Vì sao chi phí logistics của Việt Nam lại cao?
Theo Bộ Giao thông Vận tải, tính toán chi phí vận chuyển container loại 40 feet bằng đường bộ từ Hà Nội vào Tp. Hồ Chí Minh (không tính chi phí xếp dỡ hai đầu) khoảng 40 triệu đồng, cao gấp 9,7 lần so với vận chuyển bằng đường biển và hơn 2,5 lần so với vận chuyển bằng đường sắt.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Công đánh giá, nguyên nhân chi phí đường bộ cao do sự cạnh tranh không lành mạnh, giao dịch chủ yếu qua trung gian, chưa tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của đơn vị vận tải. Bên cạnh đó, chi phí xăng dầu chiếm khoảng 30 - 35%, phí cầu đường (phí BOT) bình quân chiếm khoảng 10-15%.
Trong khi đó, các loại hình vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển có chi phí thấp, nhưng thời gian vận chuyển kéo dài, chi phí bốc dỡ cao, chưa được đầu tư nâng cấp.
Cụ thể, đường sắt hiện có 296 đầu máy; trong đó, 118 đầu máy dưới 20 năm, còn lại là 20-44 năm. Đặc biệt trong số 5.957 toa xe (1.010 toa xe khách, 4.947 toa hàng) đa số có thời gian khai thác từ 30-40 năm, tải trọng xếp hàng thấp chỉ từ 28-34 tấn/xe. Tự trọng toa xe cao thường chiếm 40% tổng trọng toa xe, gây lãng phí sức kéo.
Đối với phương tiện đường thủy nội địa, đường biển việc đầu tư đội tàu còn dàn trải, hầu hết các tàu đã có tuổi đời cao, các tàu được đóng mới chưa được đầu tư trang bị công nghệ tiên tiến… Đối với phương tiện hàng không, chưa có các tàu bay chuyên chở hàng hóa.
Bên cạnh đó, thiết bị xếp dỡ lạc hậu, không đồng bộ hoặc kết nối các phương thức vận tải chưa tốt sẽ làm phát sinh thêm công đoạn chuyển tải trong quy trình xếp dỡ, khiến chi phí xếp dỡ tăng cao.
"Ngoài ra, các doanh nghiệp vận tải khả năng liên kết còn hạn chế, nguồn thông tin về nhu cầu vận chuyển không đủ sẽ khiến cho hiệu suất khai thác vận tải không cao...", Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cho hay.
Để giảm chi phí logistics, theo Bộ Giao thông Vận tải cần đầu tư hình thành mạng đường bộ cao tốc quốc gia, đường chuyên dùng bảo đảm kết nối hiệu quả các khu công nghiệp, trung tâm kinh tế trọng điểm, cửa khẩu chính, đầu mối giao thông quan trọng với các cảng biển, ga đường sắt, cảng thủy nội địa.
Đối với ngành đường sắt cần xây dựng các ga đầu mối hàng hóa, nâng cấp trang thiết bị xếp dỡ hiện đại cho các ga đầu mối vận chuyển hàng hóa như Yên Viên, Đông Anh, Sóng Thần … Mời gọi các nhà đầu tư cùng hợp tác đầu tư nâng cấp kho, bãi hàng đủ tiêu chuẩn để cung cấp dịch vụ dùng chung cho tất cả các doanh nghiệp vận tải và khách hàng.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển vận tải container trên các tuyến đường thủy nội địa thông qua việc nâng cấp, đầu tư trang thiết bị bốc xếp container tại các cảng thủy nội địa, phát triển phương tiện vận tải chuyên dụng.
