Vì sao Nhật Bản siết chặt quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp?
Theo nhật báo Yomiuri, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét siết chặt kiểm soát đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các công ty trong nước đang sở hữu công nghệ quan trọng trong các lĩnh vực như điện hạt nhân và quốc phòng. Mục đích của Tokyo là theo dõi động thái của các cổ đông nước ngoài để ngăn chặn tình trạng thất thoát công nghệ liên quan đến an ninh quốc gia.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh tập đoàn Toshiba của Nhật Bản đang gặp khó khăn trong quan hệ với các quỹ đầu tư nước ngoài. Toshiba đã tăng vốn vào năm 2017 sau khi rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính do các khoản lỗ lớn ở công ty con chuyên kinh doanh hạt nhân tại Mỹ. Lúc đó, Toshiba đã có thể phá sản nếu các quỹ đầu tư nước ngoài không tham gia việc đóng góp vốn.
Tuy nhiên, sau khi hoạt động của Toshiba bình ổn trở lại, một số quỹ đầu tư bắt đầu yêu cầu tập đoàn này phải thực hiện các biện pháp có thể giúp tăng giá cổ phiếu của mình, chẳng hạn như mua lại cổ phiếu và trả cổ tức cao hơn. Trong suốt quá trình đó, Chính phủ Nhật Bản vẫn tham gia vào việc quản lý Toshiba ở hậu trường, bởi vì tập đoàn này sở hữu một số công nghệ quan trọng trong các lĩnh vực như mật mã lượng tử và sản xuất điện hạt nhân.
Nguồn tin giấu tên cho biết Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ xây dựng các biện pháp cụ thể vào cuối năm nay để thiết lập các luật lệ cần thiết. Những biện pháp này sẽ cho phép Chính phủ ngăn chặn đòi hỏi từ các quỹ đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp là cổ đông của công ty Nhật Bản nếu đòi hỏi của họ có thể làm giảm năng lực cạnh tranh của các công ty này hoặc dẫn đến tình trạng thất thoát công nghệ. Bên cạnh đó, Tokyo cũng đang cân nhắc biện pháp mà theo đó, họ có thể kêu gọi các cổ đông nước ngoài bán cổ phần của mình.
Luật Ngoại hối và Ngoại thương sửa đổi, có hiệu lực vào năm ngoái, đã cho phép Chính phủ Nhật Bản siết chặt quy trình sàng lọc sơ bộ đối với đầu tư nước ngoài vào các công ty trong nước. Các nhà đầu tư nước ngoài phải trải qua các cuộc sàng lọc như vậy khi họ mua từ 1% cổ phần trở lên hoặc 1% quyền biểu quyết trở lên trong các công ty Nhật Bản, thấp hơn rất nhiều so với con số 10% trước khi sửa đổi luật. Trong quá trình sàng lọc, nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào với các khoản đầu tư dự kiến, Chính phủ Nhật Bản có thể đưa ra khuyến nghị hoặc ra lệnh sửa đổi hoặc đình chỉ kế hoạch mua cổ phần.
Tuy nhiên, theo luật sửa đổi này, Chính phủ Nhật Bản chỉ có quyền kiểm soát hạn chế đối với hành động của các nhà đầu tư nước ngoài khi họ đã đầu tư vào các công ty trong nước. Điều này đã khiến Chính phủ Nhật Bản xem xét kế hoạch của mình để có thể can dự ở một mức độ nào đó vào việc quản lý các công ty Nhật Bản có cổ đông nước ngoài, từ đó giúp họ duy trì và phát triển các công nghệ quan trọng.
Trước đó, Mỹ và các nước châu Âu đã lên kế hoạch điều chỉnh hoạt động của các quỹ nước ngoài sau khi họ đầu tư vào các công ty của những quốc gia này. Nhật Bản dự kiến sẽ tham khảo các hệ thống tương tự ở nước ngoài để xây dựng các quy định của riêng mình./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Thu thuế của Nhật Bản trong tài khóa 2020 có thể vượt mức 546 tỷ USD
08:10' - 01/07/2021
Theo các nguồn tin chính phủ, thu thuế của Nhật Bản trong tài khóa 2020 (kết thúc tháng 3/2021) có thể vượt mức 60.360 tỷ yen (546 tỷ USD) đạt được trong tài khóa 2018.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản chính thức phê chuẩn Hiệp định RCEP
16:57' - 25/06/2021
Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo nước này đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
-
Kinh tế và pháp luật
Nhật Bản thành lập 2 đơn vị mới đối phó với tội phạm mạng
10:50' - 24/06/2021
Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản sẽ thành lập 2 đơn vị mới nhằm tăng cường các biện pháp đối phó với tội phạm mạng có xu hướng hoạt động tinh vi và xuyên quốc gia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.