VBF2020: Kỳ vọng nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng thời cơ hội nhập
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2020 đang diễn ra ở Hà Nội do Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) phối hợp tổ chức sáng 22/12 đã ghi nhận nhiều ý kiến phản ánh từ cộng đồng doanh nghiệp về những sáng kiến, đề xuất cùng nguyện vọng bày tỏ mong muốn Chính phủ tích cực triển khai các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa.
Đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch COVID-19 và thúc đẩy sự phát triển nhanh, mạnh hơn trong thời gian tới.
Đại diện cộng đồng doanh nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đồng Chủ tịch VBF nhận định, nhiều dự báo cho thấy, năm 2021 vẫn là năm kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn và Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng Chính phủ có các biện pháp cụ thể và nhanh chóng để giải quyết ngay các "nút thắt" đang cản trở doanh nghiệp tận dụng cơ hội hội nhập từ các Hiệp định thương mại tự do đã được ký kết giữa Việt Nam và cộng đồng kinh tế thế giới. Cụ thể, Chính phủ xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên sâu, bài bản trong những ngành công nghiệp kỹ thuật phụ trợ cần thiết nhất hiện nay; có các chương trình đào tạo kỹ năng cụ thể, cho từng ngành nghề, lĩnh vực công nghiệp kỹ thuật phụ trợ cụ thể thuộc các chuỗi giá trị trọng điểm và nằm trong chiến lược cụ thể thu hút việc chuyển dịch của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngoài ra, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dựa trên các đánh giá khoa học và dự báo được về những thay đổi của thị trường lao động việc làm trong 5-10 năm tới. Bên cạnh đó, Chính phủ chỉ đạo tập trung triển khai hiệu quả Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP); Luật Đầu tư công với ưu tiên cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông và các dự án đang triển khai dở dang; đảm bảo sự kết nối các khu vực sản xuất trọng điểm (nông nghiệp, công nghiệp) đến các cửa khẩu quốc tế. Tại các cửa khẩu quốc tế trọng điểm, đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư phát triển, nâng cấp hệ thống logistics cần thiết, đặc biệt đối với các cửa khẩu đầu mối cho các hàng hóa đặc thù (dễ bị hư hỏng, cần bảo quản đặc biệt…).Liên quan tới chủ trương nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa sản phẩm, dù đây là việc của từng doanh nghiệp, song cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng, Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tăng cường năng lực và chất lượng xúc tiến đầu tư thương mại thông qua mạng lưới các cơ quan đại diện ngoại giao hay dành nguồn lực thích đáng cho những tổ chức xúc tiến thương mại như VCCI, với các hoạt động cần thiết.
Chẳng hạn như, thiết lập cổng thông tin về thị trường và kết nối kinh doanh cho doanh nghiệp; thực hiện các chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại cho hàng hóa Việt Nam tại nước ngoài. Đặc biệt, là các chương trình hội chợ, triển lãm sản phẩm, kết nối doanh nhân, doanh nghiệp… Đối với các nhóm hàng nông sản mà các nước đối tác nhập khẩu có yêu cầu đặc thù về tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm như phải chiếu xạ, kiểm tra trước khi bốc hàng… Chính phủ hỗ trợ thiết lập các trung tâm kỹ thuật nhằm hướng dẫn người sản xuất, xuất khẩu thực hiện các yêu cầu. Đồng thời, kiểm tra hàng hóa miễn phí hoặc phí ưu đãi theo tiêu chuẩn của nước nhập khẩu; phối hợp với đơn vị kỹ thuật được đối tác chỉ định để giúp thúc đẩy nhanh việc thực hiện các yêu cầu kỹ thuật. Theo ông Lộc, có nhiều cách thức để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển trong thời gian tới. Theo đó, Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, với trọng tâm là cải cách về thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Trên thực tế, qua rà soát và ghi nhận phản ánh từ doanh nghiệp, báo cáo mới đây do VCCI thực hiện cho thấy, vẫn có một số lĩnh vực thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà như thủ tục về đất đai, thuế, bảo hiểm xã hội, xây dựng, quản lý thị trường, giao thông, phòng cháy, môi trường, kho bạc và lao động. Song song đó, việc xây dựng Chính quyền điện tử; trong đó, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin để giải quyết thủ tục hành chính, tăng số dịch vụ công trực tuyến lên mức độ 3 và mức độ 4. Hướng tới việc tạo lập và kết nối liên thông giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về cơ sở dữ liệu doanh nghiệp để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ và thuận lợi trong triển khai thực hiện.Cộng đồng doanh nghiệp đề xuất, Chính phủ và các bộ, ngành tiếp tục đẩy mạnh cải cách các quy định về điều kiện kinh doanh. Thực thi nghiêm túc Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ ban hành tháng 5/2020 về việc cắt giảm gánh nặng chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp.
