Vì sao Hà Nội khó thu hồi nhiều dự án bất động sản chậm triển khai?
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 9 của HĐND Tp. Hà Nội diễn ra sáng 9/7 đã có nhiều vấn đề về dự án chậm triển khai, dự án nợ tiền sử dụng đất, dự án điều chỉnh quy hoạch nhiều lần... gây lãng phí nguồn lực đất đai của thành phố, khiến dư luận bức xúc đã được đông đảo đại biểu hội đồng thành phố chất vấn.
*Thiếu sự phối hợp của chủ dự án Bước vào phần chất vấn nhiều đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố đã thẳng thắn đặt câu hỏi với Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cùng một số sở và quận huyện liên quan.Đại biểu Trần Vân Hoa (tổ Tây Hồ) chất vấn, qua giám sát, trên địa bàn thành phố có 38/78 dự án vi phạm đất có quyết định thu hồi đất với diện tích 990,4 ha. Đến nay, còn 18 dự án chưa được thu hồi trên thực địa, đề nghị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố cho biết kế hoạch xử lý của UBND thành phố đối với 18 dự án này thế nào? Bao giờ mới thu hồi? Lý do gì và rào cản nào khiến cho quyết định của thành phố không có hiệu lực? Phương án để giải quyết?
Còn đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (tổ Sơn Tây) cho rằng, vấn đề dự án chậm triển khai đã được thành phố quan tâm giải quyết, Hội đồng nhân dân thành phố cũng đã nhiều lần chất vấn và tái chất vấn nhưng kết quả giải quyết xử lý dự án chậm triển khai khiến cử tri vẫn chưa hài lòng với khối lượng công việc mà các ngành đã tham mưu UBND thành phố thực hiện thời gian qua, cần phải quy rõ trách nhiệm đối với việc chậm thu hồi dự án. Liên quan đến những dự án trên địa bàn đang nợ tiền thuê đất để trục lợi cá nhân, một số đại biểu đặt câu hỏi, đến bao giờ mới có giải pháp để chấm dứt tình trạng trên. Ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố nhìn nhận, nguyên nhân là mức xử phạt hành chính chưa đủ mức răn đe. Luật Thủ đô đã quy định cho phép Hà Nội được quyền phạt gấp đôi cho nên thành phố cần nâng mức xử phạt lên cao hơn đối với việc vi phạm đất đai trong triển khai các dự án. Giải trình tại phiên chất vấn, ông Nguyễn Trọng Đông, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, danh mục các dự án có sử dụng đất, chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai theo Báo cáo số 57/BC-HĐND ngày 17/7/2018 gồm 544 dự án. Từ tháng 7/2018 đến 31/5/2019, Sở này đã thanh kiểm tra liên ngành đối với 379 dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; tổ chức sử dụng đất có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai, đề xuất các biện pháp xử lý đối với 304 dự án; trong đó kiến nghị thu hồi hoặc bãi bỏ quyết định giao đất, với 24 dự án có tổng diện tích hơn 1.552 ha đất. Tiếp đến tháng 5/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố đã lập hồ sơ, trình UBND thành phố ban hành 10 quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuế đất với tổng diện tích 285 ha đất; tiếp tục trình UBND thành phố thu hồi, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuế đất đối với 14 dự án với diện tích hơn 1.267 ha. Ông Đông cũng nêu một số khó khăn khi thực hiện thu hồi dự án, đó là các tổ chức không phối hợp, không kê khai kiểm đếm đo vẽ để Hội đồng giải phóng mặt bằng quận huyện tiến hành giải phóng mặt bằng, không cung cấp tài liệu, không bàn giao nhà xưởng, không liên lạc được… *Nhùng nhằng về trách nhiệm Cho biết về một số dự án chậm triển khai đang nợ đọng thuế, ông Mai Sơn, Cục trưởng Cục Thuế Tp. Hà Nội thừa nhận có phần trách nhiệm của Cục Thuế Hà Nội và bày tỏ quyết tâm trong thời gian tới Cục này sẽ quyết liệt hơn nữa trong phối hợp với sở, ngành và tham mưu cho thành phố những giải pháp mạnh hơn. “Cục sẽ hoàn thành mục tiêu đưa số nợ thuế dưới 5% trong năm nay, cùng với đó tiếp tục duy trì các biện pháp công khai nợ thuế…”, Cục trưởng Mai Sơn nhấn mạnh. Điều hành phiên chất vấn bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Tp. Hà Nội ghi nhận những việc làm mà UBND thành phố và các sở, ngành đã triển khai để đôn đốc thu hồi đất, tiền sử dụng đất đối với những doanh nghiệp vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn