Vì sao FDI của Nhật vào Trung Quốc giảm mạnh?
Theo thống kê, tổng vốn FDI vào Trung Quốc năm 2015 tăng 6,4% so với năm 2014. Tuy nhiên, FDI từ Nhật Bản vào Trung Quốc giảm rất mạnh, thậm chí FDI trong năm 2015 chưa bằng 50% của năm 2012.
Nguyên nhân khiến doanh nghiệp Nhật Bản giảm đầu tư vào Trung Quốc xuất phát từ việc quan hệ song phương căng thẳng lien quan tới việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Được cảnh báo về những rủi ro chính trị, các doanh nghiệp Nhật Bản nhận ra rằng thay vì chỉ "bỏ trứng vào một giỏ” Trung Quốc đã chuyển sang hướng tìm kiếm những “giỏ” khác. Vì thế, FDI của Nhật vào Trung Quốc năm 2014 giảm tới 38,8% so với năm 2013. Đây là năm có mức sụt giảm kỷ lục.
Theo nhật báo Nikkei, có ba lý do chính khiến FDI của Nhật Bản vào Trung Quốc giảm mạnh thời gian qua và sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Thứ nhất là do nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2015 chỉ đạt 6,9%, mức thấp nhất trong 25 năm qua. Trong tương lai gần, khó có thể đánh giá chính xác nền kinh tế Trung Quốc nên các nhà đầu tư Nhật Bản chưa thể đưa ra quyết định đầu tư cụ thể. Ví dụ điển hình là do lo ngại mức tiêu thụ suy giảm, hãng chế tạo ô tô Honda của Nhật Bản đã hoãn kế hoạch xây dựng mới một nhà máy chế tạo tại tỉnh Hồ Bắc.
Nguyên nhân thứ hai là chi phí lao động tại các khu vực ven biển miền Đông Trung Quốc tăng quá nhanh. Chi phí lao động tại các đô thị lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu tăng gấp đôi sau 5 năm. Các chi phí khác như xây dựng nhà xưởng, phí môi trường, phí sử dụng đất... cũng có xu hướng tăng. Điều này khiến các doanh nghiệp Nhật Bản phải xem lại chiến lược đầu tư vào Trung Quốc, vốn chú trọng tới tận dụng lao động giá rẻ. Ví dụ như tập đoàn Daikin cho biết giảm 20% sản lượng tại Trung Quốc, thay vào đó tăng sản lượng tại các cơ sở ở Nhật Bản. Các ví dụ về việc doanh nghiệp Nhật Bản đang từng bước chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang khu vực Đông Nam Á là rất nhiều và xu hướng này ngày càng mạnh.
Nguyên nhân thứ ba là Trung Quốc thay đổi chính sách. Cho đến hết thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Bắc Kinh ưu tiên thu hút doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy tăng trưởng GDP. Từ khi lên nắm quyền Chủ tịch Tập Cận Bình hướng tới việc phát triển về chất lượng các ngành sản xuất, hướng ưu tiên sang lĩnh vực công nghệ cao và dịch vụ.
Đây là nguyên nhân khiến mô hình sản xuất dựa trên giá lao động rẻ khó có thể tồn tại. Một số doanh nghiệp Nhật Bản cũng bắt đầu đầu tư mở các trung tâm nghiên cứu, dịch vụ tại Trung Quốc, song mức đầu tư thấp hơn rất nhiều so với các dự án xây dựng cơ sở sản xuất.
Đối ngược với xu thế giảm đầu tư vào Trung Quốc từ các doanh nghiệp Nhật Bản, nguồn vốn đầu tư từ Đông Nam Á và châu Âu lại tăng. Năm 2015, FDI từ ASEAN và Trung Quốc tăng 22,1% và từ châu Âu tăng 4,6%. Hầu hết các khoản đầu tư này đều tìm đến lĩnh vực dịch vụ nhằm phục vụ thị trường khổng lồ của Trung Quốc.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc năm 2016 sẽ có xu thế ổn định
07:57' - 21/01/2016
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định kinh tế nước này năm 2016 sẽ có xu thế ổn định, nhiệm vụ điều chỉnh kết cấu vẫn nặng nề song vẫn có thể đối mặt với nguy cơ giảm phát.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tiếp tục phục hồi dù các nền kinh tế mới nổi giảm tốc
20:21' - 18/01/2016
Kinh tế “xứ sở hoa anh đào” dự kiến sẽ phục hồi với nhịp độ vừa phải, cho dù hoạt động sản xuất và xuất khẩu của nước này bị ảnh hưởng bởi tình trạng giảm tốc của các nền kinh tế mới nổi.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường Trung Quốc vẫn "hút" đầu tư nước ngoài
06:30' - 15/01/2016
Năm 2015, FDI đổ vào khu vực dịch vụ của Trung Quốc đạt 477,1 tỷ NDT (77,2 tỷ USD), tăng 17,3% so với năm 2014.
-
DN cần biết
FDI vào Hàn Quốc tăng kỷ lục trong năm 2015
11:34' - 07/01/2016
Các chuyên gia kinh tế đánh giá, đầu tư nước ngoài tăng mạnh là nhờ sự gia tăng nguồn vốn từ phía Trung Quốc kể từ khi hai nước thực thi Hiệp định thương mại tự do song phương từ cuối tháng 12/2015.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Brazil đấu giá nhượng quyền khai thác 15 sân bay lớn
08:12'
Ngày 18/8, Chính phủ Brazil đã tổ chức đấu giá nhượng quyền khai thác 15 sân bay lớn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm quy mô quản lý của nhà nước đối với hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine và LHQ nhất trí xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen
08:09'
Ngày 18/8, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc hội đàm với Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres tại Lvov trong khuôn khổ chuyến công du Ukraine của Tổng thư ký LHQ.
-
Kinh tế Thế giới
Những tín hiệu tích cực đối với kinh tế Canada
08:08'
Các chuyên gia kinh tế cho rằng Canada đang trở lại trạng thái bình thường, sớm hơn dự kiến sau đại dịch COVID-19. Lạm phát dường như đã đạt đến đỉnh điểm.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyên gia châu Âu đánh giá cao sự phát triển của Việt Nam
07:56'
Kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có bước phát triển ngoạn mục, trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không Tây Ban Nha tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đình công
17:33' - 18/08/2022
Trong bối cảnh nhu cầu du lịch bùng nổ mùa Hè này, nhiều hãng hàng không đã phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân viên sau đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Trung Quốc: Kinh tế đang trong thời điểm khó khăn
15:10' - 18/08/2022
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã kêu gọi các tỉnh giàu có nhất nước đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng và việc làm, ngay sau khi số liệu công bố nước này đang gặp khó khăn.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng đầu tư vào Việt Nam trong bối cảnh bình thường mới tại Hàn Quốc
13:27' - 18/08/2022
Ngày 18/8, Hội thảo quốc tế “Xu hướng đầu tư vào Việt Nam trong bối cảnh bình thường mới” đã diễn ra tại Khách sạn Oakwood ở trung tâm thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Iran chờ Mỹ ra “quyết định chính trị” về thỏa thuận hạt nhân
11:10' - 18/08/2022
Ngày 17/8, một nghị sĩ cấp cao Iran cho biết nước này đã đưa ra "quyết định chính trị" đối với việc khôi phục thoả thuận hạt nhân ký năm 2015 và đang chờ Mỹ có động thái tương tự.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát tại Nga hạ nhiệt
10:23' - 18/08/2022
Trong tuần từ ngày 9-15/8, lạm phát hằng năm ở Nga đã giảm xuống 14,87%, từ mức 15,01% của 1 tuần trước đó.