Không tăng giá sản phẩm, doanh nghiệp xi măng khó duy trì hoạt động
Mức giá điện tăng 4,8% kể từ ngày 11/10 cùng với giá nguyên nhiên liệu đầu vào như than, dầu... biến động lớn, thậm chí dự báo còn tiếp tục tăng trong thời gian tới là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp sản xuất xi măng không thể duy trì giá bán cũ.
Hơn chục ngày sau khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quyết định tăng giá điện, hàng loạt doanh nghiệp xi măng đã cân đối và công bố áp dụng bảng giá bán mới với mức tăng phổ biến 50.000 đồng/tấn sản phẩm. Động thái này nhằm bù đắp phần nào chi phí sản xuất trong bối cảnh giá điện, than, bao bì đều tăng.Những con số ghi nhận từ thực tế cho thấy khó khăn vẫn còn đeo bám lâu dài đối với lĩnh vực sản xuất xi măng. Việc tăng giá bán chỉ là phương án đối phó tình thế chứ không giúp doanh nghiệp vượt khó. Không riêng xi măng tăng giá khi giá điện tăng mà nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cũng tăng giá bán sản phẩm. Đây cũng là vấn đề khiến các nhà thầu xây dựng chịu chung hiệu ứng khó khăn kép.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam nhận xét, giá điện cùng giá vật liệu xây dựng tăng khiến các nhà thầu xây dựng càng thêm khó. Bởi giá vật liệu xây dựng tăng đang tạo thêm áp lực cho các nhà thầu xây dựng, nhất là với những nhà thầu xây dựng thực hiện hợp đồng theo đơn giá cố định hoặc trọn gói.Trong bối cảnh “sức khỏe” chưa kịp phục hồi do chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, thị trường bất động sản, xây dựng trầm lắng... thì việc thêm việc giá điện tăng, giá vật liệu xây dựng tăng sẽ có ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của doanh nghiệp xây dựng. Bởi tuy giá điện được điều chỉnh tăng không nhiều nhưng lại kéo giá nhiều chủng loại vật liệu tăng theo, tạo thêm áp lực cho nhà thầu.Để gỡ khó cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng, Hiệp hội Xi măng Việt Nam kiến nghị Thủ tướng và các bộ, ngành có giải pháp tăng tiêu thụ nội địa xi măng thông qua sử dụng giải pháp cầu cạn trong đầu tư cao tốc, đặc biệt ở những vùng đất yếu, vùng cần thoát lũ như miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long… Đồng thời, kiến nghị sửa đổi Nghị định 26/2023/NĐ-CP về việc áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu clinker xi măng là 0%.Theo VNCA, thị trường nội địa ảm đạm, tiêu thụ chỉ quanh 60 triệu tấn/năm, trong khi khả năng sản xuất thực tế có thể lên tới 130 triệu tấn. Nếu không xuất khẩu được, nguy cơ doanh nghiệp phá sản tăng. Trong khi đó, thuế xuất khẩu tăng, cộng thêm việc xuất khẩu clinker không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng nên các doanh nghiệp xi măng không xuất được hàng, phải dừng sản xuất. Năm 2023, nhiều nhà máy phải dừng sản xuất 6 đến 12 tháng.Dưới độ nhà thầu xây dựng, ông Hiệp cho rằng, để giảm áp lực từ biến động thị trường, bản thân nhà thầu cần tiếp tục đổi mới, ứng dụng thiết bị, công nghệ mới, hiện đại… nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Bản thân nhà thầu xây dựng cần làm tốt khâu dự báo, tính toán rủi ro, quản trị nguồn lực… để nâng cao hiệu quả hoạt động, thích ứng biến động thị trường.Bên cạnh đó, các Sở Xây dựng cần cập nhật kịp thời, chính xác đơn giá vật liệu xây dựng để áp dụng cho các công trình dùng vốn ngân sách Nhà nước. Cùng đó, cần đẩy mạnh thực hiện biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn liên quan đến thủ tục pháp lý dự án… - ông Hiệp đề xuất.Tin liên quan
-
DN cần biết
Đài Loan (Trung Quốc) điều tra chống bán phá giá với xi măng, clinker từ Việt Nam
21:04' - 14/08/2024
Mặt hàng bị điều tra là xi măng và clinker được phân loại theo mã hàng hóa nhập khẩu của Đài Loan (Trung Quốc) 2523.29.90.00.2 và 2523.10.90.00.3.
-
Chuyển động DN
Thử nghiệm dự án sản xuất xi măng xanh tại Quảng Ninh
07:08' - 09/05/2024
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành quyết định về việc tiếp nhận dự án hỗ trợ kỹ thuật sản xuất xi măng xanh do tổ chức phi chính phủ ASSIST Inc viện trợ không hoàn lại.
-
Doanh nghiệp
Cầm cự trong khó khăn, ngành xi măng kỳ vọng tăng tiêu thụ
16:44' - 02/05/2024
Ngành xi măng được dự báo vẫn chịu nhiều khó khăn từ việc nhu cầu trong nước khó có thể tăng cao, nguồn cung tiếp tục vượt xa cầu và cùng đó, xuất khẩu cũng phải cạnh tranh khốc liệt.
-
Doanh nghiệp
Điện tăng giá, doanh nghiệp xi măng "thắt lưng buộc bụng"
15:34' - 12/11/2023
Ước tính chi phí điện chiếm khoảng 14-15% giá vốn hàng bán đối với doanh nghiệp sản xuất xi măng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng phó bão số 3: Kiên cố cơ sở hạ tầng giao thông và xây dựng
21:20'
Ngày 19/7, Bộ Xây dựng đã ban hành công điện về việc tập trung ứng phó bão số 3, nhằm chủ động ứng phó bão và hoàn lưu bão có thể gây ra mưa, lũ ảnh hưởng đối với cơ sở hạ tầng giao thông và xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
THÔNG BÁO HỘI NGHỊ LẦN THỨ 12 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII
19:21'
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18/7 đến ngày 19/7/2025 tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025
17:35'
Ngày 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 112/CĐ-TTg về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Phiên Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
17:05'
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
16:31'
Sau 2 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc chiều 19/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
13:46'
Ngày 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao quyết định giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho ông Trần Đức Thắng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng trao Quyết định bổ nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
13:20'
Sáng 19/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định bổ nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho ông Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang trước “bài toán” mang tên IUU
11:32'
An Giang có vùng biển rộng hơn 63.000 km², với trên 140 hòn đảo lớn nhỏ, là một trong những trung tâm khai thác thủy sản hàng đầu Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững cực tăng trưởng khu vực phía Bắc với mục tiêu hai con số
18:05' - 18/07/2025
Hải Phòng đang triển khai loạt giải pháp đột phá nhằm mở rộng không gian phát triển, thúc đẩy công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics và chuyển đổi số.