Vận tải biển Vosco phát triển mạnh hoạt động thuê tàu
Thông tin từ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) cho biết, ngày 28/6, tại Hải Phòng, Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (Vosco) – đơn vị thành viên của VIMC đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021. Đáng chú ý tại đại hội này, Vosco đã đưa ra các giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp trong thời gian tới.
Báo cáo tại đại hội, lãnh đạo Vosco cho hay, trong 10 năm (2010 – 2020), ngành vận tải biển Việt Nam và thế giới đã phải đối mặt với một chu kỳ suy thoái ngành sâu và dài nhất trong lịch sử. Chỉ số tàu hàng khô khu vực Bantic (BDI) là chỉ số thể hiện mức giá cước thuê tàu đã tụt xuống mức thấp nhất lịch sử (290 điểm). Các công ty vận tải biển; trong đó có Vosco đã phải vật lộn để tồn tại và duy trì hoạt động của đội tàu, chờ đợi cơ hội phục hồi của thị trường vận tải biển. Từ cuối năm 2020 và đầu năm 2021, dù vẫn chịu tác động rất lớn của đại dịch COVID-19 nhưng thị trường vận tải biển đã có dấu hiệu phục hồi (chỉ số BDI đã đạt cột mốc trên 3.000 điểm) và được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng tăng trưởng này đến hết năm 2021 và năm 2022. Làm tốt việc dự báo và kịp thời nắm bắt diễn biến tích cực của thị trường, Vosco đã triển khai những giải pháp thị trường, quản trị doanh nghiệp và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển nhằm đưa Vosco bước vào một giai đoạn phát triển mới. Vosco là doanh nghiệp đã phát triển mạnh hoạt động thuê tàu đưa vào khai thác bên cạnh đội tàu mà công ty sở hữu, nhằm tận dụng lợi thế của hệ thống quản lý kỹ thuật, quản lý khai thác có nhiều kinh nghiệm, đạt tiêu chuẩn quốc tế để tăng quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Vosco đã tăng cường công tác thị trường với trọng tâm phát triển các hợp đồng vận tải dài hạn với chân hàng lớn (hợp đồng COA); tích cực đàm phán để điều chỉnh giá cước hợp đồng theo diễn biến tích cực của thị trường; phát triển các tuyến vận tải có hiệu quả kinh tế cao (Atlantic, Nhật Bản, châu Âu, Australia …); áp dụng và triển khai các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tàu (áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát tiêu thụ nhiên liệu, vật tư, phụ tùng thay thế, kiểm soát tốc độ khai thác…) Tại Đại hội, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020 và kế hoạch kinh doanh năm 2021 của Vosco cho thấy: sản lượng vận tải năm 2020 đạt 6,67 triệu tấn (124,3% kế hoạch), doanh thu đạt 1.362 tỷ đồng (106,24 % kế hoạch), lợi nhuận (lỗ) 187 tỷ đồng.Năm 2021, Vosco đặt ra mục tiêu, sản lượng vận tải đạt 5 triệu tấn, doanh thu đạt 1.227 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 30 tỷ đồng. Đây là mục tiêu có phần khiêm tốn và thận trọng trong bối cảnh thị trường vận tải biển có nhiều diễn biến tích cực, đồng thời Vosco và VIMC đã có nhiều biện pháp và chiến lược phát triển đối với doanh nghiệp.
Nhằm giúp Vosco phát triển bền vững, đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường ngày càng khắt khe trong hoạt động vận tải biển, VIMC đã có chiến lược thanh lý các tàu biển có tuổi tàu cao, khó đáp ứng các điều kiện về môi trường và đầu tư bổ sung các tàu thế hệ mới, tiết kiệm nhiên liệu, đáp ứng điều kiện để hoạt động tại tất cả các vùng biển toàn cầu. Cụ thể, trong giai đoạn đến 2025, Vosco sẽ bán thanh lý 3 tàu: ĐẠI NAM, ĐẠI MINH, NEPTUNE STAR (tháng 4/2021, Vosco đã bán thành công tàu ĐẠI NAM, trọng tải 47.102 tấn) và đầu tư 4 tàu (cỡ Supramax với tổng trọng tải khoảng 200.000 tấn) thế hệ ecoship với tổng trọng tải 186.000 tấn để tận dụng thế mạnh của công ty và cơ hội rất tốt của thị trường trong thời gian tới. Để đảm bảo nguồn lực cho hoạt động đầu tư và nâng cao năng lực tài chính, Vosco triển khai các biện pháp mạnh mẽ tái cơ cấu tài chính với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng với mục tiêu xử lý nợ dứt điểm với các ngân hàng thương mại. Năm 2020, Vosco đã tái cơ cấu nợ với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – VCB với doanh thu tài chính ghi nhận tăng thêm 679 tỷ đồng. Theo chiến lược phát triển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam- VIMC giai đoạn 2021 - 2025, Vosco vẫn là doanh nghiệp hàng đầu trong các doanh nghiệp vận tải biển cùng hệ thống các doanh nghiệp cảng biển, dịch vụ hàng hải tạo nên chuỗi dịch vụ logistics trọn gói (door to door). Đại diện VIMC cho hay, để tạo tính chủ động, linh hoạt cho doanh nghiệp, phù hợp với phương án cổ phần hóa VIMC đã được Chính phủ phê duyệt, VIMC sẽ thoái vốn tại Vosco để chỉ nắm giữ 49% vốn điều lệ (giảm từ nắm giữ 51% vốn điều lệ). VIMC sẽ tiếp tục chỉ đạo Vosco triển khai việc tái cơ cấu tài chính thông qua việc mua bán nợ giữa Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) và các tổ chức tài chính với mục tiêu tái cơ cấu xong các khoản nợ trong năm 2021./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch COVID-19: Hàng hóa thông qua các cảng biển Vũng Tàu vẫn tăng
13:14' - 20/06/2021
Mặc dù đại dịch COVID-19, nhưng sản lượng hàng hoá thông qua cảng biển Vũng Tàu vẫn đạt trên 48.279.300 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020.
