Vì sao Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu trở lại?
Thống kê cho thấy, chỉ từ ngày 21/9 đến 25/9, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục mở 3 phiên phát hành tín phiếu. Cụ thể, trong phiên 21/9, Ngân hàng Nhà nước đã chào thầu thành công gần 10.000 tỷ đồng tín phiếu cho 2 thành viên thị trường với kỳ hạn 28 ngày, lãi suất 0,69%. Đến phiên 22/9, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phát hành thành công 10.000 tỷ đồng tín phiếu 28 ngày, song số lượng thành viên trúng thầu đã tăng lên 5 và lãi suất trúng thầu giảm xuống còn 0,5%. Tại phiên ngày 25/9, kết quả có 4/13 thành viên tham gia trúng thầu với tổng khối lượng là 10.000 tỷ đồng, lãi suất 0,49%.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, quy mô phát hành 3 đợt tín phiếu gần như không đổi nhưng số lượng thành viên trúng thầu tăng lên và lãi suất giảm xuống cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn rất dồi dào. Việc phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước không gây ra những cú sốc hay thay đổi quá nhanh đối với thanh khoản VND trong hệ thống ngân hàng, không ảnh hưởng đến mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất cho vay, cung cấp đầy đủ tín dụng cho nền kinh tế và hỗ trợ tăng trưởng.Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, mục tiêu phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước chủ yếu là hút tiền trên thị trường trong bối cảnh đang thừa tiền, không cho vay được.
Các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) cũng cho rằng, động thái phát hành tín phiếu trở lại của Ngân hàng Nhà nước có thể được xem là một cách thức nhằm điều chỉnh trạng thái thanh khoản ngắn hạn trên hệ thống. Đây là hoạt động thường thấy từ các ngân hàng trung ương và không đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đảo chiều chính sách tiền tệ.
Mặt khác, theo Công ty cổ phần Chứng khoán Maybank (MSVN), động thái hút tiền của Ngân hàng Nhà nước cho thấy Ngân hàng Nhà nước đang sẵn sàng can thiệp để ổn định tỷ giá. MSVN cho rằng, việc hút tiền qua kênh tín phiếu sẽ giảm bớt thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng, từ đó giúp lãi suất liên ngân hàng nhích tăng để giảm bớt chênh lệch lãi suất, qua đó giảm bớt áp lực lên tỷ giá.
Trao đổi với báo chí, ông Trần Ngọc Báu - CEO Wi Group cho rằng, việc mở lại kênh phát hành tín phiếu là quyết định chính xác từ phía nhà điều hành để giảm đầu cơ tỷ giá trong hệ thống.
Hiện nay, tỷ giá USD trong nước vẫn đang chịu nhiều áp lực trong bối cảnh chỉ số DXY, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh đã bước sang tuần tăng điểm thứ 10 liên tiếp – nhịp tăng dài nhất trong gần một thập kỷ. Giá USD tại hầu hết ngân hàng trong nước đã vượt qua mốc 24.500 đồng, thậm chí tiến sát 24.600 đồng. Tính từ đầu năm đến nay, giá USD tại các ngân hàng đã tăng khoảng 800 đồng, tương đương 3,3%.
Phân tích sâu hơn, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc phát hành tín phiếu sẽ giúp cân bằng tỷ giá bởi đang hút bớt VND ra khỏi lưu thông, như vậy tiền trên thị trường giảm bớt đi, làm giảm áp lực tỷ giá, VND và USD cân bằng nhau.
Tại Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, hiện Ngân hàng Nhà nước theo dõi rất sát tỷ giá, hàng ngày, hàng giờ để có thể điều hành phù hợp.
Trong khi đó, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 hôm 19/9, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, lãi suất có quan hệ biện chứng với tỷ giá, nếu lãi suất giảm thấp thì khả năng tỷ giá sẽ lại bùng lên. Chính vì thế, phải tìm được điểm cân bằng giữa lãi suất và tỷ giá.
Theo Ngân hàng Nhà nước, những tháng cuối năm sẽ điều hành nghiệp vụ thị trường mở linh hoạt, chủ động, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống tổ chức tín dụng. Tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng để hỗ trợ thanh khoản, cho vay các chương trình đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đặc biệt là điều hành tỷ giá phù hợp với điều kiện thị trường, can thiệp thị trường khi cần thiết, phối hợp đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ để bình ổn thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước điều hành tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu định hướng 14 - 15% trong cả năm 2023; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng./.
