Vì sao “đội giá” chi phí giải phóng mặt bằng cao tốc đường bộ Bắc - Nam?
Liên quan việc giải phóng mặt bằng dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, sáng 26/6, Bộ Giao thông Vận tải thông tin, tính đến thời điểm hiện tại, ngành giao thông đã giải ngân được 6.686 tỷ/10.288 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2019, giải ngân 4.740 tỷ/5.185 tỷ đồng (đạt 91%); năm 2020, giải ngân 1.946 tỷ/5.103 tỷ đồng đạt 38,1% .
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, nhờ sức giải ngân khá mạnh mẽ nên đến thời điểm hiện tại, việc thực hiện giải phóng mặt bằng đang đạt tiến độ khá tích cực với 11/11 dự án đã cơ bản hoàn thành công tác đo đạc, kiểm đếm lập phương án đền bù.
Về vấn đề đền bù, thu hồi đất và bàn giao mặt bằng đã chi trả tiền đền bù, đủ điều kiện bàn giao mặt bằng là 530,8 km/653,61km (đạt 81,21%).
Việc xây dựng các khu tái định cư, Bộ Giao thông Vận tải cho hay, các Ban quản lý dự củna Bộ đang phối hợp tích cực với các địa phương để tăng tốc triển khao để người dân có thể về khu ở mới. Hiện tại, trong tổng số 110 khu tái định cư đã xây dựng xong 9 khu; đang triển khai thi công 66 khu; đang lựa chọn nhà thầu 3 khu và đang khảo sát thiết kế, thẩm định phê duyệt hồ sơ thiết kế 32 khu.
Liên quan đến việc di dời công trình hạ tầng kỹ thuật, một trong những khâu khó nhất trong giải phóng mặt bằng cũng đang được triển khai tốt. Hiện tại, 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phải di dời 1.248 vị trí đường điện giao cắt (trong đó 128 vị trí cao thế, 369 vị trí trung thế, 751 vị trí hạ thế).
Đối với chiều dài di dời đường ống cấp nước các loại là 25.436m; chiều dài di dời cáp viễn thông các loại là 34.609m.
Tính đến thời điểm hiện nay, các địa phương đang triển khai thi công di dời 9 vị trí điện cao thế, 36 vị trí điện trung thế, 31 vị trí điện hạ thế; khối lượng còn lại tư vấn đang tiến hành lập phương án di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật để trình duyệt và triển khai các bước tiếp theo.
Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận, do dự án đi qua nhiều địa phương, phạm vi giải phóng mặt bằng lớn nên trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần tiếp tục có sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sự hỗ trợ của các bộ, ngành và sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Phan Quang Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết: "Thời gian vừa qua, ngay trong giai đoạn cao điểm ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, xác định việc giải phóng mặt bằng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, là cơ sở bắt buộc để có thể triển khai thi công tuyến đường cao tốc Bắc-Nam, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã thường xuyên họp giao ban với các đồng chí Thứ trưởng phụ trách dự án cũng như các cơ quan đơn vị, các Ban quản lý dự án của Bộ để kiểm điểm, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng".
"Hàng tháng, các đồng chí Thứ trưởng trực tiếp làm việc với từng địa phương để phối hợp thúc đẩy công tác rất quan trọng này; hiện nay, một số địa phương có tăng chi phí giải phóng mặt bằng, tuy nhiên không làm tăng tổng mức đầu tư dự án đã được phê duyệt, chỉ điều chỉnh lại cơ cấu trong tổng mức đầu tư"
"Nguyên nhân tăng chi phí giải phóng mặt bằng chủ yếu là các địa phương công bố giá đất định kỳ năm 2020 theo quy định của Luật Đất đai cao hơn so với thời điểm lập dự án", ông Phan Quang Hiển cho hay.
Cũng theo ông Phan Quang Hiển: "Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có Công điện đôn đốc chỉ đạo, các địa phương cũng đã rất khẩn trương, tích cực để triển khai thực hiện. So với giai đoạn cuối tháng 4/2020 thì đến nay, đã bàn giao thêm được khoảng 10% khối lượng, đạt trên 80%".
"Tuy khối lượng còn lại chỉ khoảng 19%, nhưng tập trung vào những hạng mục phức tạp như xây dựng các khu tái định cư, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, là đường găng quyết định tiến độ giải phóng mặt bằng phần mặt bằng còn lại chưa bàn giao của dự án”.
