Việc vận chuyển khí đốt từ Nga qua Ukraine sang châu Âu vẫn ổn định
Lượng khí đốt của Nga vận chuyển sang châu Âu qua Ukraine và hệ thống ống dẫn Dòng chảy phương Bắc 1 đến Đức đã tăng đáng kể sáng 20/4 trong khi các dòng chảy phía Đông từ Đức đến Ba Lan thông qua hệ thống ống Yamal-Europe vẫn ổn định.
Số liệu từ nhà vận hành TSO Eustream của Slovakia cho thấy lượng khí đốt vận chuyển từ Nga tới Slovakia thông qua Ukraine ngày 20/4 tăng.
Lượng khí vận chuyển qua cửa khẩu biên giới Velke Kapusany đạt khoảng 411.546 megawatt giờ (MWh)/ngày vào ngày 20/4, tăng so với mức 398.668 MWh trong ngày 19/4.
Nhà sản xuất khí đốt Gazprom của Nga ngày 20/4 thông báo vẫn tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraine phù hợp với đề nghị của các khách hàng châu Âu.
Lượng vận chuyển đến Đức thông qua hệ thống Dòng chảy phương Bắc 1 đi qua biển Baltic vẫn ở mức 73.301.709 KWh/h vào sáng 20/4, tăng nhẹ so với mức 73.000.000 KWh/h trong 24 giờ trước đó.
Việc vận chuyển khí đốt ở phía Đông thông qua hệ thống ống dẫn Yamal-Europe từ Đức tới Ba Lan vẫn là 6.457.686 KW/h.
Trong một diễn biến khác, Hungary thông báo đã nhận từ Nga thêm một lô nhiên liệu hạt nhân cho nhà máy điện hạt nhân Paks.
Ngoại trưởng Peter Szijjarto cho biết lô hàng mới nhất được vận chuyển đường hàng không, đi qua Belarus, Ba Lan và Slovakia sau khi tuyến đường sắt vốn thường dùng để vận chuyển loại hàng này qua miền Đông Hungary đã phải dừng hoạt động do xung đột tại Ukraine./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Italy hướng tới châu Phi tìm kiếm các nguồn cung khí đốt thay thế Nga
15:12' - 20/04/2022
Các bộ trưởng của Italy sẽ lên đường tới các quốc gia Trung Phi vào ngày 20/4 nhằm tìm kiếm các thỏa thuận năng lượng mới, trong lúc nước này mong muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
-
Thị trường
Lượng khí đốt của Nga qua Ukraine sang châu Âu giảm
18:22' - 19/04/2022
Lượng khí đốt của Nga dự kiến chuyển sang châu Âu qua lãnh thổ Ukraine giảm trong khi lượng khí đốt chuyển sang Đức lại ổn định.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33'
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15'
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13'
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16'
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.