Vì sao than tồn kho cao ?
Ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, 9 tháng năm nay là giai đoạn khó khăn nhất trong vòng 10 năm qua của Tập đoàn khi lượng than tồn kho cao, sản lượng xuất khẩu sụt giảm.
Đến thời điểm này, tồn kho của ngành than trong nước hiện khoảng 12 triệu tấn; trong đó TKV tồn kho 11 triệu tấn. Nếu trừ đi lượng tồn kho theo định mức bắt buộc khoảng 3 - 4 triệu tấn thì tồn kho hiện nay khoảng 8 triệu tấn.
Ông Nguyễn Văn Biên cho hay, trước đây miền Tây và vùng Vàng Danh, Uông Bí cũng xuất khẩu than nhưng từ năm 2015 và 9 tháng năm 2016, các đơn vị này đã không xuất khẩu nên dẫn đến tồn nhiều.Bên cạnh đó, than của các vùng này lại có chất lượng kém, chất bốc thấp nên cần TKV phải nhập khẩu loại chất bốc cao, lưu huỳnh thấp về để pha trộn với than những vùng này mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhất là các nhà máy nhiệt điện chạy than. Trong điều kiện giá thấp, nhập khẩu than chính là tạo điều kiện cho TKV có chiết khấu giảm giá cho khách hàng.
Theo ông Nguyễn Văn Biên, việc nhập khẩu than của nước ta cũng giống nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Âu. Các nước này trước đây cũng sản xuất với sản lượng khá cao nhưng sau này họ cũng lại nhập khẩu với khối lượng khá lớn để đáp ứng nhu cầu trong nước.Chẳng hạn, Nhật Bản hiện nhập khẩu khoảng 200 triệu tấn than, Hàn Quốc trên 100 triệu tấn, còn Trung Quốc vừa nhập khẩu lại vừa xuất khẩu. TKV nhập khẩu than với mục tiêu trước mắt là pha trộn với than đang tồn kho ở khu vực miền Tây và vùng Vàng Danh, Uông Bí chứ không phải nhập khẩu than dẫn đến việc tồn kho cao.
Ông Nguyễn Văn Biên cũng cho rằng, việc nhập khẩu than cũng là nhiệm vụ do Chính phủ giao cho TKV và về lâu dài cũng sẽ phải nhập khẩu với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu than trong nước.Bởi, trong điều kiện khai thác hiện nay đang ngày càng khó khăn, trữ lượng than lộ thiên còn lại hạn chế và để khai thác xuống sâu thì chi phí lại cao. Bên cạnh đó, Chính phủ chỉ đạo, tăng cường nhập khẩu than để bù lại cho phần thiếu hụt than trong nước và để đủ cho việc tiêu thụ chứ không định hướng là tăng cường nhập khẩu than để thay thế cho than trong nước.
Ngoài ra, về công nghệ, đa số nhà máy nhiệt điện than chỉ sử dụng than antraxit chứ không sử dụng than loại khác. Vì vậy, có đến 80% lượng than phải phục vụ cho các nhà máy này. Để giải quyết tình trạng này, TKV đã thương thảo với các đối tác và ký một số hợp đồng dài hạn để chuẩn bị sau này nhập khẩu than với khối lượng ngày càng tăng.
Đối với việc khai thác than trong nước, trước mắt đến năm 2020, TKV xác định hai cụm nhiệt điện than thường xuyên sử dụng loại than antraxit là Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình (cần khoảng 4,5 triệu tấn than cám 5) và Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (cần sử dụng 4,5 triệu tấn than cám 6).Như vậy, nhu cầu của 2 cụm này sẽ phải tăng lên khoảng 9 triệu tấn. Do đó, TKV đang tích cực mở các mỏ mới và nâng cấp các mỏ hiện có để tăng trữ lượng khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu than cho nền kinh tế. Đồng thời, đầu tư ứng dụng công nghệ mới trong khai thác xuống sâu để nâng cao hiệu quả cũng như năng suất khai thác./.
- Từ khóa :
- than
- khai thác than
- than tồn kho
- nhập khẩu than
- TKV
Tin liên quan
-
DN cần biết
9 tháng đầu năm, số than Việt Nam nhập khẩu tăng cao
15:20' - 24/10/2016
Từng là nước xuất khẩu, nhưng 9 tháng qua Việt Nam đã nhập 10,5 triệu tấn than, tăng khoảng 147% so với cùng kỳ năm trước.
-
DN cần biết
Tháo gỡ khó khăn cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
15:10' - 05/10/2016
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc tháo gỡ khó khăn cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).
-
Chuyển động DN
Than Nam Mẫu đầu tư công nghệ giảm giá thành than
12:13' - 03/09/2016
Công ty than Nam Mẫu (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) đang tập trung đầu tư công nghệ để nâng cao năng suất, giảm chi phí, giá thành, góp phần hoàn thành kế hoạch năm.
-
Chuyển động DN
Ngành than tái cơ cấu từ nhân lực
08:58' - 18/08/2016
Các mỏ lộ thiên đã dần cạn kiệt cùng điều kiện khai thác ở nhiều mỏ hầm lò ngày càng khó khăn khiến mục tiêu đảm bảo sản lượng khai thác của ngành than ngày càng gian nan.
-
Chuyển động DN
Ngành than tái cơ cấu từ nhân lực tới công nghệ
05:38' - 09/08/2016
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã và đang tập trung tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, năng suất, hiệu quả để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.