Viên chức sẽ phải chuyển sang hợp đồng làm việc có thời hạn?
Dự thảo Luật đang được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7.
*4 nội dung sửa đổi lớn Theo Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân, xưa nay, đối với viên chức, chúng ta thực hiện hợp đồng làm việc không thời hạn, giống như biên chế công chức.Lần này, theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW (về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập), viên chức hoạt động trong đơn vị sự nghiệp công lập sẽ phải chuyển sang hợp đồng có thời hạn, trừ khu vực vùng sâu, vùng xa.
“Ngoài ra còn có phương án thứ 2, sau khi đã thử việc xong thì thực hiện chế độ hợp đồng trong khoảng thời gian nhất định và nếu thấy đủ điều kiện sẽ cho tiếp tục hợp đồng dài hạn. Tức là có thời hạn nhưng chỉ là thời hạn bước đầu. Chính phủ chọn phương án 1 là viên chức thực hiện theo hợp đồng có thời hạn”, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho hay.
Dự luật lần này đặt vấn đề tách bạch giữa công chức và viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập từ cấp tỉnh trở lên hoặc các đơn vị trực thuộc bộ, ngành Trung ương sẽ là viên chức.Người được cử đại diện tham gia quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước sẽ được tách biệt giữa quản lý nhà nước với quản trị kinh doanh.
Với đơn vị sự nghiệp cơ bản phục vụ cho nhiệm vụ chính trị và quản lý nhà nước, lãnh đạo đơn vị này vẫn là công chức.
Đặc biệt, dự thảo Luật quy định liên thông giữa công chức cấp xã, cấp huyện trở lên và người làm việc trong doanh nghiệp nhà nước, những người hoạt động trong các đơn vị sự nghiệp, nếu đủ điều kiện là công chức thì khi chuyển đổi công tác từ đơn vị sự nghiệp công lập, các doanh nghiệp nhà nước về cơ quan hành chính nhà nước không phải thi vào công chức.Người trước đây đã là công chức, được biệt phái hoặc chuyển công tác, khi quay trở lại vẫn là công chức, không cần phải thi tuyển lại.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, việc kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức hiện nay thực hiện khác với hình thức xử lý trong Đảng, cả về hình thức và thời hiệu. Luật sửa đổi xác định hình thức xử lý kỷ luật về mặt chính quyền tương ứng với hình thức xử lý trong Đảng. Thời hiệu cũng được phân định không chỉ 24 tháng mà có thể 5 năm, 10 năm… tùy theo mức độ vi phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng, để có hình thức xử lý cho phù hợp trong thời gian tới. Đề cập đến hình thức kỷ luật giáng chức, người đứng đầu Bộ Nội vụ cho biết, dự thảo đặt ra vấn đề bỏ hình thức kỷ luật này là để các hình thức kỷ luật của Nhà nước có sự tương đồng với hình thức kỷ luật của Đảng, vì kỷ luật bên Đảng không có hình thức giáng chức. Nếu để hình thức kỷ luật này thì dễ xảy ra tình trạng nương nhẹ, thay vì bị cách chức lại giảm xuống giáng chức. Nếu giáng chức từ cấp trưởng xuống phó, trong khi số lượng cấp phó đã quy định khống chế tối đa sẽ dư số lượng cấp phó. Vì vậy, phải nghiên cứu hài hòa, đảm bảo vi phạm đến đâu, xử lý đến đó cho thật phù hợp, tránh tình trạng xử lý đúng tội đó nhưng lại lợi dụng áp dụng hình thức nhẹ hơn. Ông cũng lý giải, người bị cách chức xuống vị trí khác, sau một thời gian, nếu họ khắc phục, thực hiện xong hình thức kỷ luật, vẫn được bình đẳng xem xét, quy hoạch, bổ nhiệm lại. Người bị kỷ luật cách chức sau 1 năm vẫn được đánh giá, bổ nhiệm lại bình thường. * Nâng chất cán bộ, công chức, viên chức Luật sửa đổi quy định chặt hơn về chất lượng đầu vào của công chức nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực thực thi công vụ, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp.Bộ trưởng Nội vụ cho biết, Nghị quyết 26-NQ/TW năm 2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín cũng quy định, thi tuyển công chức hoặc tuyển dụng công chức tới đây sẽ sửa đổi bằng hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển những trường hợp đặc biệt, nhưng với tinh thần hết sức chặt chẽ về chất lượng đầu vào.
