian qua Bộ Công Thương đã và đang theo dõi sát tình hình thị trường, cung cầu, giá cả mặt hàng thịt lợn để có biện pháp hoặc đề xuất giải pháp điều hành kịp thời. Mặt khác, Bộ cũng đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh lợn thịt và thịt lợn không rõ nguồn gốc. Hơn nữa, Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo Sở Công Thương các địa phương yêu cầu các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường có kế hoạch bảo đảm nguồn cung, tập trung nguồn lực thực hiện các chương trình bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn nhằm góp phần kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội. Đặc biệt, với mặt hàng thịt lợn nhập khẩu Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo các thương vụ Việt Nam tại các quốc gia, vùng lãnh thổ chủ động tìm kiếm thông tin và kết nối nguồn nhập khẩu thịt lợn với các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn trong nước.Hơn nữa, Bộ còn phối hợp với Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong hoạt động nhập khẩu nhằm đa dạng hóa nguồn cung.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá lợn còn cao do chưa đủ lượng sản phẩm thịt lợn để cung cấp cho thị trường theo yêu cầu.Thứ hai là giá thành sản xuất cao vì phải đảm bảo các biện pháp an toàn sinh học, kiểm soát các khâu.
Thứ ba là do tỷ lệ nguồn cung còn thiếu và còn rất nhiều khâu trung gian, nhất là khâu giết mổ nhỏ lẻ đến khâu bán hàng nhỏ lẻ.
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, việc kiểm soát khâu trung gian hiện rất khó, phức tạp vì đến khâu giết mổ qua nhiều cầu.Bên cạnh đó, sản phẩm chưa xây dựng được chuỗi hoàn chỉnh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang khuyến cáo các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn xây dựng các chuỗi sản xuất, liên kết chặt chẽ, nhưng cũng cần có lộ trình, thời gian.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Trọng, khi xây dựng được chuỗi khép kín thì việc kiểm soát giá cũng dễ dàng hơn.Từ khâu chăn nuôi đến khi vào siêu thị, các ngành chức năng sẽ kiểm soát được giá và việc đóng thuế của doanh nghiệp đã đủ so với giá doanh nghiệp bán sản phẩm như thế nào.
Hiện nay, ngành nông nghiệp đang tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương vào giải pháp quan trọng nhất là tái đàn, tăng đàn.Tuy nhiên, việc tái đàn, tăng đàn cũng đang gặp nhiều khó khăn bởi bệnh dịch tả lợn châu Phi rất nguy hiểm đối với lợn, vi rút có sức đề kháng cao, đường lây truyền phức tạp, chưa có thuốc điều trị, chưa có vắc xin phòng bệnh.
Chăn nuôi nhỏ lẻ còn phổ biến, cơ sở vật chất hạn chế, khó áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, do đó người chăn nuôi nhỏ lẻ sợ dịch bệnh tái phát.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã hết dịch nhưng chậm công bố hết dịch nên người chăn nuôi chưa được phép tái đàn. Một số địa phương cũng chưa mạnh dạn trong việc tổ chức hướng dẫn tái đàn.Trong khi đó, các cơ sở sản xuất lợn giống cần ít nhất 5-7 tháng để có thể nhân đủ số lượng và cung cấp cho chăn nuôi lợn thịt.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng đàn lợn của cả nước đạt gần 24 triệu con, bằng gần 74% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh dịch tả lợn châu Phi (khoảng 31 triệu con vào tháng 12/2018). Bộ đang phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương để làm sao giảm bớt khâu trung gian giữa các khâu sản xuất, đến khâu chế biến, đến tiêu dùng ngắn nhất; tiếp tục nhập khẩu sản phẩm thịt trong chừng mực ngắn hạn còn thiếu để đảm bảo nguồn cung cho thị trường.Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần san sẻ mua các loại thực phẩm khác để vừa lợi cho sức khỏe vừa có giá cả phù hợp với sức tiêu thụ.
Hôm nay (15/4), giá lợn hơi trên thị trường cả nước tiếp tục ở mức cao; trong đó, giá lợn hơi miền Bắc dao động từ 85.000 - 90.000 đồng/kg. Cụ thể, một số nơi ở Thái Bình, Thái Nguyên giá 90.000 đồng/kg; giá lợn hơi ở Hưng Yên cũng từ 88.000 - 89.000 đồng/kg… Tại miền Nam giá từ 80.000 - 83.000 đồng/kg. Hiện giá thịt lợn ngon tại các chợ dân sinh ở Hà Nội vẫn dao động ở mức từ 140.000 – 160.000 đồng, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với tuần trước.Theo một chủ quầy thịt lợn tại chợ Trung Hòa, giá thịt lợn tăng do giá thịt lợn móc hàm nhập về đã tăng nên bắt buộc phải tăng giá các loại thịt xẻ.
