VCCI: Hoàn thiện và đồng bộ các chính sách phát triển kinh tế tư nhân
Phản hồi đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc góp ý hoàn thiện dự thảo Tờ trình, Nghị quyết và Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, về nhiệm vụ tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đồng bộ, nhất quán, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân được quy định tại điều 1 mục III của Chương trình hành động tại dự thảo đã liệt kê một số nghị quyết về tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân để yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan cần tiếp tục triển khai.
Tuy nhiên, một vài văn bản quan trọng lại chưa được nhắc tới như Nghị quyết 139/NQ-CP ngày 09/11/2019 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp và Nghị quyết 76/NQ-CP của Chính phủ ngày 15/7/2021 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 – 2030. Đó đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bổ sung các văn bản vào dự thảo.
Thêm nữa, việc giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát các chính sách pháp luật; kiến nghị bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật không còn phù hợp, chồng chéo, chưa đầy đủ hoặc có vướng mắc để tháo gỡ điểm nghẽn phát triển kinh tế tư nhân là rất cần thiết. Tuy nhiên, vẫn có một số quy định dự kiến ban hành hoặc mới ban hành đã làm gia tăng chi phí một cách bất hợp lý, gây khó khăn cho doanh nghiệp.Vì vậy, theo VCCI cần phải có cơ chế kiểm soát hiệu quả hơn chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư kinh doanh; đồng thời, kiến nghị thêm về các chính sách hiện hành.
Ví dụ như đối với các quy định về điều kiện kinh doanh, trong quá trình xây dựng văn bản, cần có ý kiến đánh giá về điều kiện kinh doanh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các ý kiến thẩm định của văn bản có quy định về điều kiện kinh doanh phải có đánh giá/ý kiến riêng về điều kiện kinh doanh; bổ sung trách nhiệm của các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ thẩm định, thẩm tra các văn bản quy phạm pháp luật …
Liên quan tới nhiệm vụ tiếp tục mở rộng khả năng tham gia thị trường của kinh tế tư nhân và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng được quy định tại điểm 2 mục III Chương trình hành động của dự thảo cũng cần bổ sung thêm nhiệm vụ của Bộ Công Thương là "thúc đẩy và triển khai hiệu quả Quyết định số 221/QĐ-TTg về kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics giai đoạn 2022-2026". Riêng về nhiệm vụ tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng và tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực của kinh tế tư nhân ở điểm 3 mục III Chương trình hành động, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung nhiệm vụ của Bộ Xây dựng trong việc hoàn thiện các chính sách về kinh doanh bất động sản, nhà ở, xây dựng để đảm bảo thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh, tạo nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh. Cùng với đó, cần nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp đối với kinh tế tư nhân. Dự thảo Chương trình hành động hiện nay chỉ chủ yếu nhắc tới việc các bộ, ngành phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp.Tuy nhiên, Nghị quyết số 10-NQ/TW đã nhấn mạnh: "Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp trong phát triển kinh tế tư nhân. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, làm tốt vai trò tổ chức đại diện, tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để cung cấp thông tin, hỗ trợ liên kết, hợp tác kinh doanh, đào tạo kỹ thuật và tư vấn cho các hội viên". Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc thể hiện rõ hơn yêu cầu nói trên.
Để có thể đánh giá hiệu quả việc thực hiện các nhiệm vụ được giao trên thực tế, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc cụ thể hóa tối đa các mục tiêu và lộ trình thực hiện trong Chương trình hành động, nhằm tạo thuận lợi cho quá trình theo dõi, đánh giá việc thực hiện sau này. Ngoài ra, VCCI cũng góp ý, ở Việt Nam hiện còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về kinh tế tư nhân, khiến việc xây dựng chính sách, chương trình phát triển kinh tế tư nhân chưa bao trùm được các nhóm đối tượng. Ngay cả đối với dự thảo Chương trình hành động dường như các mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu mới chỉ tập trung vào nhóm đối tượng doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân (đóng góp 10% GDP), mà ít đề cập tới nhóm đối tượng hộ kinh doanh (đóng góp tới 30% GDP). Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc xem xét, nghiên cứu để có sự thống nhất về phạm vi khái niệm "kinh tế tư nhân" trong dự thảo Chương trình hành động. Cuối cùng, VCCI cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bổ sung việc thực hiện Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hành động theo tinh thần của Nghị quyết 98/NQ-CP nhằm làm cơ sở xây dựng và thực hiện Chương trình hành động cho giai đoạn tiếp theo./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Xây dựng chương trình hành động về phát triển kinh tế tư nhân
11:29' - 21/04/2022
Chương trình hành động được xây dựng nhằm phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
-
Kinh tế Việt Nam
Năng lực chống chịu của khu vực kinh tế tư nhân còn hạn chế
14:54' - 19/10/2021
Khu vực kinh tế tư nhân đông về số lượng nhưng chủ yếu quy mô nhỏ, siêu nhỏ. Do vậy, năng lực của khu vực kinh tế tư nhân còn nhiều hạn chế, năng lực cạnh tranh thấp, chậm được cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Phát triển kinh tế tư nhân và thế "tiến thoái lưỡng nan" của các nước giàu
05:30' - 26/05/2021
Các quốc gia tiên tiến đang phải đối mặt với một nghịch cảnh đó là trong khi các tập đoàn hàng đầu càng lớn mạnh thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước lại càng suy giảm.
-
DN cần biết
Gỡ triệt để những "nút thắt" để kinh tế tư nhân phát triển
08:57' - 18/04/2021
Vai trò, vị thế của kinh tế tư nhân ngày càng được khẳng định và thể hiện rõ nét thông qua những đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys
09:43'
Để triển khai hiệu quả việc khai báo và chứng nhận C/O trên Hệ thống eCoSys, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ do Bộ Công Thương và cơ quan chức năng ban hành.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Ra mắt VIFA UK: Cầu nối tài chính Việt – Anh giữa lòng London
21:43' - 28/06/2025
Tối ngày 27/6 (giờ địa phương) Hiệp hội Tài chính và Đầu tư Việt Nam tại Vương quốc Anh (VIFA UK) chính thức ra mắt tại thủ đô London.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa
18:13' - 28/06/2025
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động khai thác thị trường khu vực Nam Á
21:30' - 26/06/2025
Khu vực Nam Á có quy mô thị trường rộng lớn, nhu cầu xuất nhập khẩu đa dạng các mặt hàng từ sản xuất đến tiêu dùng, là nơi doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư.
-
DN cần biết
Từ 1/7, Bộ Công Thương sẽ dừng tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu
18:21' - 25/06/2025
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 12/5/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Malaysia chính thức gỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam
17:37' - 25/06/2025
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
-
DN cần biết
Nắm vững chính sách để doanh nghiệp phát triển bền vững
16:38' - 25/06/2025
Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Luật Thương mại điện tử nhằm xây dựng hành lang pháp lý vững chắc, minh bạch, từ đó thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế số tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Ngành tiêu dùng nhanh tăng tốc chuyển đổi số và thương mại đa kênh
14:23' - 25/06/2025
Trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại đa kênh tăng mạnh, toàn bộ chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng được tái định hình. Điều này yêu cầu doanh nghiệp phải đổi mới tư duy, áp dụng công nghệ