Khống chế trên việc giảm tỷ lệ biên chế ở các địa phương, mỗi giai đoạn 5 năm là 10% để có sự sàng lọc.
“Thực hiện theo đề án vị trí việc làm và trả lương theo vị trí việc làm, kết hợp giữa đổi mới tổ chức bộ máy với việc tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thực hiện tiền lương mới, chắc chắn chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức sẽ được nâng lên và tương ứng là thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức sẽ ngày càng tăng lên”, theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân. Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức được ban hành từ năm 2008, đến nay đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, vẫn còn nhiều vướng mắc trong thực tiễn đặt ra.Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị quyết 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập đã đưa ra một số vấn đề cần nghiên cứu, sửa đổi thể chế, quy định về tổ chức, bộ máy, về cán bộ công chức, viên chức cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Việc sửa luật là cần thiết, nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập; đồng thời thể chế hóa Nghị quyết 18-NQ/TW, 19-NQ/TW của Trung ương; định hướng và phát triển lâu dài, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
TP.HCM sẽ tuyển hơn 500 viên chức cho ngành Giáo dục
18:03' - 30/05/2019
Nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong năm học mới 2019-2020, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến tuyển dụng 531 viên chức cho các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở.
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục tình trạng “vào dễ, ra khó” trong quản lý viên chức
15:36' - 24/05/2019
Theo chương trình làm việc, chiều 24/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Nội vụ: Còn hàng nghìn công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ
19:25' - 21/05/2019
Tính đến ngày 22/4/2019, Bộ Nội vụ đã nhận và tổng hợp số liệu báo cáo kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức năm 2018 của 19/33 bộ, ngành ở Trung ương và 45/63 địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Băn khoăn việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu
15:20' - 17/04/2019
Sáng 17/4, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu và chính sách thu hút nhân tài.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam: Điểm đến mới của các nhà sản xuất ô tô toàn cầu
21:29' - 25/04/2025
Hãng xe thuộc tập đoàn Volkswagen đã chọn Việt Nam làm bàn đạp chinh phục Đông Nam Á - thị trường cạnh tranh khốc liệt, thông qua liên doanh với đối tác địa phương là Tập đoàn Thành Công.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội
20:23' - 25/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 827/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội ...
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử 2025
19:40' - 25/04/2025
Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2025 với 74,7 điểm. Đứng thứ hai là thành phố Hồ Chí Minh với 73,5 điểm...
-
Kinh tế Việt Nam
Giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô chưa đáp ứng yêu cầu
19:32' - 25/04/2025
Tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô chưa đáp ứng yêu cầu, tập trung chủ yếu thuộc phạm vi đất nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Thống nhất đề xuất miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ Mầm non, học sinh phổ thông công lập, dân lập, tư thục
18:23' - 25/04/2025
Ttheo dự thảo Nghị quyết, Nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em Mầm non, học sinh Phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục...
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Rịa-Vũng Tàu: Nhiều dự án được gia hạn thời gian bố trí vốn vẫn vướng giải phóng mặt bằng
16:47' - 25/04/2025
Còn lại 37 dự án đang triển khai thì có đến 23 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc bồi thường giải phóng mặt bằng; trong đó một số dự án đã vướng mắc nhiều năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Petrolimex: Nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu
14:56' - 25/04/2025
Với giá dầu giảm nhanh và mạnh như hiện nay, cộng thêm các biến động địa chính trị phức tạp trên thế giới, 2025 sẽ là năm có nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai lập ban chỉ đạo triển khai giải pháp thúc đẩy tăng trưởng 2 con số
14:48' - 25/04/2025
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Mang khí phách anh hùng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
14:06' - 25/04/2025
Từ một xã nghèo nàn, lạc hậu, qua 50 xây dựng, đổi mới và phát triển, An Bình Tây đã đạt được những kết quả quan trọng và tương đối toàn diện, vươn lên trở thành một xã phát triển khá.