Vì sao kinh tế toàn cầu khó "cất cánh" sau đại dịch?
Khi đại dịch COVID-19 qua đi, một sự bùng nổ về kinh tế là những gì mà người ta chờ đợi. Tuy nhiên, giới phân tích lại cho rằng mọi chuyện không đơn giản như thế.
Nguyên nhân là do virus SARS-CoV-2 không phải là "lực cản" duy nhất. Những áp lực liên quan đến lạm phát sẽ tiếp tục đè nặng lên kinh tế toàn cầu, kể cả khi COVID-19 đã bị bỏ lại phía sau.
* Không phải tất cả lợi ích kinh tế của Pandexit là tuyệt đối
Trong tiếng Anh, hậu tố "exit" được sử dụng để chỉ sự rời đi. Quốc gia đầu tiên sử dụng hậu tố này là Hy Lạp với cụm từ Grexit, đề cập đến mong muốn rời khỏi Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Sau Grexit là Italexit, song cụm từ này chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn và cả hai đều không thành công. Tương tự là Frexit, với việc Pháp từng muốn đơn phương rút khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Cho đến nay mới chỉ có Brexit, chỉ việc Anh rời EU, là thực sự xảy ra mặc dù các cuộc thăm dò vào tháng 5/2016, một tháng trước khi diễn ra cuộc trưng cầu dân ý tại Vương quốc Anh, cho thấy có nhiều cử tri Pháp (61%) hơn là cử tri Anh (48%) tỏ ra không hài lòng với EU.
Tất cả những hành động hoặc tư tưởng muốn thoát ly này đều được hầu hết các chuyên gia kinh tế đánh giá là tiêu cực. Tuy nhiên, sau nhiều năm giằng co giữa đi và ở, cả châu Âu hiện đang đối mặt với cùng một thách thức nghiêm trọng mang tên COVID-19.
Khi sự xuất hiện của các loại vaccine phòng COVID-19 mở ra những hy vọng mới, mọi sự chú ý lại đang đổ về một chủ đề cũng có hậu tố "exit", song lại được mong chờ hơn rất nhiều. Đó là Pandexit - chỉ việc kinh tế toàn cầu từng bước rũ bỏ những tác động tiêu cực của đại dịch.
Pandexit là niềm hy vọng để COVID-19 ở lại phía sau và đưa cuộc sống quay trở lại guồng quay truyền thống với những màn chào hỏi, ôm hôn quen thuộc hay những chuyến tàu điện, xe lửa chạy xuyên suốt các thành phố.
Giới quan sát khá tin tưởng vào những tác động tích cực của Pandexit.Các chuyên gia nghiên cứu tại Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) ước tính đại dịch đã tước đi khoảng 8% sản lượng kinh tế ở các nước phát triển trong năm 2020 và con số này được dự báo sẽ giảm thêm hơn 2% trong năm nay.
Sự thoải mái di chuyển cùng việc nới lỏng các biện pháp hạn chế sẽ giúp thúc đẩy xu hướng phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022, với mức độ khác nhau ở từng quốc gia tùy thuộc vào tỷ lệ nhiễm COVID-19 và tốc độ tiêm chủng.
Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là sự gia tăng của các đợt tái bùng phát COVID-19 sẽ một lần nữa tạo ra những cơn rung chấn về kinh tế nếu diễn biến này buộc các chính phủ phải ban hành các lệnh phong toả.
Trong khi đó, không phải tất cả lợi ích kinh tế của Pandexit là tuyệt đối. Trong cả những kịch bản tích cực nhất, các thống đốc ngân hàng trung ương vẫn tỏ ra lo lắng và họ đã nhận thấy những rủi ro đáng kể.
Giám đốc của BIS Agustín Carstens cho biết: "Các nhà hoạch định chính sách vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức khi tỷ lệ nợ công và nợ tư nhân đang ở mức rất cao, trong khi những tác động tiêu cực mà đại dịch để lại là rất lớn".
Điểm mấu chốt của nhận định này, theo Giám đốc Carstens, là những thiệt hại về kinh tế do đại dịch COVID-19 tạo ra đã được giảm nhẹ nhờ "các chính sách kinh tế vĩ mô lớn chưa từng có" như lãi suất thấp, quy mô nới lỏng định lượng lớn, đi cùng với các chính sách hỗ trợ tài khóa dồi dào.
Mức độ hỗ trợ ngân sách khác nhau giữa các quốc gia, chẳng hạn ở Mỹ lớn hơn nhiều so với ở châu Âu. Tuy nhiên, nợ chính phủ đã tăng mạnh ở khắp các quốc gia trên thế giới và hiện đang ở mức lớn chưa từng có ở các nước như Italy và Nhật Bản.
Trong khi đó, nhận thức sâu sắc về tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu đã buộc các chính phủ, doanh nghiệp, học giả và người dân phải đánh giá lại các giả định cũ nhằm vạch ra những đường hướng phát triển mới. Sứ mệnh đưa phát thải ròng về mức 0 chỉ mới bắt đầu.
Tại Hội nghị Cấp cao Mới (hội nghị khí hậu do Project Syndicate tổ chức), các diễn giả sẽ thảo luận về những thách thức và cơ hội đang chờ đợi trước thời điểm quan trọng để hành động vì khí hậu toàn cầu. * Hai kịch bản thoái trào nguy hiểm
Trong bối cảnh đó, BIS đã xác định hai kịch bản thoái trào nguy hiểm. Kịch bản đầu tiên là rủi ro về dịch tễ học. Các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể xuất hiện, đòi hỏi nền kinh tế phải tiếp tục đóng cửa và tăng cường hỗ trợ tài chính.
