VICEM tiết giảm hàng trăm tỷ đồng nhờ ứng dụng kỹ thuật và sáng tạo
Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh nhưng Tổng công ty xi măng Việt Nam đã tiết giảm được hàng trăm tỷ đồng nhờ các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới sáng tạo trong sản xuất.
Đây là thông tin ghi nhận tại Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 của VICEM và Kỷ niệm 95 năm ngày truyền thống ngành xi măng Việt Nam tổ chức ngày 6/1 tại Hải Phòng. Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng nhận định: Năm 2024 vẫn là thời điểm khó khăn của ngành xi măng nói chung và VICEM nói riêng. Dù đã rất nỗ lực nhưng 2024 là năm thứ 2 liên tiếp VICEM rơi vào tình trạng khó khăn sau nhiều năm luôn duy trì lợi nhuận ở mức cao. Để giải quyết các khó khăn, Tổng công ty cần phải tìm ra được các nguyên nhân, cả nguyên nhân chủ quan và khách quan để khắc phục.Theo Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng, trong số đó, nguyên nguyên nhân khách quan vẫn là yếu tố chính, đặc biệt là hiện tượng lệch pha cung cầu xi măng. Năm 2024 tổng nguồn cung xi măng toàn quốc đạt khoảng 122 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ đạt khoảng 60 triệu tấn. Điều này dẫn đến dư thừa nguồn cung và tất yếu dẫn đến cạnh tranh gay gắt, phải giảm giá bán và tăng chính sách khuyến mãi. Cùng đó, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao như điện, than... ; nguyên liệu sản xuất duy trì ở mức cao khiến chi phí sản xuất ngày càng tăng mạnh; xuất khẩu cũng gặp khó khăn do các rào cản thương mại từ Philippines, Trung Quốc và một số thị trường lớn; thị trường bất động sản trầm lắng, các dự án xây dựng từ nguồn đầu tư công tư công chậm ngân, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu thụ của xi măng trong nước - Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng chỉ rõ. "Thời gian tới, các khó khăn khách quan của ngành xi măng vẫn rất lớn và không thể xóa ngay. Nhưng doanh nghiệp có thể chủ động xây dựng kịch bản điều hành linh hoạt và có điều chỉnh chiến lược để thích ứng về nguyên nhân chủ quan. Đây là vấn đề cần tập trung nhận diện và giải quyết" - Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng nhấn mạnh.Năm 2025, Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng yêu cầu VICEM khơi dậy niềm tự hào, khuyến khích tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó của toàn hệ thống để trở lại vị thế dẫn đầu, hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững. Theo đó, VICEM cần tập trung vào một số giải pháp như: tăng cường quản trị chi phí; kiểm soát chặt chẽ chuỗi chi phí từ nguyên liệu, nhiên liệu, chi phí sản xuất, chế biến, tiêu thụ, quản lý doanh nghiệp; triển khai các giải pháp để có chuỗi cung ứng hợp lý, giảm chi phí vận tải. Cùng đó, rà soát tinh gọn bộ máy qua việc tái cơ cấu các đơn vị thành viên, công ty có hiệu quả kinh doanh thấp và thua lỗ, tránh nguy cơ mất vốn.
Một những giải pháp quan trong khác là cần đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; khai thác tối ưu cơ hội từ các dự án đầu đầu tư công trọng điểm; tìm kiếm và phát triển các thị trường xuất khẩu tiềm năng. Tổng giám đốc VICEM Lê Nam Khánh cho biết: Năm 2024, sản lượng sản xuất clinker 15,94 triệu tấn, đạt 94,3% kế hoạch năm, giảm 3,6% so với thực hiện năm 2023. Nguyên nhân do nhu cầu tiêu thụ xi măng, clinker sụt giảm, tồn kho tăng cao, dẫn đến một số công ty phải dừng lò (Hải Vân và Hạ Long), giảm năng suất, thời gian huy động thiết bị so với kế hoạch, để hạn chế đổ clinker ra bãi. Tổng sản lượng tiêu thụ xi măng, clinker của VICEM 23,78 triệu tấn, đạt 98,9% so kế hoạch năm 2024, tăng 5,4% so thực hiện năm 2023. Doanh thu năm 2024 toàn VICEM đạt 27.151 tỷ đồng.Trước tình hình sản xuất kinh doanh còn rất nhiều khó khăn, năm 2024 VICEM và các đơn vị thành viên đã triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp trong quản lý và hoạt động. VICEM đã nhận định, dự báo trước những khó khăn nên đã linh hoạt, chủ động trong việc huy động năng suất lò nung bám sát theo tình hình thực tế thị trường. Đồng thời, tập trung nghiên cứu, thực hiện các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới sáng tạo trong sản xuất (sử dụng nguyên, nhiên liệu thay thế) giúp tiết giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh - Tổng giám đốc Lê Nam Khánh chia sẻ.
