Vẫn xác định dựa vào người dân và doanh nghiệp
Mục tiêu của chương trình là phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.
Đây cũng là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Vậy chương trình sẽ mang lại những kỳ vọng gì, việc thực hiện có gặp phải “trở ngại” cũng như cần chính sách nào để thu hút tối đa nguồn lực xã hội hóa ?Xoay quanh câu chuyện này, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương.
Phóng viên: Ông có thể khái quát về nội dung cũng như mục tiêu của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là OCOP) mới được Chính phủ thông qua? Ông Nguyễn Minh Tiến: OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu tổng quát của Chương trình mỗi xã một sản phẩm là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Đồng thời phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Cùng với đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới. Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cư ra thành phố), bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam. Trên cơ sở mục tiêu tổng quát thì chương trình cũng đã xác định một số nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, Xây dựng hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP đồng bộ từ Trung ương đến địa phương (tỉnh, huyện, xã); Ban hành bộ tiêu chí, quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm; Ban hành và áp dụng chính sách đồng bộ để thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP trên phạm vi cả nước; Tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% số sản phẩm hiện có, tương ứng khoảng 2.400 sản phẩm; củng cố, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp; Triển khai thực hiện từ 8 - 10 mô hình Làng văn hóa du lịch; Triển khai xây dựng Trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm ở những vùng có đủ điều kiện; Củng cố, kiện toàn 100% doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP. Chương trình phấn đấu phát triển mới khoảng 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã tham gia; Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP; Đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh cho khoảng 1.200 cán bộ quản lý nhà nước (cấp trung ương, tỉnh, huyện) thực hiện Chương trình OCOP và 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP. Phóng viên:Trong nhiều năm qua, điệp khúc “được mùa mất giá” hay câu chuyện “giải cứu nông sản” vẫn thường xuyên diễn ra. Theo ông, việc triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm liệu có giúp giải quyết được tình trạng trên? Ông Nguyễn Minh Tiến: Đặc thù của sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề thời tiết cũng như nhu cầu của thị trường. Thực tế, nông nghiệp của Việt Nam là một thế mạnh, điều này thể hiện ở chỗ xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam trong năm 2017 là 36 tỷ USD. Đây chính là lợi thế nhưng vấn đề là làm thế nào để lợi thế của nông sản, đặc biệt là các sản phẩm truyền thống được phát triển một cách bền vững thì thông qua chương trình OCOP để chuẩn hóa được sản phẩm cũng như kết nối được với thị trường. Quan điểm của chương trình OCOP là từ thị trường, lấy thị trường là tín hiệu, là mệnh lệnh để dẫn dắt sản xuất, từ đó định hướng các sản phẩm truyền thống phải gắn với thị trường. Điệp khúc “được mùa mất giá” hay câu chuyện “giải cứu nông sản” cho ta thấy những bất cập là khi sản xuất không định hướng rõ sản xuất gắn với thị trường, tăng sản lượng nhanh chóng mà không quan tâm đến nhu cầu thị trường… Đối với OCOP, trên cơ sở xác định được những nhóm sản phẩm sẽ chuẩn hóa và định hướng rõ thị trường, vùng tiêu thụ. Cùng với đó, chương trình sẽ hỗ trợ các chương trình kết nối, xúc tiến, quảng bá để từ đó có thể hình thành được những trung tâm giới thiệu sản phẩm gắn với các trạm dừng chân hay các trung tâm du lịch. Bên cạnh đó, chương trình cũng sẽ hỗ trợ các hộ sản xuất, các doanh nghiệp nắm được thông tin thị trường, sản xuất theo đúng nhu cầu thị trường chứ không thuần túy là “mình có cái gì thì mình làm cái đó”. Phóng viên:Theo ông, đâu là những thách thức khi triển khai nhân rộng chương trình trên phạm vi cả nước? Ông Nguyễn Minh Tiến: Cái khó đầu tiên là với các sản phẩm