Với lĩnh vực hàng hải, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng cần nghiên cứu, hình thành, phát triển các kết nối cảng biển, hệ thống dịch vụ hỗ trợ sau cảng biển với đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa…
“Ngành hàng không thì đẩy mạnh phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường hàng không và hình thành mạng đường bay chở hàng riêng, khuyến khích các nhà đầu tư phát triển cảng hàng không trung chuyển hàng hóa của khu vực (như tại Chu Lai) và có cơ chế ưu đãi để thu hút các hãng hàng không mở tuyến bay chở hàng đến cảng này…”, ông Nguyễn Văn Công nêu giải pháp./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Logistics và thương mại điện tử vẫn thiếu sự liên kết
17:22' - 10/04/2018
Logistics và thương mại điện tử đang bùng nổ và là xu hướng phát triển trong tương lai. Thế nhưng, thương mại điện tử muốn phát triển không thể thiếu dịch vụ logistics.
-
Kinh tế Việt Nam
Xu hướng số hóa trong vận tải và logistics
16:47' - 06/04/2018
Hiện nay, chi phí logistics tại Việt Nam vẫn còn cao, chiếm 16,8% trong chi phí của doanh nghiệp, cao hơn so với mức trung bình trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng giao các cơ quan chuẩn bị Hội nghị về logistics
20:34' - 30/03/2018
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng báo cáo tổng hợp về các giải pháp giảm chi phí logistics
-
Doanh nghiệp
Sắp diễn ra hội thảo "Logistics và Thương mại điện tử: Đồng hành để cùng phát triển"
09:22' - 23/03/2018
Thương mại điện tử muốn phát triển mạnh, không thể thiếu các dịch vụ logistics chất lượng. Ngược lại, dịch vụ logistics là một mắt xích then chốt để hoàn tất mua bán trực tuyến các sản phẩm hữu hình.
-
DN cần biết
Giảm chi phí logistics là cách tăng lợi nhuận hiệu quả nhất cho doanh nghiệp
16:05' - 15/03/2018
Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng (logistics) là một trong những ngành dịch vụ quan trọng trong thương mại, nhưng lĩnh vực này của Hà Nội còn rất yếu và thiếu đồng bộ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp cần trợ lực về tài chính để duy trì hoạt động và phục hồi sau đại dịch
22:46' - 14/08/2022
Phản ánh từ các tổ chức, hiệp hội cho thấy, hầu hết doanh nghiệp vẫn đứng trước khó khăn lớn về tài chính bởi nhiều lý do.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý I/2023, khởi công cao tốc Hòa Liên - Túy Loan hơn 2.100 tỷ đồng
11:32' - 14/08/2022
Dự kiến, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi trong tháng 8/2022 và triển khai các bước tiếp theo để có thể khởi công dự án cao tốc đoạn Hòa Liên - Túy Loan trong quý I/2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Trình Bộ Chính trị xem xét chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
21:37' - 13/08/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng đề án tái cơ cấu Nhà máy Đạm Ninh Bình đảm bảo chất lượng, khả thi
19:42' - 13/08/2022
Chiều 13/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với Công ty TNHH Một thành viên Đạm Ninh Bình để kiểm tra, bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại nhà máy này.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu xem xét nội dung báo chí phản ánh về bảo hiểm y tế
19:12' - 13/08/2022
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét nội dung báo chí phản ánh để có giải pháp xử lý theo quy định.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện cơ chế đặc thù về chỉ định thầu
16:12' - 13/08/2022
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản về việc hướng dẫn thực hiện cơ chế đặc thù về chỉ định thầu theo các Nghị quyết của Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo trì các tuyến đường bộ dịp nghỉ lễ và khai giảng năm học mới
15:08' - 13/08/2022
Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản về thực hiện công tác quản lý, bảo trì các tuyến đường bộ để nâng cao an toàn giao thông dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 và khai giảng năm học mới 2022 - 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tái cơ cấu để giữ thương hiệu Đạm Hà Bắc
13:03' - 13/08/2022
Sáng 13/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra thực tế, làm việc tại Công ty cổ phần phân đạm và hóa chất Hà Bắc (thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) ở tỉnh Bắc Giang.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp đón “cầu” năng lượng tái tạo
10:56' - 13/08/2022
Việt Nam đang chuyển đổi năng lượng hướng tới các mục tiêu về phát triển kinh tế xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, nhu cầu sử dụng năng lượng điện tái tạo được dự báo tăng trong dài hạn.