Vẫn còn băn khoăn về phương thức đầu tư một số dự án cao tốc phía Nam
Ba tuyến cao tốc quan trọng quốc gia khu vực phía Nam gồm: cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và Biên Hòa -Vũng Tàu vừa được Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét đầu tư công toàn bộ và nằm trong danh mục dự án thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Nếu các dự án trên đủ điều kiện sẽ được trình Quốc hội ngay tại kỳ họp thứ 3 khai mạc ngày 23/5 tới đây. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều băn khoăn về tính hiệu quả của phương thức đầu tư các dự án này. Trình bày tờ trình ba dự án này tại phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội vừa được tổ chức đầu tuần, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết, quy hoạch mạng lưới đường bộ từ năm 2021- 2030, định hướng 2050 đã xác định đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ - Sóc Trăng; Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Biên Hòa -Vũng Tàu. Theo đó, tuyến cao tốc Biên Hòa -Vũng Tàu có chiều dài 54 km, quy mô từ 6-8 làn xe. Tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột dài 130km, quy mô 4 làn xe. Tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ - Sóc Trăng dài 191km, quy mô 6 làn. Cũng theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, cả ba dự án đều được đầu tư bằng hình thức đầu tư công. Sơ bộ tổng mức đầu tư của cả 3 dự án được Chính phủ tính toán là gần 85.000 tỷ đồng được dùng cả ngân sách Trung ương và địa phương; trong đó, ngân sách địa phương tổng là 8.358 tỷ đồng, chiếm 12%. Sau khi hoàn thành sẽ thu phí để hoàn trả phần vốn ngân sách nhà nước đã bố trí cho dự án. Đánh giá về các dự án này, các đại biểu đều khẳng định sự cần thiết, tính cấp bách của việc đầu tư cả 3 dự án để phát triển kinh tế - xã hội vì đặc biệt vùng Tây Nguyên chưa có tuyến cao tốc nào. Các đại biểu cũng đánh giá cao Chính phủ, các bộ và địa phương có dự án đi qua đã chủ động rà soát để bảo đảm nguồn vốn thực hiện dự án từ nguồn của kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phân bổ, nguồn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2021, nguồn từ ngân sách địa phương… Song các đại biểu cũng đề nghị tiếp tục rà soát để bảo đảm tính khả thi, khả năng bố trí và cân đối vốn, cam kết bố trí vốn từ các địa phương phải theo đúng quy định là thẩm quyền thuộc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Bởi hiện tại mới chỉ có duy nhất Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có cam kết về vốn. Cùng với đó, các đại biểu đề nghị Chính phủ có báo cáo giải trình làm rõ đề xuất hình thức đầu tư công đối với 3 dự án. Nhiều ý kiến cho rằng, đối với dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa -Vũng Tàu có khả năng thu hút đầu tư tư nhân cùng tham gia thực hiện dự án, nên hoàn toàn có thể đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Phó chủ nhiệm Uỷ ban tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Hữu Toàn nêu vấn đề nếu các tỉnh còn lại chỉ có UBND cam kết thì chưa đủ cơ sở pháp lý. Vì vậy, các tỉnh có dự án đi qua cân đối thật kỹ nguồn vốn để báo cáo Hội đồng Nhân dân quyết định.Liên quan đến hình thức đầu tư, đại biểu Vũ Tiến Lộc, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho rằng, trong 3 dự án này cần cân nhắc việc chuyển sang đầu tư tư dự án Biên Hòa -Vũng Tàu. Bởi, khả năng thu hồi vốn của tuyến này là cao và là cơ hội để đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Trong bối cảnh này cần có sự chung tay của nhân dân nhiều hơn vì vốn ngân sách Trung ương hạn hẹp; ngân sách địa phương thì còn nhiều nhiệm vụ quan trọng. Ở tờ trình dự án Biên Hòa -Vũng Tàu, Bộ Giao thông Vận tải nhận định: nếu đầu tư công thì tiến độ hoàn thành dự án sẽ sớm hơn 1 năm. Đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng, thực tế đã chứng minh nếu chọn được nhà đầu tư tư nhân có uy tín thì tiến độ công trình sẽ rút ngắn không kém, thậm chí sẽ thực hiện nhanh hơn. Do đó, ông Vũ Tiến Lộc đề nghị giữ lại phương thức đối tác công tư (PPP) với dự án Biên Hoà - Vũng Tàu.Các chuyên gia giao thông nhìn nhận, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) mới đi vào cuộc sống và được Nhà nước khuyến khích. Đây cũng là phương thức để huy động nguồn lực toàn xã hội chung tay vì chiến lược phát triển mạng lưới đường cao tốc. Do đó, việc Bộ Giao thông Vận tải lại đề xuất chuyển các dự án đường cao tốc mới về hình thức đầu tư công liệu có hợp lý khi Luật PPP có hiệu lực từ tháng 1/2021 đã dẫn hướng cho môi trường đầu tư mới. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đang khuyến khích áp dụng rộng rãi mô hình đầu tư này cho các dự án hạ tầng giao thông, giúp giảm tải cho ngân sách nhà nước. Nếu trong lúc này, những dự án tốt đều được quy về đầu tư công, chỉ để lại những dự án khó mới thực hiện PPP thì luật này sẽ không còn hiệu quả.Các dự án sẽ không thể hút được các doanh nghiệp tư nhân tham gia. Như vậy, áp lực lên ngân sách nhà nước tăng, Luật PPP không phát huy được tác dụng, các công trình sẽ đứng trước nguy cơ không thể thực hiện do thiếu vốn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phản hồi thông tin của TTXVN: Bảo đảm khai thác an toàn cao tốc La Sơn – Túy Loan
10:04' - 13/05/2022
Do địa hình đồi núi phức tạp nên khi đưa vào khai thác, nhiều đoạn cao tốc La Sơn – Túy Loan được cắm biển báo giới hạn tốc độ dưới 60 km/giờ và cấm vượt.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm có khung pháp lý hoàn chỉnh trong quản lý, khai thác đường cao tốc
15:38' - 12/05/2022
Với nhiều km cao tốc được đưa vào khai thác trong thời gian tới, song chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh về quản lý, khai thác đường ô tô cao tốc. Vì vậy, nảy sinh nhiều bất cập cần phải tháo gỡ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành sửa chữa, thảm lại mặt đường cao tốc Trung Lương sau vụ cháy xe chở nhớt
19:29' - 07/05/2022
Chiều 7/5, đơn vị thi công đã cào bóc thảm lại xong mặt đường các vị trí hỏng sau vụ cháy xe tải chở nhớt tại km37+550 trên cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương trưa 4/5 vừa qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất tiếp tục là dòng chảy chính của hợp tác khu vực
19:15'
Trước những chuyển động phức tạp hiện nay, hơn bao giờ hết ASEAN cần củng cố đoàn kết và vai trò trung tâm của mình, thể hiện tiếng nói chung mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả các cơ chế do ASEAN dẫn dắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Malaysia trở thành hình mẫu hợp tác trong ASEAN
19:13'
Hai bên thống nhất nhanh chóng hoàn thành khung Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2025-2030; thiết lập cơ chế gặp nhau giữa hai Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 6 triệu phương tiện dán thẻ thu phí điện tử không dừng
17:41'
Cả nước đã triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng tại 163 trạm thu phí với hơn 6 triệu phương tiện đã được dán thẻ và đang thúc đẩy mở rộng dịch vụ.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đề xuất tầm nhìn hợp tác báo chí số có trách nhiệm
17:40'
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, Diễn đàn Hợp tác Truyền thông ASEAN – Trung Quốc 2025 đã chính thức khai mạc ngày 25/5 tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại quê nhà Quảng Ngãi
17:22'
Đúng 15 giờ, Lễ an táng bắt đầu được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh Lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng Ngãi
16:57'
Chiều 25/5/2025, Linh xa đưa linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về an táng tại nghĩa trang thôn Diên Trường, xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi – quê hương của ông.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các doanh nghiệp hàng đầu Malaysia
15:01'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp Malaysia nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tỉnh Nghệ An đẩy mạnh các cơ hội giao lưu, hợp tác kinh tế tại Đức
14:24'
Nghệ An có thế mạnh về đất đai và nguồn nhân lực, thị trường lớn với 3,7 triệu dân, rất tiềm năng để các doanh nghiệp Đức đến tìm hiểu các cơ hội hợp tác, đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng chỉ đạo nóng xử lý dứt điểm mưa rò rỉ tại nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
14:19'
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Công điện 21 về việc khẩn trương hoàn thiện, khắc phục các tồn tại trong quá trình vận hành, khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.