Để vấn đề giải phóng mặt bằng dự án cao tốc đường bộ Bắc - Nam đạt hiệu quả cao hơn nữa, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo, các cơ quan đơn vị của Bộ, đặc biệt là các Ban quản lý dự án phải tích cực phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện hoàn thành khối lượng giải phóng mặt bằng còn lại (khoảng 19%).
Bộ trưởng giao các giám đốc Ban quản lý dự án phải trực tiếp, chủ động xử lý các vướng mắc và chịu trách nhiệm trước Bộ về kết quả giải phóng mặt bằng.
Về tiến độ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu, đến hết tháng 8/2020, đối với tất cả các vị trí không vướng về khu tái định cư và hạ tầng kỹ thuật phải chi trả được hết tiền cho dân.
Đến cuối tháng 9/2020 phải di dời nhà cửa, dân cư, chi trả tiền cho người dân thuê nhà, bố trí chỗ ở tạm trước khi hoàn thành các khu tái định cư.
Đặc biệt là việc xây dựng các khu tái định cư, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật trong đó các công trình truyền tải điện là khối lượng chủ yếu của công tác di dời công trình hạ tầng kỹ thuật, yêu cầu các Ban quản lý dự án làm đầu mối để các địa phương thực hiện các thủ tục với các cơ quan trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về thiết kế, đóng cắt điện... theo các quy định của chuyên ngành điện lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, phấn đấu hoàn thành toàn bộ trong Qúy IV/2020.
Trường hợp vượt quá thẩm quyền, kịp thời báo cáo Bộ và cấp có thẩm quyền để xem xét, giải quyết./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết đầu tư một số đoạn cao tốc Bắc-Nam
12:48' - 19/06/2020
Sáng 19/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết đầu tư một số dự án thành phần về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
-
Kinh tế & Xã hội
Xe ô tô giường nằm cháy rụi trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai
14:25' - 18/06/2020
Khoảng 10h ngày 18/6, tại khu vực km12 đường cao tốc Hà Nội Lào Cai đoạn qua Bình Xuyên - Vĩnh Phúc (hướng Lào Cai về Hà Nội) ô tô giường nằm biển kiểm soát 29B- 61924 bỗng dưng bốc cháy dữ dội.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt chủ trương đầu tư đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ
07:00' - 17/06/2020
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, giai đoạn 1.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm tra tiến độ dự án cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo
22:00'
Ngày 2/7, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo đoạn qua địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh các hạng mục sắp về đích cao tốc Tiên Yên - Móng Cái
20:23'
Cao tốc Tiên Yên-Móng Cái dự kiến sẽ đưa vào khai thác tạm thời từ ngày 1/8/2022, do đó trên công trường đang đẩy mạnh thi công 3 ca để hoàn thành mục tiêu trên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4
19:12'
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 4114/VPCP-KGVX ngày 2/7/2022 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
4 địa phương ký kết phối hợp triển khai đường vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh
17:08'
Ngày 2/7, UBND Tp. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch xây dựng đường vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh và công tác chuẩn bị dự án đường vành đai 4 Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Không chủ quan, bám sát diễn biến của bão số 1
15:50'
Sáng 2/7, từ đầu cầu trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chủ trì cuộc họp trực tuyến về phòng chống cơn bão số 1 (tên quốc tế là CHABA), có sức gió mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 15.
-
Kinh tế Việt Nam
Cao điểm “30 ngày đêm” hoàn thành cao tốc Tiên Yên - Móng Cái
14:32'
Các nhà thầu sẽ thực hiện cao điểm “30 ngày đêm” hoàn thành cao tốc Tiên Yên-Móng Cái. Dự án dự kiến khai thác tạm thời từ ngày 1/8/2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội để nâng tầm cho hợp tác xã phát triển
13:23'
Ngày 2/7, Liên minh hợp tác xã Việt Nam cùng 3 triệu hợp tác xã trên thế giới kỷ niệm 100 năm Ngày Quốc tế Hợp tác xã với chủ đề "Hợp tác xã xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn".
-
Kinh tế Việt Nam
Để nâng cao hiệu quả chính quyền đô thị
13:03'
Sau 1 năm triển khai thí điểm tại 12 quận và thị xã Sơn Tây (Hà Nội), bước đầu đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Nhưng vấn đề đặt ra là cơ chế thế nào để nâng cao hiệu quả chính quyền đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam yêu cầu hủy bỏ hoạt động tập trận bắn đạn thật ở Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa
11:44'
Đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải.