Bộ Nội vụ: Còn hàng nghìn công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ
Theo thông tin từ Bộ Nội vụ, thực hiện chủ trương thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý ở Trung ương (đến cấp vụ trưởng) và ở địa phương (đến cấp giám đốc sở) và tương đương tại Kết luận số 37-KL/TW Hội nghị Trung ương 9 khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020, có 14 cơ quan Trung ương và 22 địa phương thực hiện thí điểm tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, sở, phòng.
Đến nay, Bộ Nội vụ đã nhận được báo cáo việc thực hiện thí điểm của 14 cơ quan Trung ương và 15 địa phương.
Qua tổng hợp báo cáo của 14 cơ quan Trung ương, có 9 cơ quan đã tổ chức thi tuyển với 30 vị trí; 13/15 địa phương đã tổ chức thí điểm thi tuyển với 109 vị trí.
Nhiều nhất ở khối Trung ương phải kể đến là Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ với 6 vị trí thi tuyển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tòa án Nhân dân tối cao đều có 4 vị trí được thi tuyển, các Bộ Tư pháp, Tài chính 3 vị trí.
Trong khối các địa phương, thành phố Đà Nẵng đi đầu với 22 vị trí, tiếp đến là Sơn La 10 vị trí, Quảng Ninh 9 vị trí, Ninh Bình và Hải Phòng 7 vị trí, Lào Cai 5 vị trí...
*0,59% công chức không hoàn thành nhiệm vụ
Tính đến ngày 22/4/2019, Bộ Nội vụ đã nhận và tổng hợp số liệu báo cáo kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức năm 2018 của 19/33 bộ, ngành ở Trung ương và 45/63 địa phương.
Trong tổng số 284.668 công chức được đánh giá, phân loại, có 76.695 người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (chiếm 26,94%); 197.377 người hoàn thành tốt nhiệm vụ (chiếm 69,34%); 6.732 người hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực (chiếm 2,36%) và không hoàn thành nhiệm vụ có 1.690 người (chiếm 0,59%).
Đối với viên chức, có 1.104.393 người được đánh giá, phân loại. Trong đó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 300.866 người (chiếm 27,24%), hoàn thành tốt nhiệm vụ 740.792 người (chiếm 67,08%); hoàn thành nhiệm vụ 70.042 người (chiếm 6,34%); không hoàn thành nhiệm vụ 4.244 người (chiếm 0,38%).
*Giảm nhiều cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện
Thực hiện sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, Chính phủ đã ban hành 22 nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 22 bộ, cơ quan ngang bộ. Theo đó, không tính Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, đến nay, số lượng vụ và tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ là 248 tổ chức, giảm 12 tổ chức; cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ là 125 tổ chức, tăng 7 tổ chức; tổng cục và tổ chức tương đương là 29 tổ chức, tăng 2 tổ chức và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ là 102 đơn vị, giảm 8 đơn vị.
Bộ Công an thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 22-NQ/TW, qua đó giảm 6 tổng cục, 55 cục và tương đương, 20 cảnh sát phòng cháy chữa cháy cấp tỉnh và 819 phòng.
Đối với cơ quan thuộc Chính phủ, Chính phủ đã ban hành 8 Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ (trong đó chuyển Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh về Ban Bí thư và thành lập mới Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp).
Theo đó, số lượng ban (vụ) thuộc cơ quan thuộc Chính phủ là 52 tổ chức, giảm 1 tổ chức; đơn vị sự nghiệp thuộc các cơ quan thuộc Chính phủ là 154 tổ chức, giảm 37 tổ chức.
Đối với các tổng cục và tổ chức tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, so với Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIII, tăng 2 tổng cục.
Như vậy, số vụ và tương đương thuộc tổng cục hiện là 219 tổ chức, tăng 6 tổ chức; cục thuộc tổng cục là 102 tổ chức, tăng 2 tổ chức; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục là 128 tổ chức, tăng 5 đơn vị.
Có 4 tỉnh thực hiện sắp xếp cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh gồm: Bạc Liêu, Bắc Ninh, Hà Giang, Lào Cai, so với quy định của Chính phủ tại Nghị định số 24/2014/NĐ-CP (quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), giảm 5 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.Cơ cấu tổ chức bên trong của các cơ quan chuyên môn được sắp xếp tinh gọn, giảm cấp trung gian theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW (một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả) và Nghị quyết số 56/2017/QH14 (về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả).
Ở cấp huyện, có 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện sắp xếp cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, so với quy định của Chính phủ tại Nghị định số 37/2014/NĐ-CP (quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), giảm 185 phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.
*Giảm 6,75% biên chế
Thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện (khối Chính phủ quản lý), tính đến năm 2019 (biên chế khối Chính phủ quản lý) đã giảm được 6,75% so với số giao năm 2015.
Trong đó, bổ sung 41 biên chế công chức để tiếp nhận công chức từ 3 Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ.