OCOP làm sao phải đảm được chất lượng. Việc đánh giá ban đầu để xác định và hỗ trợ để nâng chất cho sản phẩm mới chỉ là những bước đi đầu tiên. Điểm quan trọng là khi những sản phẩm đã được phân hạng thì phải có cơ chế kiểm tra, giám sát để sản phẩm đó được duy trì bền vững. Trên thực tế, đã có những sản phẩm thời gian đầu chất lượng rất tốt nhưng khi phát triển sản phẩm đó lên quy mô lớn thì bị buông lỏng trong khâu quản lý, giám sát. Khi tổ chức triển khai ở các địa phương thì phải hình thành được đội ngũ tư vấn, giám sát, đánh giá để đảm bảo được sản phẩm khi “bước chân” ra thị trường, đã được xếp hạng trong OCOP thì phải đáp ứng đủ các điều kiện, quy định của chương trình. Phóng viên: Hầu hết các sản phẩm đặc trưng của địa phương mới chỉ tiêu thụ tại thị trường trong nước. Theo ông, cần có giải pháp nào để các sản phẩm này đủ sức cạnh tranh ở thị trường thế giới? Ông Nguyễn Minh Tiến: Các sản phẩm truyền thống tham gia chương trình OCOP trước kia chỉ tiêu thụ ở thị trường nội tỉnh. Để hướng các sản phẩm này tới thị trường rộng lớn hơn, đặc biệt là xuất khẩu thì điều đầu tiên là phải tìm hiểu rõ thị trường tiêu thụ đối với từng nhóm sản phẩm. Chương trình sẽ hỗ trợ cho các tổ chức tham gia sản xuất điều chỉnh từ vấn đề bao bì, nhãn mác, thiết kế để phù hợp với thị trường tiêu thụ. Trên cơ sở ý tưởng của các doanh nghiệp tham gia, chương trình OCOP sẽ hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Song song với đó, việc kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm cũng sẽ được triển khai thường xuyên để duy trì tiêu chuẩn, chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường. Chương trình OCOP cũng sẽ triển khai một cách bài bản, hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, để các sản phẩm OCOP có cơ hội tiêu thụ ở thị trường thế giới và cũng là điều kiện để giới thiệu văn hóa truyền thống của Việt Nam. Phóng viên:Để thực hiện thành công Chương trình mỗi xã một sản phẩm, ngoài nguồn vốn ngân sách còn cần đến nguồn vốn từ xã hội hóa. Vậy cần có chính sách nào để thu hút tối đa nguồn vốn này, thưa ông? Ông Nguyễn Minh Tiến: Hiện nay, Chính phủ vừa mới ban hành một số cơ chế, chính sách mới và trong chương trình OCOP sẽ cố gắng vận dụng những cơ chế, chính sách mới nhất này như Nghị định 57 về thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hay như Quyết định 461 về đề án phát triển 15.000 hợp tác xã hiệu quả… Đặc biệt, với địa phương đã triển khai thành công như Quảng Ninh, chúng ta cũng học hỏi được kinh nghiệm rất sáng tạo, đó là cơ chế hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp tham gia chương trình OCOP. Trước đây, thông thường chỉ dừng ở việc hỗ trợ vật tư đầu vào, hỗ trợ khoa học công nghệ thì hiện nay, ngoài việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế về vật tư, khoa học công nghệ thì cơ chế hỗ trợ lãi suất với 1 đồng bỏ ra từ nguồn vốn ngân sách thì có thể thu hút được 30 đến 40 đồng đầu tư từ doanh nghiệp. Đây có thể coi là điều kiện để thu hút được nguồn lực xã hội tham gia chương trình. Đối với chương trình OCOP, vẫn xác định là chương trình phát triển dựa vào nội lực, đó là nội lực của người dân, doanh nghiệp. Nhà nước tạo ra cơ chế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, ứng dụng khoa học công nghệ và đặc biệt, thông qua các hội chợ, triển lãm để giới thiệu các sản phẩm nhằm giúp các sản phẩm này có cơ hội đi xa hơn thị trường nội địa. Phóng viên: Xin cảm ơn ông!Xem thêm:
>>>Hà Nội sau 10 năm điều chỉnh địa giới: Bộ mặt nông thôn nhiều đổi mới
>>>Diện mạo nông thôn Hà Nội sau 10 năm điều chỉnh địa giớiTin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Chợ nông thôn mới còn gây lãng phí
11:34' - 30/07/2018
Một số chợ nông thôn tại Hà Nam sau khi hoàn thành đã không được khai thác và sử dụng hiệu quả, gây lãng phí và là áp lực về nợ công cho các xã khi xây dựng nông thôn mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Xây dựng nông thôn mới cần có tư duy mới
18:00' - 27/07/2018
"Để Chương trình xây dựng nông thôn mới thành công thì luôn luôn phải có sức sống mới, tư duy mới, cách làm mới, mô hình mới..., bên cạnh đó là tính năng động, sáng tạo của địa phương, của người dân".