Vừa qua, nhằm chung tay bình ổn giá thịt lợn theo chỉ đạo của Chính phủ, hệ thống các siêu thị Big C tại các tỉnh phía Bắc đã giảm giá đối với tất cả các sản phẩm thịt lợn. Do vậy giá các loại thịt lợn đã giảm còn từ 127.000 - 149.000 đồng/kg.Một số sản phẩm chế biến từ thịt lợn cũng giảm giá. Tuy nhiên, chương trình này chỉ kéo dài trong 3 ngày (từ 10/4), đến nay đã kết thúc. Cùng với đó, thời gian giảm không nhiều nên cũng không hấp dẫn người tiêu dùng./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Giá lợn hơi tiến sát mốc 90.000 đồng/kg
15:25' - 14/04/2020
Giá lợn hơi hôm nay (14/4) ở nhiều địa phương cả nước đều đồng loạt tăng mạnh so với tuần trước, thậm chí nhiều tỉnh miền Bắc đang tiến sát mốc 90.000 đồng/kg.
-
Hàng hoá
Chủ trương giảm giá lợn: Người tiêu dùng vẫn chưa được lợi
18:46' - 08/04/2020
Kể từ ngày 1/4, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lớn trên cả nước hạ giá thịt lợn hơi còn 70.000 đồng/kg, nhưng đến ngày 8/4, giá bán thịt lợn thương phẩm tại các chợ và siêu thị vẫn neo ở mức cao.
-
Hàng hoá
Đề nghị tiến tới giảm giá lợn hơi xuống 60.000 đồng/kg
17:05' - 08/04/2020
Bộ NN và PTNT đề nghị các trang trại cùng với 15 doanh nghiệp đồng loạt giảm giá xuống mức 70.000 đồng/kg lợn hơi; tiến tới giảm xuống 65.000 đồng/kg đến 60.000 đồng/kg lợn hơi và thấp hơn
-
Thị trường
Giá lợn hơi, thịt lợn trên thị trường vẫn ở mức cao
16:37' - 01/04/2020
Hôm nay, nhiều doanh nghiệp lớn đã đưa giá lợn hơi thương phẩm xuất tại trại về 70.000 đồng/kg, tuy nhiên trên thị trường giá lợn hơi vẫn đứng ở mức cao. Giá thịt lợn cũng chưa có xu hướng giảm.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá
19:35'
Chiều 23/5, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá.
-
Hàng hoá
Chấn chỉnh tình trạng “bát nháo” kinh doanh qua mạng
17:11'
Xử lý những hành vi kinh doanh thiếu đạo đức trên không gian mạng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hàng kém chất lượng tuồn ra thị trường là một “cuộc chiến” đòi hỏi sự quyết liệt của ngành chức năng.
-
Hàng hoá
Hồ tiêu Việt Nam khẳng định lại vị thế trên bản đồ xuất khẩu thế giới
16:54'
Trước sự thiếu hụt nguồn cung toàn cầu và xu hướng chuộng sản phẩm đạt chuẩn cao, đây chính là cơ hội để hồ tiêu Việt Nam tái định vị trên bản đồ xuất khẩu thế giới.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á hướng tới tuần giảm đầu tiên kể từ tháng 4/2025
16:25'
Giá dầu giảm phiên thứ tư liên tiếp vào chiều 23/5, ghi nhận tuần giảm đầu tiên trong ba tuần.
-
Hàng hoá
Tăng giám sát cửa khẩu, đường mòn lối mở khu vực biên giới để chống buôn lậu
16:18'
Thực tế cho thấy, tại các cửa khẩu trên địa bàn, tình hình gian lận thương mại qua mặt hàng nhập khẩu vẫn tiềm ẩn.
-
Hàng hoá
Nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá
10:26'
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/5, thị trường nguyên liệu công nghiệp chứng kiến sắc đỏ bao phủ 8 trên 9 mặt hàng trong nhóm.
-
Hàng hoá
OPEC+ rục rịch tăng sản lượng, giá dầu chịu sức ép
07:22'
Trong phiên giao dịch 22/5, giá dầu thế giới đi xuống khi các nhà đầu tư cân nhắc thông tin về việc các nhà sản xuất dầu mỏ đang thảo luận về khả năng tăng sản lượng vào tháng Bảy.
-
Hàng hoá
Phát hiện nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, nhái nhãn hiệu
21:54' - 22/05/2025
Ngày 22/5, lực lượng chức năng đã phát hiện, thu giữ trên 9.000 sản phẩm là kẹo dẻo, nước xịt miệng hương vị trái cây không có hóa đơn, chứng từ, không có thông tin về nguồn gốc, xuất xứ.
-
Hàng hoá
Hà Nội thu giữ hàng nghìn ắc quy không rõ nguồn gốc
19:16' - 22/05/2025
Ước tính tổng trị giá lô hàng vi phạm bị phát hiện và tạm giữ lên tới gần 1,8 tỷ đồng.