-
Doanh nghiệp
Kết nối doanh nghiệp FDI với các trường đại học, cao đẳng tại Hải Phòng
20:32' - 18/06/2021
Đại diện các doanh nghiệp FDI và các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn Hải Phòng đã chia sẻ và ký văn bản hợp tác về một số nội dung như nhu cầu tuyển dụng lao động
-
Chứng khoán
Hoa tiêu Hàng Hải bán hết cố phần chào bán
14:46' - 18/06/2021
Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa thông báo kết quả phiên bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoa tiêu Hàng hải – TKV.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Bố trí tái định cư trước Tết cho người dân bị ảnh hưởng dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ
18:57'
Bí thư Thành ủy Cần Thơ cho rằng việc tái định cư trong giai đoạn đầu nếu thực hiện tốt thì khi triển khai giai đoạn 2 sẽ rất thuận lợi.
-
Doanh nghiệp
EVN và NSMO ký kết thỏa thuận phối hợp
18:29'
EVN và NSMO đã cùng xây dựng nội dung thỏa thuận phối hợp nhằm tiếp tục duy trì và phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong vận hành, góp phần quan trọng đảm bảo cung cấp điện cho đất nước và nhân dân.
-
Doanh nghiệp
Ký kết hợp tác tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
16:35'
Ngày 27/11, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, bốn đơn vị hàng đầu trong ngành logistics đã ký kết hợp tác “Giải pháp kho ngoại quan - Tối ưu chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu”.
-
Doanh nghiệp
Cuộc đua tiếp thị trực tuyến giữa Temu và Shein làm khó các nhà bán lẻ
16:30'
Theo các chuyên gia, việc Temu và Shein chi tiêu mạnh vào tiếp thị trực tuyến đang khiến chi phí tiếp cận khách hàng vào ngày Black Friday của các nhà bán lẻ và thương hiệu khác trở nên đắt đỏ hơn.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Nhu cầu nội địa yếu gây áp lực lên doanh nghiệp
15:27'
BoK vừa công bố, chỉ số tâm lý kinh doanh tổng hợp (CBSI) của nước này đã xấu đi vào tháng 11/2024 trong bối cảnh ngày càng nhiều lo ngại về đà tăng trưởng yếu do nhu cầu trong nước suy giảm.
-
Doanh nghiệp
Giải đáp vướng mắc trong kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu
14:30'
Lĩnh vực hải quan luôn nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp vì đây là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế, đảm bảo an ninh kinh tế, góp phần phát triển đất nước.
-
Doanh nghiệp
Khởi công xây dựng nhà máy amoniac xanh lớn nhất thế giới
08:02'
Với khoản đầu tư khoảng 4,4 tỷ riyal Qatar, tương đương 1,2 tỷ USD, dự án này được phát triển thông qua sự hợp tác giữa tập đoàn QatarEnergy và công ty phân bón Qatar (QFC).
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam: “Một đội ngũ – Một mục tiêu” cho ngọn lửa năng lượng quốc gia luôn rực sáng
07:36'
Ngày 27/11/1961, Đoàn thăm dò dầu lửa 36 được thành lập, đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam. Trải qua 63 năm phát triển, ngành Dầu khí đã thành một trụ cột kinh tế quan trọng.
-
Doanh nghiệp
VinFast có doanh số bán ô tô tăng 115% và doanh thu tăng hơn 49%
21:09' - 26/11/2024
Trong quý 3, VinFast đã bàn giao tổng cộng 21.912 xe điện, tăng 66% so với quý 2 và tăng 115% so với cùng kỳ năm 2023.