Bổ sung 11 biên chế công chức để tiếp nhận công chức chuyển từ Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội về Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND của 2 địa phương (Quảng Ninh, Đà Nẵng); bổ sung 50 biên chế công chức đối với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp từ biên chế dự phòng năm 2019.
Cùng với đó, điều chỉnh giảm 396 biên chế công chức của 4 địa phương (Hải Phòng, Yên Bái, Quảng Ninh, Điện Biên) để chuyển sang biên chế thuộc khối Đảng do hợp nhất cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy với cơ quan chuyên môn; điều chuyển 5.488 biên chế công chức quản lý thị trường từ các địa phương về Bộ Công Thương.
Năm 2018, Bộ Nội vụ đã thẩm định số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập (khối Chính phủ quản lý) của 63/63 tỉnh, 20/22 bộ, cơ quan ngang bộ (trừ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng) và 5/8 cơ quan thuộc Chính phủ.
Tổng số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của các bộ, ngành, địa phương giảm 3,87% so với năm 2015.
Bộ Nội vụ cho biết, số người của các hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước là 686 người, giữ ổn định như đã được Thủ tướng phê duyệt hàng năm (từ năm 2015 đến năm 2019).
Thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, tính đến ngày 15/10/2018, tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP (về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp) của các bộ, ngành, địa phương đã tinh giản là 40.500 người (năm 2015 là 5.778 người; năm 2016 là 11.923 người; năm 2017 là 12.660 người; năm 2018 là 10.139 người)./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Băn khoăn việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu
15:20' - 17/04/2019
Sáng 17/4, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu và chính sách thu hút nhân tài.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ tinh giản biên chế hơn 800 cán bộ, công chức, viên chức
09:21' - 29/03/2019
Qua rà soát, Cần Thơ đã giảm 2 đầu mối trực thuộc Thành ủy, 45 Ban chỉ đạo, 52 đơn vị cấp phòng, 9 lãnh đạo cấp sở, 87 trưởng, phó phòng và tương đương, 810 cán bộ, công chức, viên chức.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Tạo động lực và áp lực trách nhiệm với mỗi cán bộ, công chức
08:41' - 05/02/2019
Năm 2019, Nghị quyết 01 của Chính phủ đã nhấn mạnh phải tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tạo động lực và áp lực trách nhiệm đối với mỗi cán bộ, công chức… để bứt phá vươn lên.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà: Hoàn thành đồng bộ và vượt tiến độ nhiều công trình trọng điểm
10:54'
Ngành xây dựng xác định quyết tâm hoàn thành đồng bộ và đúng hạn hoặc hơn nữa là vượt tiến độ các dự án vì đó là danh dự, trách nhiệm của ngành trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Thuận đưa vào hoạt động hai công trình giao thông trọng điểm
10:38'
Sáng 19/4, UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức khánh thành đưa vào hoạt động 2 tuyến đường giao thông trọng điểm của tỉnh Bình Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhìn lại hành trình hơn 2 năm xây dựng Nhà ga T3 - sân bay Tân Sơn Nhất
10:23'
Sau hơn hai năm kể từ ngày Thủ tướng phát lệnh khởi công, dự án Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh) có vốn đầu tư lên tới 11.000 tỉ đồng, đã đi vào hoạt động.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Giang, Bắc Ninh hợp nhất thành “siêu tỉnh công nghiệp”
10:13'
Khi hợp nhất, tỉnh Bắc Ninh (mới) sẽ có vai trò, vị thế rất lớn, trở thành một “siêu tỉnh công nghiệp” do hợp nhất hai “thủ phủ công nghiệp” của miền Bắc trước đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố triển khai thí điểm nhận diện sinh trắc học tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất
10:07'
Sáng 19/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương khát vọng vươn tầm - Bài cuối: Định hình tương lai
09:17'
Chiến lược phát triển đến năm 2045 của Bình Dương là "Từ công xưởng sản xuất đến vùng đổi mới sáng tạo - đô thị thông minh - phát triển vì con người".
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương khát vọng vươn tầm - Bài 1: Thủ phủ công nghiệp thế hệ mới
09:17'
Trên chặng đường bứt phá và hướng tới tương lai bền vững của Bình Dương đã quy tụ khát vọng, công nghệ, khai thác động lực đầu tư, hạ tầng kết nối và cú hích từ những dự án tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Trung tâm Thương mại 5.400 tỷ đồng ở Cần Thơ sẽ khởi công ngày 26/4
20:13' - 18/04/2025
Dự án Trung tâm Thương mại Aeon Mall Cần Thơ với tổng mức đầu tư 5.400 tỷ đồng sẽ chính thức khởi công vào ngày 26/4/2025, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam
20:12' - 18/04/2025
Chiều 18/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki nhằm trao đổi về một số nội dung tăng cường hợp tác giữa hai nước.