Vấn đề Brexit: Đốm sáng cuối đường hầm
Mặc dù bác bỏ thỏa thuận Brexit mà Thủ tướng Anh Theresa May phải nỗ lực đàm phán trong suốt 2 năm qua mới đạt được, Hạ viện Anh rốt cuộc vẫn lựa chọn chính phủ đương nhiệm của bà May tiếp tục dẫn dắt tiến trình "chia ly lịch sử" của nước Anh với Liên minh châu Âu (EU) thời gian tới.
Việc Chính phủ Anh vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Hạ viện Anh, cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ đầu tiên sau 26 năm, phần nào tránh cho chính trường Anh khỏi rơi vào tình trạng hỗn loạn và khủng hoảng khi mà thời gian "đếm ngược" để nước này rời EU theo kế hoạch chỉ còn hơn 60 ngày.
Kết quả này không gây ngạc nhiên bởi trước cuộc bỏ phiếu, nhiều nghị sĩ trong đảng Bảo thủ cầm quyền hay trong đảng đối tác Hợp nhất dân chủ (DUP) vùng Bắc Ireland, dù phản đối thỏa thuận Brexit, vẫn khẳng định sẽ ủng hộ chính phủ tiếp tục dẫn đắt đất nước.
Rõ ràng vào thời điểm "nước sôi lửa bỏng" hiện tại, việc bỏ phiếu chống lại chính phủ sẽ là kịch bản "lợi bất cập hại".
Bất tín nhiệm chính phủ để mở đường cho một cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn và khả năng thay đổi đảng cầm quyền, những diễn biến này được cho là không đem lại lợi ích gì mà chỉ gây thêm chia rẽ trong nội bộ nước Anh và khiến tình hình càng trở nên "rối như canh hẹ".
Chính Thủ tướng May cũng khẳng định việc tổ chức một cuộc bầu cử sớm lúc này là điều tồi tệ nhất, chỉ khiến tình hình đất nước thêm bất ổn trong bối cảnh hơn lúc nào hết, nước Anh đang cần sự đoàn kết và ổn định để cùng vượt qua giai đoạn nhiều thách thức.
Bên cạnh đó, một chính phủ tê liệt hay một cuộc tranh cử vào đều sẽ khiến mọi chuyện đình trệ, khiến vị thế của London thêm sa sút, mà thời hạn nước Anh rời EU đã đến quá gần.
Hơn thế, như Bộ trưởng Việc làm và Tiền lương Anh Amber Rudd khẳng định, một chính phủ do Công đảng đối lập dẫn dắt có thể là "thảm họa với nước Anh".
Việc chính phủ của bà May cuối cùng vẫn đứng vững có lẽ là một kết quả đáng mừng với phe Bảo thủ vì sau nhiều giông bão, đảng vẫn duy trì được thế cầm quyền.
Tuy nhiên, đối với Công đảng đối lập, kết quả cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ chưa hẳn là thất bại, nhất là khi số nghị sĩ ủng hộ chính phủ (325) cũng không cao hơn nhiều so với số phản đối (306).
Dù không chưa đạt được mục tiêu "hạ bệ" chính phủ, nhưng những sóng gió vừa ập đến với chính phủ và đảng cầm quyền cũng có thể sẽ là "điểm tựa" để Công đảng đối lập tiếp tục tạo sức ép và gia tăng ảnh hưởng, bởi trong tình thế hiện tại thì tương lai chính trị của Thủ tướng May vẫn đang nằm ở ngưỡng bấp bênh, cũng như chính số phận của thỏa thuận Brexit vậy.
Trên thực tế, bản thân lãnh đạo Công đảng, ông Jeremy Corbyn đã từng chứng minh khả năng "thừa thắng xông lên" khi lợi dụng những thay đổi trong luật bầu cử tại Công đảng để lên nắm quyền điều hành vào năm 2015.
Chính trị gia này cũng là người "tạt gáo nước lạnh" vào nỗ lực của Thủ tướng May nhằm khẳng định lại vị thế của đảng cầm quyền với quyết định tổ chức bầu cử sớm vào tháng 8/2017.
Khi ấy, bằng những chiến lược "thức thời", ông Corbyn đã giúp Công đảng đối lập huy động đủ số ghế cần thiết trong hạ viện để ngăn cản đảng Bảo thủ chiếm thế đa số cần thiết.
Hiện Công đảng đối lập đang tiếp tục gây khó dễ khi ông Corbyn khẳng định sẽ không đàm phán về một thỏa thuận Brexit nếu khả năng Brexit không thỏa thuận vẫn được chính phủ đề cập.
Kết quả cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm mở ra thêm cơ hội cho bà May tiếp tục thuyết phục các nghị sĩ ủng hộ kế hoạch Brexit mà bà nhất trí với EU.
Thủ tướng May khẳng định bà tin tưởng quốc hội có trách nhiệm phải tìm ra một phương án để thực hiện nguyện vọng của người dân trong cuộc trưng cầu năm 2016 về Brexit.
Có vẻ Thủ tướng May đang muốn các nghị sĩ, thay vì tập trung phản đối và chỉ trích kế hoạch của bà, hãy làm rõ chi tiết điều họ thực sự mong muốn và những điểm họ cho rằng sẽ làm bản thỏa thuận được ủng hộ hơn.
Trong thông báo đưa ra, bà nhấn mạnh giờ là lúc các nghị sĩ phải làm rõ điều họ không mong muốn, tất cả phải làm việc một cách xây dựng.