Theo đó, tiếp tục giảm thiểu gánh nặng thanh, kiểm tra doanh nghiệp, theo nguyên tắc quản lý rủi ro, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm thiểu sự chồng chéo, trùng lặp trong quản lý kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Cùng đó, xây dựng và triển khai hiệu quả, thực chất các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, tập trung vào đối tượng doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; chủ động nghiên cứu và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp về tiếp cận thị trường, tiếp cận vốn, thông tin thị trường lao động... Ông Lộc nhấn mạnh, giải quyết các chồng chéo và thiếu rõ ràng trong hệ thống pháp luật kinh doanh là những vấn đề nhận được sự phản ánh, kiến nghị nhiều nhất từ cộng đồng doanh nghiệp, đang gây khó và tạo thêm nhiều vướng mắc, bất cập khiến “trói chân” doanh nghiệp. Chính phủ và Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư 2020 và giúp tháo gỡ khá nhiều xung đột, chồng chéo. Tuy nhiên, về lâu dài, để tránh việc tái diễn tình trạng này, ông Lộc cho rằng, cần thay đổi quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, theo đó cần kiểm soát tốt hơn về tính thống nhất trong các quy định của luật. Góp thêm ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, ông Tetsu Funayama, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản (JCCI) cho rằng, Việt Nam cần phát triển cơ sở hạ tầng hơn nữa từ phát điện, sân bay, đường sá, bến cảng cho đến bệnh viện để có thể tiếp tục tăng trưởng kinh tế sau khi kiểm soát tốt dịch COVID-19.Thông thường các dự án phát triển cơ sở hạ tầng sẽ sử dụng nguồn vốn được huy động theo phương thức hợp tác đối tác công tư (PPP). Do đó, “việc huy động nguồn vốn phát triển khổng lồ cần được đảm bảo tính ưu việt của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với dự án ấy”, ông Tetsu Funayama chia sẻ.
Đại diện các nhà đầu tư Nhật Bản, ông Tetsu Funayama đề xuất, để đảm bảo khả năng vay vốn từ ngân hàng, Chính phủ Việt Nam cần cân bằng tỷ lệ rủi ro giữa các bên tham gia trong dự án. Một số trường hợp khẩn cấp, Chính phủ cũng nên xem xét việc bảo lãnh các khoản vay chẳng hạn như bảo lãnh các khoản thanh toán của công ty nhà nước cho doanh nghiệp PPP hoặc xem xét bảo lãnh chuyển đổi ngoại tệ sang đồng Việt Nam để hỗ trợ dự án được triển khai đúng tiến độ và đảm bảo việc vận hành theo các quy tắc minh bạch cao. “Ngay cả sau khi luật PPP mới có hiệu lực vào năm 2021, chúng tôi mong muốn được tiếp tục thảo luận với các bộ, ngành và các thành viên liên quan trong Quốc hội nhằm đảm bảo các điều kiện nêu trên thông qua việc hoàn thiện quy định pháp luật, sớm áp dụng các điều kiện linh hoạt cho từng dự án trong quá trình vận hành”, ông Tetsu Funayama đề xuất. Về phía Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ, Chủ tịch Virginia B.Foote bày tỏ sự ủng hộ về các kế hoạch kiến tạo môi trường và năng lượng sạch mà Chính phủ Việt Nam đang chủ trương thực hiện. Đồng thời, bày tỏ sự quan ngại vì Tổng sơ đồ Điện VIII đang xây dựng vẫn cho thấy vai trò rất lớn của nhiệt điện than, nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe người dân. "Thay vì xây dựng các nhà máy than, AmCham khuyến nghị Chính phủ Việt Nam xem xét việc phát triển ngành năng lượng tái tạo, cải thiện các thủ tục để chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, truyền tải, LNG và khí đốt ngoài khơi. Chính phủ Việt Nam cũng cân nhắc việc giảm gánh nặng thuế, hiện vẫn đang ở mức cao đối với việc phát triển dự trữ khí đốt ngoài khơi, vốn đã chiếm tới 50-60%", Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị. Bà Foote lưu ý, việc cân bằng thuế và cung cấp các ưu đãi thuế, thuế quan đối với năng lượng mặt trời, gió và sinh khối có thể giúp tạo ra sự khác biệt về môi trường đầu tư của Việt Nam. AmCham mong muốn sớm ký kết và thực hiện các điều khoản của Thỏa thuận mua bán điện trực tiếp, giúp xanh hóa chuỗi cung ứng; đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác để xây dựng ngành công nghiệp tái chế theo Luật Môi trường mới nhằm giúp làm sạch các tuyến đường thủy và đô thị Việt Nam trong tương lai./.- Từ khóa :
- VBF
- doanh nghiệp
- bộ kế hoạch và đầu tư
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Việt Nam xây nền móng hạ tầng cho kỷ nguyên AI
12:33'
Dự án Trung tâm Dữ liệu siêu quy mô ở Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh do Tập đoàn CMC đầu tư là bước đi chiến lược trong lộ trình xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển AI và công nghệ lõi của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD phát triển dầu khí
09:32'
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD với các tập đoàn năng lượng quốc tế để khoan 43 giếng dầu khí, nhằm tăng sản lượng nội địa và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16' - 12/07/2025
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17' - 12/07/2025
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.