Điều này có thể không khả thi đối với một số chính phủ bởi họ đối mặt với nhiều sức ép về kinh tế và chính trị. Bởi vậy, nếu xảy ra những đột biến liên quan đến đại dịch, các quốc gia cần tìm cách xử lý tốt nhất có thể và hy vọng rằng việc tiêm phòng sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong.
Kịch bản thứ hai có khả năng xảy ra hơn đó là tiếp tục mở cửa nền kinh tế, dẫn đến những áp lực về giá cả hiện tại tăng lên, buộc các ngân hàng trung ương phải phản ứng bằng các chính sách tiền tệ.
Tính đến tháng Bảy, lạm phát giá tiêu dùng ở Mỹ là 5,4%. Chỉ số Baltic Dry Index, đo lường giá thuê các con tàu lớn vận chuyển hàng khô như quặng sắt, than và ngũ cốc, đã tăng khoảng 170% trong năm nay. Trong khi đó, những hạn chế về nguồn cung đang xuất hiện ở nhiều khu vực.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác cho rằng sự gia tăng lạm phát này là nhất thời. Tuy nhiên, ngạn ngữ Pháp có câu "Rien ne dure comm le provisoire", có nghĩa là "Không gì kéo dài là tạm thời". Trong bối cảnh đó, nếu nhận định của các ngân hàng trung ương là sai, như cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers và những nhiều người khác quả quyết, rủi ro sẽ xuất hiện.
Việc thắt chặt chính sách tiền tệ trong giai đoạn Pandexit sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn bình thường. Do các ngân hàng trung ương đang tích tụ quá nhiều nợ, thời gian đáo hạn trung bình của trái phiếu chính phủ đã được rút ngắn, khiến bảng cân đối kế toán của khu vực công trở nên nhạy cảm hơn bình thường đối với những thay đổi trong lãi suất ngắn hạn.
Đồng thời, các chính phủ sẽ không hài lòng với việc các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách, vì điều này có thể gây ra những hậu quả trực tiếp về tài chính.
Ngoài ra, việc thắt chặt tiền tệ ở các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, sẽ là điều không mong muốn đối với các thị trường mới nổi. Hầu hết những quốc gia này vẫn đang chật vật để kiểm soát đại dịch và có tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 thấp hơn nhiều so với châu Âu và khu vực Bắc Mỹ, bất chấp những tín hiệu gần đây cho thấy các nước giàu sẵn sàng chia sẻ kho dự trữ vaccine của mình.
Trong đại dịch, cả thế giới đều phải đối mặt với những thách thức tương tự nhau và sự kết hợp các chính sách mà chính phủ đã sử dụng nhìn chung cũng giống nhau. Tuy nhiên, trong thời kỳ Pandexit, tất cả những điều này sẽ thay đổi. Những biện pháp có thể phù hợp đối với các quốc gia có tỷ lệ nhiễm COVID-19 thấp và một mức nợ công có thể kiểm soát được có thể gây ra thảm họa nền kinh tế của các quốc gia khác.
Do đó, Giám đốc Carstens kêu gọi việc bình thường hóa chính sách tiền tệ phải được thực hiện một cách "rất từ từ", mặc dù ông vẫn khẳng định tính ưu việt của kiểm soát lạm phát và sự độc lập của các ngân hàng trung ương.
Ông nói thêm rằng thế giới sẽ cần phối hợp chính sách quốc tế nhiều hơn. Đây là điều dường như đã bị lãng quên kể từ khi đại dịch xuất hiện./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ đón nhận những tín hiệu trái chiều
12:49' - 02/09/2021
Viện Quản lý Cung ứng Mỹ (ISM) cho hay lĩnh vực chế tạo của nước này tiếp tục có mức tăng trong tháng 8, kéo dài đà phục hồi của lĩnh vực này từ sau giai đoạn suy thoái vì đại dịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thiệt hại kinh tế Mỹ do nắng nóng có thể lên tới 500 tỷ USD vào năm 2050
15:16' - 01/09/2021
Theo báo cáo, thiệt hại kinh tế hàng năm do nắng nóng quá mức tại Mỹ có thể tăng vọt lên tới 500 tỷ USD vào năm 2050, và ảnh hưởng của nó sẽ không đồng đều.
-
Kinh tế Thế giới
Đà phục hồi của kinh tế Mỹ "chệch hướng" do biến thể Delta
11:07' - 01/09/2021
Tính đến cuối tháng 8/2021, hơn 92% các hạt ở Mỹ trở thành “khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao", trong khi 4,16% hạt khác được xếp vào diện “có tỷ lệ lây nhiễm đáng kể".
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu và tác động từ "biến số" vaccine
13:11' - 28/08/2021
Làn sóng dịch bệnh mới không chỉ kìm hãm khả năng sớm kiểm soát COVID-19 trên toàn cầu, mà còn cản trở đà phục hồi kinh tế thế giới còn đang mong manh.
-
Kinh tế Thế giới
Chiến lược "COVID bằng 0" gây thiệt hại kinh tế toàn cầu
20:00' - 19/08/2021
Các biện pháp hạn chế phòng dịch bắt đầu cho thấy các tác động kinh tế tích cực. Tuy nhiên, việc không mở cửa trở lại đang làm giảm tốc độ tăng trưởng của một số quốc gia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.