Trong bước đi đầu tiên được cho là thể hiện bản lĩnh của "bà đầm thép", Thủ tướng May đã mời tất cả các nghị sĩ từ các đảng trong quốc hội tới để thảo luận về hướng kế tiếp.
Có thể nói hầu như bà May đã "chơi bài ngửa" khi yêu cầu các nghị sĩ phải tìm ra những giải pháp có thể thương lượng và yêu cầu Hạ viện phải hỗ trợ phù hợp.
Bà cũng không loại trừ khả năng trì hoãn Brexit khi cho biết EU sẽ cho phép trì hoãn nếu có kế hoạch rõ ràng để đưa tiến trình này tới điểm cuối.
Chuyên gia Alan Wager thuộc Viện nghiên cứu Anh trong một EU đổi khác, cho rằng các nghị sĩ giờ đây sẽ có cơ hội để được bày tỏ quan điểm về Brexit và về thỏa thuận với EU.
Điều đó dẫn tới khả năng số phiếu phản đối trong một cuộc bỏ phiếu trong tương lai sẽ giảm đi đáng kể.
Theo chuyên gia này, trong các cuộc đàm phán từ nay tới ngày 21/1, thời hạn Chính phủ Anh đệ trình "phương án B" thay thế thỏa thuận hiện tại, bà May sẽ tìm kiếm những thay đổi xung quanh thỏa thuận hiện tại và sẽ đưa thỏa thuận này trở lại.
Những vấn đề cốt lõi đã được thống nhất với EU có thể vẫn sẽ được giữ nguyên, nhưng sẽ có một số điều chỉnh để nhận được ủng hộ tại hạ viện.
Thời gian đang "hậu thuẫn" Thủ tướng May bởi thỏa thuận của bà cho tới thời điểm này được coi là phương án duy nhất có thể giúp tránh một Brexit không thỏa thuận, vốn luôn được cảnh báo sẽ là thảm họa cho cả Anh và EU.
Từ phía EU, dù luôn cương quyết không đàm phán lại, nhưng những thông điệp "mềm dẻo và linh hoạt" đang được giới chức EU để ngỏ sau khi chứng kiến thỏa thuận Brexit bị thất bại nặng nề ở Hạ viện Anh.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng sẽ có khả năng để cải thiện 1 hoặc 2 điều trong thỏa thuận.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng cho rằng "vẫn còn thời gian để thương lượng nhưng EU muốn biết những đề nghị từ phía Thủ tướng Anh".
Thủ tướng CH Ireland Leo Varadkar cũng lưu ý EU sẵn sàng vượt qua những ranh giới đỏ về vấn đề liên minh thuế quan và thị trường chung nếu Anh cũng làm điều tương tự.
Hiện hai vấn đề này đang là nguyên nhân gây mâu thuẫn chính khiến đảng Bảo thủ và Công đảng đối lập ở Anh chưa thể ngồi lại đàm phán.
Đã có rất nhiều biến cố xảy ra với Chính phủ Anh trong tuần qua, nhưng có một điều bất biến cho tới nay là sự chia rẽ nội bộ.
Không ít ý kiến cho rằng việc tìm ra một thỏa thuận "đẹp lòng tất cả" thực sự rất khó xét trong bối cảnh hiện tại, khi "liều thuốc độc" Brexit đang làm phân rã mọi mối gắn kết chính trị truyền thống.
Giáo sư Richard Toye từ Đại học Exeter cho rằng kết quả cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chỉ củng cố vị trí của bà May trong Văn phòng số 10 phố Downing, chứ không giúp bà củng cố quyền lực, vì vậy tiến trình Brexit vẫn là một thử thách lớn.
Nhưng ít nhất cho tới nay, cùng với những tín hiệu chấp nhận thương lượng và điều chỉnh từ các bên, đây có thể được coi là đốm sáng mong manh le lói cuối đường hầm cho khả năng tìm ra một thỏa thuận giúp Brexit diễn ra có trật tự./.
Tin liên quan
-
Giá vàng
Giá vàng tăng sau cuộc bỏ phiếu về Brexit thất bại
17:55' - 16/01/2019
Phiên 16/1, giá vàng tăng tại châu Á, do những bất ổn sau khi Quốc hội Anh bác bỏ thỏa thuận Brexit, trong khi có những kêu gọi gia tăng về việc dừng tăng lãi suất tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Quốc phòng Anh lo ngại những tác động từ Brexit không thỏa thuận
16:01' - 16/01/2019
Việc thỏa thuận Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu - EU) của Thủ tướng Theresa May bị đa số các nghị sĩ bác bỏ tại cuộc bỏ phiếu diễn ra ở Hạ viện rạng sáng 16/1 đã tác động đến nhiều lĩnh vực.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu quan ngại sau khi thỏa thuận Brexit thất bại
09:32' - 16/01/2019
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã bày tỏ sự lo ngại sau khi thỏa thuận Anh rời EU, hay còn gọi là Brexit, đã bị bác bỏ trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Anh tối 15/1.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01'
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27'
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17'
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56'
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29'
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18'
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu Nhật Bản không nhập khẩu gạo
16:54' - 01/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thư cho Tokyo thông báo mức thuế mới, chỉ vài ngày trước thời hạn các mức thuế cao hơn được tái áp đặt với hàng chục đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
15:06' - 01/07/2025
Hàn Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc đại lục, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam...