Vì sao đồng đô la mạnh hơn lại "nguy hiểm"?
Đồng đô la Mỹ trong năm nay tăng 4% so với rổ tiền tệ tính theo tỷ trọng thương mại, và các chỉ số cơ bản cho thấy đồng tiền này sẽ tiếp tục tăng giá. Khi cuộc bầu cử Tổng thống sắp diễn ra và cả đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa đều quyết tâm thúc đẩy ngành sản xuất, thế giới đang đứng trước một thời kỳ địa chính trị mới đầy khó khăn của đồng đô la mạnh.
Tình hình còn trở nên khó khăn hơn bởi sức mạnh của đồng đô la phản ánh sự yếu kém ở những nơi khác. Đến cuối năm 2023, kinh tế Mỹ tăng trưởng hơn 8% so với cuối năm 2019. Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản mỗi nước tăng trưởng dưới 2% trong cùng thời kỳ. Đồng yen ở mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng đô la. Đồng euro đã giảm xuống 1,07 USD đổi lấy 1 USD từ mức 1,1 USD/euro vào đầu năm. Một số nhà giao dịch dự đoán hai đồng tiền này sẽ đạt mức ngang giá vào đầu năm tới.
Nếu cựu Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 thì căng thẳng có khả năng leo thang. Đồng đô la mạnh có xu hướng làm tăng giá hàng xuất khẩu của Mỹ đồng thời giảm giá hàng nhập khẩu. Điều này sẽ làm tăng thêm thâm hụt thương mại của Mỹ - một vấn đề nhức nhối của ông Trump trong nhiều thập kỷ.Theo trang tin Politico, ông Robert Lighthizer, người thiết kế mức thuế quan chống lại Trung Quốc trong thời gian ông Trump ở Nhà Trắng, muốn đồng đô la yếu đi. Tổng thống Joe Biden chưa đưa ra tuyên bố công khai nào về tiền tệ, song đồng đô la mạnh đã làm phức tạp chương trình nghị sự thúc đẩy sản xuất của ông.Ở những nơi khác, đồng bạc xanh mạnh sẽ có lợi cho các nhà xuất khẩu có chi phí tính bằng đồng tiền khác. Tuy nhiên, lãi suất cao của Mỹ và đồng đô la mạnh đã tạo ra lạm phát nhập khẩu, hiện đang trở nên trầm trọng do giá dầu tương đối cao. Ngoài ra, các công ty đã vay bằng đô la gặp khó khăn trong việc trả nợ. Ngày 18/4, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đã cảnh báo về tác động của những diễn biến này đối với sự ổn định tài chính toàn cầu.Nhiều quốc gia có dự trữ ngoại hối dồi dào có thể bán USD để củng cố đồng nội tệ: Nhật Bản có 1.300 tỷ USD; Ấn Độ có 643 tỷ USD; và Hàn Quốc với 419 tỷ USD. Tuy nhiên, sự cứu trợ này cũng chỉ mang tính tạm thời. Mặc dù doanh số bán hàng đã làm chậm lại mức tăng của đồng đô la trong năm 2022, khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu tăng lãi suất, đà tăng này là không thể ngăn chặn.Các ngân hàng trung ương và bộ tài chính không muốn lãng phí tài sản nắm giữ vào những cuộc chiến không có kết quả. Một lựa chọn khác là phối hợp quốc tế để ngăn chặn đà tăng giá của đồng bạc xanh, khởi đầu bằng việc các Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc ngày 16/4 bày tỏ lo ngại về sự mất giá của đồng yen và đồng won. Đây có thể là tiền đề cho sự can thiệp nhiều hơn - dưới hình thức bán chung dự trữ ngoại hối - để ngăn chặn hai đồng tiền châu Á suy yếu hơn nữa.
Tuy nhiên, dù các quốc gia này có muốn cùng chung chiến tuyến thì kinh tế học vẫn khiến họ phải chia tách. Suy cho cùng, đồng yen và đồng won mất giá là do chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và các nước khác. Trái phiếu chính phủ kỳ hạn hai năm của Hàn Quốc có lãi suất khoảng 3,5% và của Nhật Bản chỉ 0,3%, trong khi Trái phiếu Kho bạc Mỹ đáo hạn cùng thời điểm mang lại lợi nhuận 5%. Nếu lãi suất ở Mỹ tiếp tục cao hơn rõ rệt, các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận phải đối mặt với một lựa chọn đơn giản, và các quyết định của họ sẽ hỗ trợ đồng đô la.Có những quốc gia Mỹ ít có khả năng hợp tác hơn. Theo ngân hàng Goldman Sachs, Trung Quốc chứng kiến dòng vốn ngoại hối chảy ra khoảng 39 tỷ USD trong tháng 3, mức cao thứ tư kể từ năm 2016, khi các nhà đầu tư tháo chạy khỏi nền kinh tế đang suy yếu của nước này. Đồng nhân dân tệ mất giá liên tục so với đồng đô la kể từ đầu năm, với mức giảm mạnh hơn từ giữa tháng 3, khi đồng đô la tăng từ 7,18 nhân dân tệ đổi lấy 1 USD lên 7,25 nhân dân tệ đổi 1 USD.Ngân hàng Mỹ (Bank of America) dự báo mức tăng sẽ lên đến 7,45 nhân dân tệ đổi 1 USD vào tháng 9 khi chiến dịch bầu cử ở Mỹ diễn ra. Điều này sẽ khiến đồng nhân dân tệ ở mức yếu nhất kể từ năm 2007, tạo động lực cho nỗ lực xuất khẩu mới nhất của Chính phủ Trung Quốc. Xe điện Trung Quốc giá rẻ có thể sắp rẻ hơn nữa.Ngay cả những người theo chủ nghĩa bảo hộ ở Mỹ cũng có thể sẵn sàng bỏ qua xu hướng đồng tiền yếu của các đồng minh, ít nhất là trong một thời gian, song điều này ít có khả năng xảy ra đối với Trung Quốc. Điều này làm tăng nguy cơ Mỹ sẽ áp thêm thuế quan và trừng phạt, thậm chí có thể đưa Trung Quốc trở lại danh sách thao túng tiền tệ của Mỹ.Chừng nào kinh tế Mỹ còn tăng trưởng vượt trội thì đồng đô la có khả năng vẫn mạnh. Và chừng nào các chính trị gia Mỹ còn coi đó là nguyên nhân gây lo ngại thì căng thẳng thương mại sẽ tiếp tục gia tăng.- Từ khóa :
- kinh tế mỹ
- đồng usd
- đồng euro
- tổng thống trump
- fed
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Mỹ tài trợ 6,1 tỷ USD cho Micron xây dựng nhà máy sản xuất chip
22:02' - 25/04/2024
Công ty sản xuất chip Micron của Mỹ sẽ nhận được khoản tài trợ lên tới 6,1 tỷ USD từ chính phủ nước này để giúp xây dựng các nhà máy sản xuất chip ở hai bang New York và Idaho.
-
Ý kiến và Bình luận
Standard Chartered: Bitcoin sẽ đạt 150.000 USD/BTC vào cuối năm nay
14:23' - 25/04/2024
Theo nhà phân tích tiền điện tử hàng đầu của ngân hàng Standard Chartered, bitcoin có thể sẽ tăng giá nhiều hơn vào cuối năm nay bất chấp đợt giá giảm gần đây.
-
Phân tích - Dự báo
Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024
09:11' - 23/04/2024
Các thị trường tài chính thế giới đang đối diện với một kịch bản không hề được dự báo cho năm 2024. Đó là sức mạnh của đồng USD.
-
Ngân hàng
Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh
06:30' - 23/04/2024
Các ngân hàng trung ương ở châu Á đang phải đối phó với những biến động gia tăng do việc đồng USD lên giá, khi khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất trong năm nay giảm đi.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các thể chế tài chính đa phương đặt mục tiêu cho vay thêm 400 tỷ USD trong 10 năm
17:01' - 21/04/2024
Ngân hàng Phát triển liên Mỹ (IDB) cho biết, lãnh đạo của 10 ngân hàng phát triển đa phương (MDB) đã cam kết hành động trong 5 lĩnh vực quan trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài cuối: “Bóng ma” lạm phát quay về?
06:02' - 18/11/2024
Các biện pháp được ông Trump công bố "sẽ có thể gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 33 tỷ euro chỉ riêng ở Đức", theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế (IFO).
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài 1: Hiệu ứng đảo ngược
05:30' - 18/11/2024
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, dự kiến sẽ có nhiều chính sách kinh tế lớn của Mỹ sẽ có sự điều chỉnh, làm ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế và có thể gây gia tăng bất ổn toàn cầu.