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Hỗ trợ các thôn, bản vùng khó khăn xây dựng nông thôn mới
13:28' - 27/07/2018
Ngày 27/7, tại Điện Biên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị về xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản khó khăn gắn với giảm nghèo bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Đức Thọ cần phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của Hà Tĩnh
12:40' - 21/07/2018
Thủ tướng mong muốn: Từ giờ đến cuối năm, Đức Thọ cần phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của Hà Tĩnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Nợ đọng xây dựng cơ bản nông thôn mới còn hơn 1.630 tỷ đồng
11:13' - 08/07/2018
Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho biết, tính đến 31/5/2018, tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản của các địa phương là 1.631,9 tỷ đồng...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano
20:40'
Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano lần thứ 28 diễn ra tại Trung tâm triển lãm ở thành phố Milan (Italy) quy tụ gần 2.800 doanh nghiệp đến từ 90 quốc gia, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 3/12. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 3/12/2024. XSMB thứ Ba ngày 3/12
19:30'
Bnews. XSMB 3/12. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/11. XSMB thứ Ba. Trực tiếp KQXSMB ngày 3/12. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Ba ngày 3/12/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 3/12. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 3/12/2024. XSMT thứ Ba ngày 3/12
19:30'
Bnews. XSMT 3/12. Kết quả xổ số hôm nay ngày 3/12. XSMT thứ Ba. Trực tiếp KQXSMT ngày 3/12. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Ba ngày 3/12/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 3/12. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 3/12/2024. XSMN thứ Ba ngày 3/12
19:30'
Bnews. XSMN 3/12. Kết quả xổ số hôm nay ngày 3/12. XSMN thứ Ba. Trực tiếp KQXSMN ngày 3/12. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Ba ngày 3/12/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Power 6/55 ngày 3/12 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 3/12/2024
19:30'
Bnews. Kết quả Vietlott Power 6/55 ngày 3/12 - Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 3 tháng 12 năm 2024 - Xổ số Vietlott Power 6/55 hôm nay.
-
Kinh tế & Xã hội
XSBL 3/12. Kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay ngày 3/12/2024. XSBL ngày 3/12
19:00'
Bnews. XSBL 3/12. Kết quả xổ số hôm nay ngày 3/12. XSBL Thứ Ba. Trực tiếp KQXSBL ngày 3/12. Kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay ngày 3/12/2024. Kết quả xổ số Bạc Liêu Thứ Ba ngày 3/12/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSBT 3/12. Kết quả xổ số Bến Tre hôm nay ngày 3/12/2024. XSBT ngày 3/12
19:00'
Bnews. XSBT 3/12. Kết quả xổ số hôm nay ngày 3/12. XSBT Thứ Ba. Trực tiếp KQXSBT ngày 3/12. Kết quả xổ số Bến Tre hôm nay ngày 3/12/2024. Kết quả xổ số Bến Tre Thứ Ba ngày 3/12/2024.XSBTR hôm nay
-
Kinh tế & Xã hội
XSVT 3/12. Kết quả xổ số Vũng Tàu hôm nay ngày 3/12/2024. XSVT ngày 3/12
19:00'
Bnews. XSVT 3/12. Kết quả xổ số hôm nay ngày 3/12. XSVT Thứ Ba. Trực tiếp KQXSVT ngày 3/12. Kết quả xổ số Vũng Tàu hôm nay ngày 3/12/2024. Kết quả xổ số Vũng Tàu Thứ Ba ngày 3/12/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSDLK 3/12. Kết quả xổ số Đắk Lắk hôm nay ngày 3/12/2024. XSDLKngày 3/12
18:18'
XSDLK 3/12. Kết quả xổ số hôm nay ngày 3/12. XSĐL Thứ Ba. Trực tiếp KQ XSDLK ngày 3/12. Kết quả xổ số Đắk Lắk hôm nay ngày 3/12/2024. Kết quả xổ số Đắk Lắk Thứ Ba ngày 3/12/2024.