trong thời gian qua. Bà Ngọc cho rằng dù đạt được kết quả nhưng trước đòi hỏi của cử tri Thủ đô là rất cao, các cấp ngành của thành phố phải vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa thu hồi dự án chậm triển khai. "Đề nghị sau cuộc họp này, lãnh đạo UBND thành phố phải chủ trì xác định rõ một số dự án nguyên nhân nguyên nhân vì sao chưa thu hồi trên thực địa, để xem trách nhiệm thuộc về ai, chứ không thể huyện bảo sở, sở lại nói huyện. Còn các dự án sử dụng đất dừng triển khai nhưng để thực hiện việc đó vẫn kéo dài thì cần phải thực hiện nghiêm túc và xem xét mối quan hệ công tác giữa các cơ quan", Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố chỉ đạo. Chủ tịch Hội đồng nhân dân Tp. Hà Nội Nguyễn Bích Ngọc cho biết thêm, theo giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố có 38/78 dự án có quyết định thu hồi nhưng chưa thực hiện theo quyết định. Vì vậy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Tp. Hà Nội đề nghị các sở ngành rà soát chính xác lại 18 dự án này để giải quyết vướng mắc./.>>> Hà Nội thống nhất tăng học phí ở một số cấp học và cơ sở giáo dục
Tin liên quan
-
Bất động sản
Khu vực nào có nguồn cung bất động sản lớn nhất Hà Nội?
12:54' - 09/07/2019
Theo đánh giá các chuyên gia, sự dịch chuyển nguồn cung bất động sản từ các quận chính tới khu vực ngoại thành ngày càng trở nên rõ rệt.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội xử lý dứt điểm vi phạm trong trật tự xây dựng đô thị
18:02' - 08/07/2019
Hà Nội hiện đang tập trung triển khai đồng bộ, có hiệu quả nhiều nhiệm vụ và giải pháp, đặc biệt trong lĩnh vực quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Kỳ họp thứ 9 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV
11:19' - 08/07/2019
Hội đồng nhân dân thành phố sẽ dành một ngày (ngày 9/7) để chất vấn và trả lời chất vấn về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thần tốc xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu tình hình diễn biến nhanh
10:34'
Sáng 18/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 thứ hai để xem xét, cho ý kiến vào 5 nội dung xây dựng pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thành lập cụm công nghiệp làng nghề vốn đầu tư 623 tỷ đồng
09:19'
Cụm công nghiệp có diện tích 26,3 ha, tọa lạc tại xã Nam Tiến và thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, nơi nổi tiếng với các làng nghề truyền thống như: nghề mộc dân dụng và cơ khí.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm dư địa, động lực phát triển mới cho “đầu tàu kinh tế”
07:47'
Khu vực Đông Nam Bộ dự kiến thành lập hai đơn vị hành chính cấp tỉnh mới được nhận định sẽ mở ra dư địa phát triển mới, tạo thêm động lực phát triển mới cho “đầu tàu kinh tế”.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách áp dụng tại Trung tâm tài chính quốc tế không rập khuôn, có chọn lọc
21:04' - 17/04/2025
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp
20:43' - 17/04/2025
Phiên Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với cộng đồng doanh nghiệp với chủ đề “Hợp tác công – tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: CCSEZR đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho Chính phủ Việt Nam
20:42' - 17/04/2025
Chiều 17/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với Giáo sư Đào Nhất Đào, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế (CCSEZR), Đại học Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu bế mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư
20:23' - 17/04/2025
Sau bốn ngày làm việc, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẵn sàng đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng UNCTAD 16
19:51' - 17/04/2025
Ngày 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Cơ quan Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành dứt điểm mục tiêu ổn định dân cư vùng tái định cư Thủy điện Sơn La
18:46' - 17/04/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc phát triển, nâng cao đời sống cho đồng bào di dân nhường đất cho dự án thủy điện Sơn La là nhiệm vụ ưu tiên.