So với kế hoạch đề ra, trong năm 2024, riêng việc nâng cao tỷ lệ sử dụng thạch cao nhân tạo thay thế thạch cao tự nhiên đã giúp tiết kiệm 106,33 tỷ đồng. Tỷ lệ sử dụng thạch cao nhân tạo thay thế thạch cao tự nhiên tăng dần qua các năm. Bình quân năm 2019 là 3,5% nhưng đến năm 2024 tỷ lệ này đã tăng gần 12 lần, đạt mức 44,78%. Cùng đó, việc tăng cường sử dụng nhiên liệu thay thế (rác thải thông thường thay thế một phần than cám) cũng đã giúp VICEM tiết kiệm 397,1 tỷ đồng với tỷ lệ nhiên liệu thay thế tăng dần qua các năm; bình quân năm 2019 là 3,3% và thực hiện năm 2024 là 26,26%. Bên cạnh đó, xử lý bùn thải thay thế nguyên liệu sét cũng đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm 42,95 tỷ đồng với tỷ lệ thay thế tăng dần qua các năm từ mức chỉ 1,5% năm 2020 lên 11,89%) năm 2024. Tổng khối lượng tro, xỉ được sử dụng làm nguyên liệu điều chỉnh và làm phụ gia trong sản xuất xi măng thực hiện năm 2024 là 2,105 triệu tấn, tương ứng tỷ lệ sử dụng bình quân là 10,05%. Các đơn vị thành viên VICEM đã thực hiện rà soát, tiết giảm tối đa các chi phí so với kế hoạch năm 2024. Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất phát sinh năm 2024 khoảng 963 tỷ đồng, giảm 47 tỷ đồng so với kế hoạch năm 2024 và giảm 53 tỷ đồng so với năm 2023.- Từ khóa :
- bộ xây dựng
- VICEM
- Tổng công ty xi măng Việt Nam
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
SCG mở rộng sản xuất xi măng các bon thấp và công bố nhận diện mới cho STARMAX
15:24' - 28/11/2024
Tập đoàn chuyên về vật liệu xây dựng SCG của Thái Lan đã mở rộng sản xuất dòng xi măng các bon thấp (SCG Low Carbon) tại tỉnh Đồng Nai, đồng thời công bố nhận diện thương hiệu mới của xi măng STARMAX.
-
DN cần biết
Philippines khởi xướng điều tra tự vệ với xi măng nhập khẩu
20:17' - 08/11/2024
Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) đã thông báo khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với sản phẩm xi măng nhập khẩu vào Philippines.
-
Kinh tế Việt Nam
Không tăng giá sản phẩm, doanh nghiệp xi măng khó duy trì hoạt động
11:24' - 28/10/2024
Hàng loạt doanh nghiệp xi măng công bố áp dụng bảng giá bán mới với mức tăng phổ biến 50.000 đồng/tấn sản phẩm nhằm bù đắp phần nào chi phí sản xuất trong bối cảnh giá điện, than, bao bì đều tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Lễ treo cờ rủ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng trường Ba Đình
06:45'
Đúng 6 giờ sáng 24/5, nghi lễ treo băng tang lên lá quốc kỳ và thượng cờ rủ tại Quảng trường Ba Đình được thực hiện, bắt đầu Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong 2 ngày 24 và 25/5.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57' - 23/05/2025
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13' - 23/05/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32' - 23/05/2025
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31' - 23/05/2025
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30' - 23/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.