- Từ khóa :
- ngân hàng nhà nước
- tín phiếu
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước hút thêm 10.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu
20:46' - 25/09/2023
Ngày 25/9, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phát hành 10.000 tỷ đồng tín phiếu, kỳ hạn 28 ngày, theo cơ chế đấu thầu lãi suất.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín hiệu từ việc NHNN phát hành gần 10.000 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 28 ngày
17:20' - 21/09/2023
Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vừa có kết quả về việc bán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước thông qua phương thức đấu thầu lãi suất vào ngày hôm nay (21/9).
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất cho vay từ 1,5-2%
08:44' - 15/08/2023
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản 6385/NHNN/CSTT gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu tiếp tục thực hiện các giải pháp để giảm mặt bằng lãi suất.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới có thể dành 70 tỷ USD cho đầu tư tư nhân
15:34'
Ngân hàng trung ương Na Uy ngày 28/11 kiến nghị Quỹ đầu tư quốc gia trị giá 1.500 tỷ USD của nước này nên phân bổ đến 70 tỷ USD cho các khoản đầu tư tư nhân.
-
Ngân hàng
Khoản lỗ tiềm ẩn từ trái phiếu chính phủ của BoJ lên hơn 71 tỷ USD
15:03'
Khoản lỗ trên giấy (chưa thực nhận) của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) do nắm giữ trái phiếu chính phủ đã tăng lên mức cao kỷ lục 10.500 tỷ yen (71,4 tỷ USD) tính tới cuối tháng 9/2023.
-
Ngân hàng
Deutsche Bank: Fed có thể hạ lãi suất 1,75 điểm phần trăm trong năm 2024
12:49'
Ngân hàng Deutsche Bank mới đây dự đoán Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suất mạnh mẽ hơn ước tính hiện tại của thị trường, khi kinh tế Mỹ được dự đoán sẽ suy thoái nhẹ vào nửa đầu năm sau.
-
Ngân hàng
ECB có thể cần tăng cường giám sát các ngân hàng bóng tối
11:29'
ECB có thể cần đóng một vai trò lớn hơn trong việc giám sát các ngân hàng bóng tối, khi những ngân hàng này hiện lớn hơn các ngân hàng thông thường và có thể có rủi ro cao.
-
Ngân hàng
Lào: Đồng kip yếu khiến lạm phát "neo" ở mức cao
08:06'
Báo chí Lào ngày 28/11 đưa tin tỷ lệ lạm phát của nước này trong tháng 11 vẫn cao, lên tới 25,24%, bất chấp nỗ lực của chính phủ nước này nhằm hạ giá thành hàng hóa và dịch vụ xuống mức một chữ số.
-
Ngân hàng
Cẩn trọng trước lời mời mở thẻ ngân hàng, nâng hạn mức thẻ tín dụng online
09:26' - 28/11/2023
Nắm được nhu cầu tiêu dùng tăng cao dịp cuối năm, nhiều đối tượng đã mạo danh nhân viên ngân hàng để tiếp cận mời chào khách hàng mở thẻ tín dụng online, rút tiền từ thẻ tín dụng, nâng hạng mức thẻ...
-
Ngân hàng
Quy định về mạng lưới ngân hàng: Siết thành thị, mở nông thôn
19:04' - 27/11/2023
Ngân hàng Nhà nước xây dựng dự thảo thông tư "Quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại với nhiều điểm mới nhằm thay thế Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 9/9/2013.
-
Ngân hàng
ADB: Các quốc gia mới nổi ở Đông Á đối mặt với tình hình tài chính suy yếu
16:39' - 27/11/2023
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố báo cáo cho thấy tình hình tài chính tại các quốc gia mới nổi ở khu vực Đông Á đã suy yếu trong quý III vừa qua.
-
Ngân hàng
Ngân hàng cấp tập tăng vốn thông qua chia cổ tức
17:05' - 26/11/2023
Động thái này nhằm mục đích tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng các quy định an toàn vốn và mở rộng quy mô hoạt động.