Việt Nam - Ấn Độ hợp tác trong chuỗi cung ứng hậu COVID-19
Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội nghị trực tuyến xúc tiến thương mại Việt Nam - Ấn Độ do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Cơ khí Ấn Độ (EEPC) tổ chức chiều 22/9.
Ông Mahesh Desai Chủ tịch Hội đồng xúc tiến Xuất khẩu ngành cơ khí Ấn Độ cho biết, Việt Nam là một trong những thị trường trọng điểm trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ nhờ tốc tăng trưởng kinh tế cao, phát triển năng động, đa dạng các lĩnh vực và là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với Ấn Độ, Việt Nam là đối tác chiến lược về thương mại và vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác; trong đó lĩnh vực kỹ thuật phục vụ sản xuất là phần quan trọng trong thương mại song phương. Cả Việt Nam và Ấn Độ đều đang chú trọng đến nền tảng kỹ thuật, sản xuất mà đặt mục tiêu tham gia ngày càng sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đặc biệt trong bối cảnh nhiều chuỗi liên kết, cung ứng bị đứt gãy do dich COVID-19, cả Ấn Độ và Việt Nam đều có nhu cầu tìm kiếm nhiều đối tác mới, thị trường mới, do đó Ấn Độ sẽ đẩy mạnh các xúc tiến thương mại để liên kết với các đối tác như Việt Nam để khai thác các tiềm năng hai nước có - ông Mahesh Desai nhấn mạnh. Việt Nam - Ấn Độ có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hợp tác vì cùng là thành viên của nhiều diễn đàn kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương với tầm nhìn dài hạn. Chính phủ Việt Nam và Ấn Độ đã thống nhất hợp tác trên nhiều lĩnh vực thương mại điện tử, năng lượng, sản xuất các sản phẩm tham gia chuỗi cung ứng. Ông Pranay Verma, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam khẳng định, Việt Nam là đối tác quan trọng về kinh tế đầu tư, thương mại của Ấn Độ. Hai nước cần thúc đẩy thương mại hơn nữa trong thời gian tới, sau COVID-19 nhu cầu tìm kiếm đa dạng hóa đối tác, thị trường mới. Theo ông Pranay Verma, hợp tác thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ thời gian qua vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng của hai nước. Các lĩnh vực về cơ giới hóa, chế tạo máy móc, nông nghiệp còn nhiều tiềm năng hợp tác, đặc biệt giai đoạn hợp tác hậu COVID -19. Ông Võ Tân Thành - Phó Chủ tịch VCCI thông tin, Việt Nam - Ấn Độ có quan hệ truyền thống tốt đẹp trên mọi mặt. Về kinh tế, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ năm 2019 đạt trên 11,2 tỷ USD; trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt trên 6,6 tỷ USD và chiều ngược lại xuất khẩu của Ấn Độ sang Việt Nam đạt gần 4,6 tỷ USD.Riêng trong 7 tháng năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ vẫn đạt trên 5 tỷ USD; trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt gần 2,6 tỷ USD và chiều ngược lại xuất khẩu của Ấn Độ sang Việt Nam đạt trên 2,4 tỷ USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Ấn Độ bao gồm máy vi tính, điện thoại và linh kiện… Ngược lại, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Ấn Độ sang Việt Nam bao gồm sắt thép, máy móc, thiết bị, phụ tùng, dược phẩm. Dù tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhưng hai nước vẫn đặt ra mục tiêu sớm đưa kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ đạt mức 15 tỷ USD trong thời gian tới - ông Võ Tân Thành cho hay. Về quan hệ đầu tư, tính đến tháng 4/2020, Ấn Độ đứng thứ 26 trên 136 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 272 dự án, tổng vốn đăng ký trên 887 triệu USD, tập trung chủ yếu vào khai thác dầu khí, chế biến khoáng sản, công nghệ thông tin, nông sản. Với việc đang kiểm soát tốt dịch COVID-19, Việt Nam đang là một điểm đến an toàn và tin cậy dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, khi làn sóng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc bắt đầu. Các nhà đầu tư Ấn Độ nên mở rộng đầu tư sang Việt Nam trong các lĩnh vực mà Ấn Độ có thế mạnh như nguyên phụ liệu dệt may, da giày, nguyên liệu thức ăn gia súc… để được hưởng ưu đãi của theo Hiệp định EVFTA. Ông Srikar K. Reddy, Thư ký Bộ Thương mại Ấn Độ chia sẻ, Ấn Độ đã đạt được bước tiến đáng kể trong lĩnh vực kỹ thuật trong thời gian qua, nhưng thương mại kỹ thuật Việt Nam - Ấn Độ thời gian qua chưa được khai thác hiệu quả. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, hướng tới hoạt động xuất khẩu, có cơ cấu dân số vàng. Sau COVID-19, Việt Nam đang là điểm đến nổi bật trong hoạt động dịch chuyển chuỗi cung ứng sản xuất. Đồng thời, Việt Nam cũng là cầu nối với nhiều khu vực kinh tế khác trên thế giới, hậu COVID-19 là giai đoạn “vàng” để Việt Nam - Ấn Độ đẩy mạnh kết nối chuỗi cung ứng nguyên liệu, sản xuất trong các lĩnh vực như điện tử, dệt may, da giày; đồng thời thiết lập các quan hệ hợp tác trong lĩnh vực cơ khí, kỹ thuật. Ở góc độ doanh nghiệp, bà Vũ Thị Lý - Trưởng phòng kinh doanh Công ty Thanh Việt nhận xét, từ khi dịch COVID-19 xảy ra, nhiều nguồn cung nguyên liệu, thiết bị truyền thống của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó, Ấn Độ là một trong những trung tâm sản xuất lớn của thế giới với nguồn cung nguyên liệu, sản phẩm đa dạng, giá thành khá cạnh tranh. Đây sẽ là khu vực có nhiều tiềm năng hợp tác trong việc cung cấp nguyên liệu thay thế cũng như kết nối các chuỗi sản xuất – phân phối mới với Việt Nam trong thời gian tới./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ tặng 100.000 khẩu trang cho nhân dân Ấn Độ
18:49' - 21/04/2020
Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ Nguyễn Mạnh Hùng đã trao 100.000 khẩu trang vải kháng khuẩn cho Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma.
-
Thị trường
Việt Nam - Ấn Độ bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nông, thuỷ sản
14:48' - 18/02/2020
Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đề nghị Bộ Công Thương Ấn Độ hỗ trợ xúc tiến và tăng cường tiêu thụ các mặt hàng nông thủy sản, trái cây tươi của Việt Nam, đặc biệt là quả thanh long và cá basa.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị xem xét lại các rào cản thương mại hai nước Việt Nam - Ấn Độ
08:07' - 13/11/2019
Đại sứ Phạm Sanh Châu kêu gọi nhà chức trách Ấn Độ xem xét lại các rào cản và những lệnh hạn chế để thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại hai chiều.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.