Vấn đề người di cư: Slovenia thông qua luật mới siết chặt điều kiện xét duyệt tị nạn
Bộ trưởng Nội vụ Slovenia Vesna Gyorkos Znidar cho biết mục đích của dự luật là để đẩy nhanh và tăng cường tính hiệu quả của các quy tình xét duyệt tị nạn đối với những người thực sự đủ điều kiện tị nạn, đồng thời đẩy nhanh quá trính xét duyệt hồi hương đối với những người không đủ điều kiện.
Dự luật đã được thông qua với 45 phiếu thuận, 4 phiếu chống trên tổng số 90 nghị sĩ trong Quốc hội. Đảng trung hữu đối lập đã không tham gia bỏ phiếu sau khi các yêu cầu về các biện pháp hạn chế cấp quy chế tị nạn và hạn chế số người di cư vào lãnh thổ bị từ chối.
Đây cũng là một trong những động thái mới nhất mà Slovenia, một quốc gia nằm trên lộ trình di cư qua vùng Balkan của hàng nghìn người di cư mỗi ngày, đưa ra nhằm tránh tình trạng trở thành điểm "thắt cổ chai" sau khi nước láng giềng Áo tăng cường kiểm soát biên giới và hạn chế số người di cư vào lãnh thổ nước mình từ tháng trước.
Theo thống kế, khoảng gần 500.000 người di cư tới Áo và Đức đã đi qua lãnh thổ Slovenia kể từ tháng 10/2015 sau khi Hungary tạm đóng cửa biên giới đối với người di cư.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, Tổng thống Macedonia Gjorge Ivanov đã chỉ trích mạnh mẽ lãnh đạo các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã gây ra cuộc khủng hoảng di cư, đồng thời yêu cầu được hỗ trợ.
Ông Inavov cho rằng EU đã không thể dự đoán trước tình hình và chưa tìm ra biện pháp phù hợp nhằm kiểm soát tình hình, đẩy Macedonia tới những áp lực to lớn từ cuộc khủng hoảng người di cư bắt nguồn từ các chính sách nhập cư dễ dãi tạo điều kiện cho người di cư đổ dồn về Hy Lạp trong thời gian qua.
Ông cũng chỉ trích EU khi chi hàng trăm triệu euro để hỗ trợ Hy Lạp nhưng lại chi một phần nhỏ hơn rất nhiều để hỗ trợ các nước ngoài EU như Macedonia bởi theo ông không chỉ riêng Hy Lạp mà cả Macedonia cũng cần phải được trợ giúp nhiều trong việc giải quyết khủng hoảng.
Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk lại tỏ ra lạc quan hơn về tình hình giải quyết khủng hoảng.
Trong thư mời tham dự Hội nghị EU- Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra vào ngày 7/3 tới, ông Tusk cho biết ông đã nhìn thấy tín hiệu lạc quan đầu tiên sau khi Thổ Nhĩ Kỳ cho biết quốc gia này đang xem xét nhận lại những người di cư không phải gốc Syria đặc biệt là người Maroc, Pakistan hoặc Afghanistan.
Ông Tusk nhận định một thỏa thuận như vậy sẽ giúp giải tỏa áp lực cho những nước nằm dọc lộ trình di cư Balkan, nơi hầu hết người di cư và tị nạn đi qua để tới các quốc gia khác giàu có của "lục địa già"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: Châu Âu lo ngại Ai Cập là cửa ngõ mới
08:39' - 29/02/2016
EU đang lo ngại việc các tổ chức đưa người nhập cư trái phép tìm cách khôi phục lại tuyến đường biển tới "Lục địa già" từ Ai Cập, trong bối cảnh làn sóng người di cư tại Libya và Thổ Nhĩ Kỳ quá tải.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: EC cáo buộc Bỉ vi phạm Hiệp ước Schengen
11:59' - 28/02/2016
Ủy viên châu Âu phụ trách nhập cư Dimitris Avramopoulos cho rằng Bỉ không tuân thủ Hiệp ước Schengen khi áp đặt kiểm soát biên giới với Pháp.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: 130.000 người “biến mất” khỏi các cơ sở tị nạn ở Đức
17:05' - 26/02/2016
Giới chức Đức ngày 25/2 thông báo hiện có trên 130.000 người tị nạn “biến mất” và các trường hợp này chưa bao giờ tới các cơ sở tiếp nhận tị nạn được phân bổ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU nhất trí đẩy nhanh cải cách thị trường điện
12:29' - 24/03/2023
Lãnh đạo các nước EU nhất trí đẩy nhanh cải cách thị trường điện của khối nhằm ngăn chặn giá năng lượng tăng đột biến.
-
Kinh tế Thế giới
iFOREST: Mất 900 tỷ USD để Ấn Độ từ bỏ than đá
11:18' - 24/03/2023
Chuyển đổi xanh-Kinh tế tuần hoàn: Ước tính chi phí 900 tỷ USD để Ấn Độ từ bỏ than đá
-
Kinh tế Thế giới
Mexico đầu tư 8,5 tỷ USD xây dựng trung tâm dữ liệu lớn nhất Mỹ Latinh
10:49' - 24/03/2023
Mexico sẽ đầu tư 8,5 tỷ USD vào dự án xây dựng một trung tâm dữ liệu lớn nhất Mỹ Latinh nhằm đưa quốc gia 130 triệu dân này trở thành nước đứng đầu về chuyển đổi số trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Công bố sáng kiến khôi phục sông và vùng đất ngập nước lớn nhất trong lịch sử
10:46' - 24/03/2023
Ngày 23/3, một số nước châu Phi và Mỹ Latinh đã công bố sáng kiến nhằm khôi phục 300.000 km sông ngòi vào năm 2030, cũng như các hồ và và vùng đất ngập nước bị suy thoái do hoạt động của con người.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Malaysia kêu gọi doanh nghiệp Saudi Arabia tăng cường đầu tư
08:46' - 24/03/2023
Thủ tướng Anwar Ibrahim đã kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp Saudi Arabia tăng cường đầu tư vào Malaysia khi quốc gia Đông Nam Á này triển khai nhiều chính sách ưu đãi đầu tư.
-
Kinh tế Thế giới
Thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ quý II/2020
08:05' - 24/03/2023
Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 23/3, thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này đã được thu hẹp trong quý IV/2022 nhờ thặng dư dịch vụ gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập nêu bật ảnh hưởng từ việc xây dựng Đập thủy điện Đại phục hưng
08:01' - 24/03/2023
Ai Cập cho rằng việc Ethiopia tiếp tục các hành động đơn phương liên quan đến Đập thủy điện Đại phục hưng đang đe dọa 150 triệu dân Ai Cập và Sudan, có thể làm gia tăng "tình trạng di cư bất thường".
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên thử nghiệm hệ thống vũ khí hạt nhân tấn công dưới nước mới
07:54' - 24/03/2023
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 24/3 cho biết nước này đã thử nghiệm một hệ thống vũ khí hạt nhân tấn công dưới nước mới dưới sự chỉ đạo của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyển đổi năng lượng sạch tại Việt Nam diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh
17:30' - 23/03/2023
Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi năng lượng sạch với tốc độ ngày càng nhanh và được coi là quốc gia dẫn đầu về chuyển đổi năng lượng sạch ở Đông Nam Á.