Venezuela đối mặt làn sóng người di cư
Từng là một trong những nước giàu nhất trong những năm 50 của thế kỷ trước, Venezuela hiện đang phải chịu thảm cảnh thiếu hụt hàng hóa trầm trọng, thậm trí rơi vào cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất tại khu vực Mỹ Latinh trong những năm gần đây.
Phần lớn người dân Venezuela tìm cách định cư tại các nước láng giềng trong khu vực. Trong 16 tháng qua, đã có hơn 1 triệu người Venezuela nhập cảnh vào Colombia, gần 500.000 người tới Peru, trong khi Ecuador trở thành một điểm trung chuyển chính của làn sóng người Venezuela di cư sang các nước láng giềng.Kể từ ngày 25/8, những người di dân từ Venezuela muốn vào thành phố Tumbes sẽ phải trình hộ chiếu mới được cho phép nhập cảnh tại Peru. Tuy chính quyền Peru vẫn chấp thuận một số trường hợp đặc biệt như trẻ em, người già, hoặc phụ nữ có thai, nhưng số người di dân từ Venezuela đã giảm bớt.Thông tín viên Eric Samson của đài RFI cho biết: 24 giờ trước khi luật nhập cảnh mới đi vào hiệu lực, số người di dân được cho phép nhập cảnh vào Peru đã giảm phân nửa, từ 5.000 người cách đây 3 tuần xuống còn 1.630 người vào ngày 25/8. Các tổ chức nhân quyền lo ngại rằng những người chỉ mang theo thẻ căn cước mà không mang hộ chiếu sẽ tìm cách vượt biên trái phép. Tuy vậy, bà Raquel Alvarez, thuộc Tổ chức Dòng Tên Encuentros, cho rằng vẫn còn có kế hoạch dự phòng.Bà Raquel cho biết: "Chúng tôi xác định các trường hợp gia đình hoặc cá nhân cần sự bảo vệ của quốc tế. Nếu chúng tôi thấy ai bị đe dọa tại Venezuela, chúng tôi sẽ cho họ mọi thông tin cần thiết để làm giấy tờ xin tị nạn tại Peru”.Ngoài ra, trẻ em, phụ nữ mang thai và người già vẫn sẽ được nhập cảnh, kể cả khi không có hộ chiếu. Chính quyền Peru đang cân nhắc khả năng nhận thêm người tị nạn với một số điều kiện. Đây cũng là mong ước của ông Luis Alberto Torres, một luật sư người Venezuela chạy tị nạn. Ông nói: "Suốt năm 2017, sức khỏe của tôi suy sụp trầm trọng do đói và thiếu dinh dưỡng lâu ngày. Tôi không có gì để ăn ngoài khoai và ớt. Tôi sụt nhiều cân đến nỗi không thể đặt nổi mông lên ghế”. Mặc dù Chính phủ Ecuador đã tạo điều kiện bằng cách tạo một “hành lang nhân đạo” để rút ngắn thời gian di chuyển của người di cư Venezuela tới Peru. Theo thống kê chính thức, hiện có khoảng 200.000 người Venezuela đang sinh sống tại Ecuador và nước này đang trở thành một điểm trung chuyển của những người Venezuela trên đường di cư tới Peru, Chile hoặc Argentina. Trong những tuần gần đây, có khoảng 2.500 người Venezuela nhập cảnh vào Ecuador mỗi ngày, song con số này bất ngờ tăng vọt sau khi Ecuador và Peru điều chỉnh chính sách nhập cảnh, theo đó bắt buộc các công dân Venezuela phải có hộ chiếu. Để giảm nhẹ tình trạng hiện nay, Ecuador đã quyết định tạm đình chỉ yêu cầu người di cư Venezuela phải xuất trình hộ chiếu khi nhập cảnh.Bộ trưởng Nội vụ Peru Mauro Medina đã trấn an người dân về chính sách mới. Ông khẳng định Peru đang tăng cường kiểm soát di cư vì các lý do an ninh và trật tự, nêu rõ 80% người Venezuela vào nước này đều có hộ chiếu.Tại Colombia, người đứng đầu cơ quan xuất nhập cảnh Colombia Christian Kruger Sarmiento đã chỉ trích các biện pháp của Ecuador và Peru là không hiệu quả trong việc ngăn chặn dòng người di cư.
Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 24/8 thông báo với Ngoại trưởng Colombia Holmes Trujillo sẽ thành lập một nhóm làm việc để đảm bảo việc đối phó với cuộc khủng hoảng di cư từ Venezuela được phối hợp tốt. Trong khi đó, người phát ngôn của LHQ Stephane Dujarric cho rằng “kiểu khủng hoảng này không phải là không phổ biến”.Được biết, nhóm làm việc của LHQ sẽ bao gồm các chuyên gia của Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cùng một số các cơ quan các của tổ chức đa phương này.Trước đó, Ngoại trưởng Colombia Holmes Trujillo cho biết nước này sẽ đề nghị LHQ bổ nhiệm một đặc phái viên để phối hợp các hành động đa phương trước làn sóng di cư từ Venezuela sang các nước láng giềng trong khu vực. Colombia cũng kêu gọi các nước láng giềng Peru và Ecuador thực hiện chiến lược chung để đối phó với vấn đề này.Venezuela là quốc gia xuất khẩu dầu và những nguyên liệu thô khác, trong khi nhập khẩu mọi mặt hàng nhu yếu phẩm. Nền kinh tế Venezuela đang phải gánh chịu hậu quả trầm trọng khi thiếu hụt nghiêm trọng hàng hóa và giá cả tăng vọt. Đồng bolivar hiện nay bắt đầu được đưa vào lưu hành cách đây 10 năm nhưng đã liên tục lao dốc trong những năm gần đây do tình trạng lạm phát phi mã. Đặc biệt trong năm 2017, tỷ lệ lạm phát của quốc gia Nam Mỹ này đã vượt quá 2.600% và theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì năm nay có thể lên tới 1.000.000%. Để chặn đà lạm phát phi mã, Tổng thống Nicolas Maduro đã thông báo kế hoạch đổi tiền tại nước Nam Mỹ này theo đó, đồng nội tệ của Venezuela được điểu chỉnh giảm 5 số 0 và có tên gọi mới là đồng “bolivar chủ quyền”. Các biện pháp bình ổn kinh tế mới nhất của Chính phủ Venezuela nhằm giải quyết tình trạng lạm phát và chống lại các lệnh trừng phạt của Mỹ.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Venezuela bất ngờ công bố tỷ giá hối đoái mới
08:15' - 22/08/2018
Ngày 21/8, Ngân hàng Trung ương Venezuela (BCV) đã chính thức công bố tỷ giá hối đoái đã hợp nhất của đồng bolivar chủ quyền với đồng USD và euro.
-
Kinh tế & Xã hội
Mức lương tối thiểu của người lao động Venezuela sẽ được điều chỉnh tăng 34 lần
07:41' - 19/08/2018
Mức lương tối thiểu của người lao động sẽ được điều chỉnh tăng lên 34 lần so với hiện nay trong khuôn khổ chương trình khôi phục nền kinh tế của Venezuela.
-
Đời sống
Brazil đóng cửa biên giới với công dân Venezuela
10:53' - 07/08/2018
Brazil đã đóng cửa biên giới đối với công dân Venezuela nhập cảnh qua các cửa khẩu đường bộ phía Bắc thuộc bang Roraima nhằm giảm tải số lượng người di cư đang bị mắc kẹt tại khu vực này.
-
Tài chính
Lạm phát ở Venezuela tăng lên gần 83%
10:21' - 07/08/2018
Tình trạng siêu lạm phát tiếp tục gia tăng tại Venezuela trước tình hình suy thoái kinh tế trên diện rộng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Anh chi 3,15 tỷ USD vào ngành công nghiệp thép
07:56'
Ngày 16/2, Bộ Thương mại và Kinh doanh Anh thông báo cơ quan này mong muốn nhận được phản hồi của công chúng về một chiến lược về thép nhằm duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu của ngành thép Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Trí tuệ nhân tạo: Thái Lan soạn thảo dự luật AI đầu tiên
21:09' - 16/02/2025
Luật mới sẽ đảm bảo người dùng có thể tận hưởng đầy đủ lợi ích của AI và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Anh chi "khủng" để bảo vệ ngành thép nội địa
19:26' - 16/02/2025
Ngày 16/2, Chính phủ Anh đã công bố kế hoạch trị giá hàng tỷ bảng Anh nhằm bảo vệ ngành thép trước thách thức thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
12:32' - 16/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và nhôm, "không có ngoại lệ hoặc miễn trừ"; giá vàng thế giới lần đầu tiên vượt mốc 2.900 USD/ounce... là một số sự kiện nổi bật.
-
Kinh tế Thế giới
Người Đức quan tâm nhiều hơn đến xe điện
09:41' - 16/02/2025
Ông Georg Mrusek, chuyên gia ô tô tại Horváth, chia sẻ với Hãng thông tấn Đức (dpa) rằng: "Mức độ sẵn sàng mua ô tô điện ở Đức gần đây đã tăng đáng kể. Sự cởi mở đối với xe điện cũng đang tăng lên”.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan định vị là trung tâm thương mại và vận tải khu vực Đông Nam Á
22:57' - 15/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan và Australia đang tìm cách thúc đẩy hợp tác về cơ sở hạ tầng giao thông và giảm phát thải carbon trong lĩnh vực logistics.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sẵn sàng đàm phán lại hiệp định thương mại với Mỹ trước thời hạn
15:59' - 15/02/2025
Bộ trưởng Thương mại Nội địa Canada Anita Anand cho biết Chính phủ liên bang “sẵn sàng” đàm phán lại Hiệp định Canada-Mỹ-Mexico (CUSMA) trước năm 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Gần một nửa chuyên gia dịch tễ học của CDC bị sa thải
08:34' - 15/02/2025
Tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), gần một nửa số chuyên gia trong chương trình dịch tễ học tinh nhuệ được biết đến với tên gọi "thám tử dịch bệnh" đã bị sa thải.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mexico "dọa" mở rộng vụ kiện các nhà sản xuất vũ khí Mỹ
08:17' - 15/02/2025
Nếu Thượng viện Mỹ thông qua sắc lệnh liệt các băng đảng ma túy vào danh sách các tổ chức khủng bố, chính phủ Mexico sẽ cân nhắc mở rộng vụ kiện nhắm vào các nhà sản xuất và phân phối vũ khí của Mỹ.