VCCI góp ý sửa đổi những nội dung gì cho Nghị định về nhãn hàng hóa?
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa góp ý kiến cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa. Theo đó, nội dung được quan tâm nhiều nhất là quy định ghi nhãn với hàng hóa xuất khẩu chuyển sang lưu thông trên thị trường. Dự thảo đề xuất bãi bỏ quy định hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại và được đưa ra lưu thông trên thị trường cần phải dán nhãn phụ và phải bỏ nhãn chính bằng tiếng nước ngoài để thay thế bằng nhãn tiếng Việt như nhãn với hàng hóa lưu thông trong nước, nhằm hạn chế cơ hội gian lận thương mại.
Tuy nhiên, theo đại diện VCCI, việc quy định như vậy cần cân nhắc đến chi phí có thể tạo ra cho doanh nghiệp. Mục đích của việc đưa hàng hóa không xuất khẩu được về tiêu thụ tại thị trường nội địa là để tránh việc tiêu hủy các hàng hóa này. Trong khi hàng hóa vẫn có khả năng sử dụng, nhằm giúp doanh nghiệp giảm tổn thất về doanh thu.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế - VCCI cho biết, theo quy định mà dự thảo đề ra, doanh nghiệp sẽ phải bóc bỏ nhãn cũ, thậm chí thay cả bao bì bên ngoài để in nhãn mới bằng tiếng Việt sẽ tốn thêm nhiều chi phí về nhân công và thời gian để thực hiện việc này. Thậm chí, còn làm tăng chi phí để chuyển đổi hàng hóa khi bán nội địa.
Do đó, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc bỏ quy định này, tránh việc gia tăng chi phí có thể làm đội giá thành và giảm sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa khi đưa về tiêu thụ ở thị trường trong nước.
VCCI còn góp ý về nội dung dự thảo khi bổ sung quy định mới về việc ghi nhãn dinh dưỡng với thực phẩm. Đây là yêu cầu cần thiết song việc quy định phải có tính thực tiễn và phù hợp với hiệu lực thi hành. Việc ghi nhãn dinh dưỡng sẽ được thực hiện khi Nghị định sửa đổi này có hiệu lực, vậy lộ trình, nội dung ghi nhãn và các trường hợp miễn giảm lại phải chờ Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn. Khi đó, doanh nghiệp có thể gặp vướng mắc do không biết phải thực hiện như thế nào nên đại diện VCCI khuyến nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định việc ghi nhãn dinh dưỡng sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
Nghị định 43/2017/Nđ-CP là văn bản chung quy định về nhãn hàng hóa. Song các bộ quản lý chuyên ngành còn ban hành thêm các quy định ghi nhãn khác với một số loại sản phẩm hàng hóa dẫn đến việc doanh nghiệp liên tục phải thay mới nhãn hàng hóa, gây tốn kém chi phí và công sức của doanh nghiệp.
Dự thảo Nghị định bổ sung đã thêm quy định mới cho phép doanh nghiệp sử dụng nhãn cũ để in ấn và gắn lên hàng hóa song pháp luật chuyên ngành khác thường không có quy định chuyển tiếp tương tự. Do đó, VCCI khuyến nghị, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cơ quan soạn thảo cần bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về thời gian chuyển tiếp cho bất kỳ quy định thay đổi về nhãn hàng hóa theo hướng nói trên.
Dự thảo bổ sung quy định cho phép Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện Nghị định trong một số trường hợp bất khả kháng như dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát kể cả khi có vắc xin, tùy tình hình thực tế khó khăn của doanh nghiệp trong việc đáp ứng một số quy định về ghi nhãn hàng hóa như số lượng nhãn đã in từ trước có thể vượt quá so với khả năng sản xuất của doanh nghiệp, dẫn tới tình trạng bỏ phí số lượng nhãn này.
Theo VCCI, đây là quy định rất cần thiết và phù hợp với thực tế khách quan. Tuy nhiên, nội hàm quy định quá rộng và không rõ thẩm quyền hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ tới đâu, được hướng dẫn những nội dung gì.
Do đó, VCCI cho rằng, Nghị định cần làm rõ nội dung này theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Cụ thể, có thể ghi rõ Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tùy tình hình thực tế hướng dẫn doanh nghiệp được miễn, giảm một số nghĩa vụ trong nghị định này theo nguyên tắc công bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp.../.
- Từ khóa :
- doanh nghiệp
- thị trường
- dịch bệnh
- nội địa
- trong nước
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Phát hiện gần 6 tấn thép xây dựng nghi vấn giả mạo nhãn hiệu Hòa Phát
12:23' - 03/06/2021
Tập đoàn đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm các hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái sản phẩm của tập đoàn, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.
-
DN cần biết
Aeon ra mắt Waon Point: Tích điểm toàn hệ sinh thái, nhận ưu đãi cực lớn
20:12' - 04/07/2025
Tập đoàn Aeon ra mắt chương trình Waon Point – hệ thống tích điểm chung trên toàn bộ hệ sinh thái Aeon Việt Nam, tặng 10 lần điểm duy nhất ngày 6/7, mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch.
-
DN cần biết
JPMorganChase: Thuế quan sẽ làm tăng mạnh chi phí trực tiếp của doanh nghiệp Mỹ
16:09' - 03/07/2025
Theo Viện JPMorganChase, các kế hoạch áp thuế quan hiện tại của Tổng thống Donald Trump có thể gây ra chi phí trực tiếp lên tới 82,3 tỷ USD đối với nhóm doanh nghiệp quan trọng của nước này.
-
DN cần biết
Khánh thành nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng hơn 200 triệu euro
15:34' - 03/07/2025
Dự án có tổng mức đầu tư 217 triệu euro, trong giai đoạn 2 có mức đầu tư 97 triệu euro với công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Anker thu hồi hơn 30.900 pin sạc dự phòng tại Việt Nam
19:41' - 02/07/2025
Thực hiện vai trò cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đang giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi do Anker Innovations Limited thực hiện.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng chống bán phá giá với gạch ốp lát
19:23' - 02/07/2025
Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin sau về doanh nghiệp; công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm gạch ốp lát trong từ năm 2020 đến năm 2024.