Vấn đề Brexit: Thủ tướng Anh công bố 100 ngày đầu tiên bận rộn của nội các mới
Ngày 17/12, phát biểu tại cuộc họp với một số bộ trưởng cấp cao trong Nội các mới, Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định 100 ngày làm việc đầu tiên của chính phủ mới tại Anh sẽ rất bận rộng nhưng các vấn đề cần giải quyết không có gì mới mẻ ngoài những điều tồn đọng từ nhiệm kỳ trước.
Đây là cuộc họp đầu tiên của Chính phủ Anh sau khi đảng Bảo thủ giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử trước thời hạn diễn ra ngày 12/12 vừa qua tại Anh, ông Johnson khẳng định Nội các mới sẽ nỗ lực để thực hiện những vấn đề mà người dân Anh ưu tiên.
Theo ông, 100 ngày đầu tiên sẽ là thời gian "bận rộn quay cuồng" nhưng những vấn đề cần giải quyết không phải là những thách thức mới mẻ.
Theo kế hoạch, Thủ tướng Johnson sẽ trình Dự luật về rút khỏi EU lên Hạ viện Anh ngày 18/12 tới, khẳng định quyết tâm hoàn tất Brexit vào ngày 31/1/2020 như đã định.
Ông cũng dự định thúc đẩy Hạ viện do đảng Bảo thủ kiểm soát thông qua luật đảm bảo giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit sẽ không kéo dài đến sau năm 2020.
Giai đoạn chuyển tiếp là thời kỳ mà Anh sẽ vẫn tiếp tục tuân thủ các quy định của EU trong thời gian hai bên đàm phán thỏa thuận thương mại song phương nhằm đảm bảo hoạt động giao thương không bị gián đoạn.
Giai đoạn này ban đầu dự kiến kéo dài từ tháng 3/2019 tới cuối năm 2020 nhưng sau khi Brexit được gia hạn hai lần thì giai đoạn này thu hẹp và có thể sẽ chỉ diễn ra trong vỏn vẹn 11 tháng từ 31/1-31/12/2020 nếu Brexit diễn ra đúng hạn như cam kết của Thủ tướng Johnson.
Các quan chức EU lâu nay luôn lo ngại khoảng thời gian 11 tháng là quá ngắn ngủi để hai bên tiến tới một thỏa thuận thương mại bởi trên thực tế, các thỏa thuận thương mại của EU đều phải mất vài năm đàm phán trước khi được ký kết và có hiệu lực.
Nội bộ nước Anh cũng lo ngại kế hoạch của Thủ tướng Johnson sẽ dẫn tới một kịch bản không thỏa thuận, khi đó mọi hoạt động trao đổi song phương sẽ dựa trên nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đứng trước nguy cơ bị gián đoạn nghiêm trọng.
Tuy nhiên, chính phủ của Thủ tướng Johnson được cho là có thể dựa vào "sự cấp bách" này để gây sức ép buộc EU phải chấp thuận một thỏa thuận thương mại toàn diện với Anh trong vòng chưa đầy 11 tháng, giống như cách ông lấy "Brexit không thỏa thuận" để hối thúc EU và tiến tới thỏa thuận Brexit hồi tháng 10 vừa qua.
Những quan ngại về khả năng hai bên chính thức "ly hôn" mà không có thỏa thuận lại đẩy đồng bảng Anh lao dốc trên thị trường New York. Tính tới 17h ngày 17/12 (giờ Việt Nam), giá trị một đồng Bảng Anh tương đương 1,3165 USD, giảm 1,25% giá trị so với chốt phiên giao dịch ngày 16/12.
Diễn biến này đã quét sạch tác động tích cực từ kết quả của cuộc bầu cử vừa qua với giá trị đồng bảng Anh. Sau khi kết quả bầu cử được công bố, giá trị đồng bảng Anh có lúc đã tăng lên các mức gần tương đương với thời điểm khoảng một tháng sau cuộc trưng cầu ý dân năm 2016./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẵn sàng tìm kiếm thỏa thuận thương mại tự do với Anh hậu Brexit
11:04' - 14/12/2019
Mỹ sẵn sàng tìm kiếm một thỏa thuận thương mại tự do với Anh khi quốc gia này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU.
-
Kinh tế Thế giới
Thoát khỏi mê cung, Brexit thẳng tiến!
20:20' - 13/12/2019
Kết quả kiểm phiếu được 649/650 đơn vị cử tri địa phương công bố cho thấy đảng Bảo thủ của Thủ tướng Johnson dẫn đầu với 364 ghế, tăng 47 ghế so với số ghế mà đảng này nắm giữ trước bầu cử.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản muốn sớm ký thỏa thuận tự do thương mại với Anh hậu Brexit
15:24' - 13/12/2019
Nhật Bản đang nỗ lực để giảm thiểu những tác động có thể gây ra từ sự kiện Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu - EU) đối với các doanh nghiệp của nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19'
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58'
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45'
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45'
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29'
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.