Việt Nam -Australia hướng tới phát triển cân bằng và bền vững
Năm 2021 được đánh giá là một năm đầy thử thách đối với các quốc gia; trong đó, có Việt Nam và Australia. Bất chấp những tác động tiêu cực của dịch COVID-19, thương mại song phương phương giữa Việt Nam và Australia tăng trưởng nhanh chóng nhờ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam đã ký kết với Australia và một số quốc gia khác như Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, Peru, Singapore, New Zealand và Nhật Bản.
Thông tin này được bà Lê Hoàng Oanh, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương) nhấn mạnh tại Cuộc họp lần thứ 3 của Nhóm công tác Thương mại Việt Nam – Australia thuộc khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Đối tác kinh tế Việt Nam – Australia vừa được Bộ Công Thương vừa được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Theo bà Lê Hoàng Oanh, một trong những tác động tiêu cực mà dịch COVID-19 mang lại là việc thiếu vỏ container và tăng giá vận tải, ách tắc trong cảng biển.
Vì vậy, hai bên cần chủ động hợp tác để khắc phục những khó khăn bằng cách khuyến khích chia sẻ thông tin từ tàu, cảng vụ giữa hai nước, khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hai bên ký hợp đồng vận tải dài hạn để giữ giá cước ổn định, không bị hiệu chỉnh trong thời gian hợp đồng còn thực hiện, cũng như minh bạch thông tin cước vận tải biển, ngăn chặn tăng giá. Đồng tình với ý kiến của đại diện Bộ Công Thương Việt Nam, Đại diện phía Bộ Ngoại giao và thương mại Australia – ông Ridwaan Jadwat – trợ lý thứ nhất Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia cho biết, Việt Nam là đối tác thương mại và đầu tư vô cùng quan trọng của Australia và mong muốn thắt chặt hơn nữa mối quan hệ song phương này. Hơn nữa, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hai bên cần phải có những hợp tác để đưa ra chiến lược phù hợp cùng vượt qua khó khăn này. Trong thời gian qua, nhờ những biện pháp quyết liệt của hai nước, đặc biệt nhờ sự nỗ lực của Bộ Công Thương cũng như Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, kim ngạch thương mại hai chiều hai nước trong 8 tháng năm 2021 đã đạt hơn 8 tỷ USD, tăng 50,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa nước Australia trở thành 1 trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù vậy, Việt Nam đang nhập siêu từ nước Australia. Năm 2020, Việt Nam nhập siêu hơn 1 tỷ USD và tính đến hết 8 tháng năm 2021, Việt Nam cũng nhập siêu gần 2,5 tỷ USD. Phát biểu tại cuộc họp, bà Lê Hoàng Oanh cho rằng, tới đây hai nước cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa thúc đẩy thương mại song phương phát triển theo hướng cân bằng và bền vững hơn. Mặc dù đã đề xuất về việc mở cửa thị trường nông sản Australia đối với các sản phẩm của Việt Nam từ kỳ họp năm 2020 và cũng đã được bộ trưởng hai nước trao đổi nhiều lần, việc xuất khẩu các mặt hàng như tôm tươi nguyên con, trái cây tươi, chanh leo vẫn chưa có tiến triển cụ thể. Nguyên nhân được cho là phía Australia hiện vẫn chưa hoàn thành trong việc đánh giá rủi ro về kiểm dịch thực vật đối với quả chanh leo và chưa hoàn tất đánh giá công nghệ sản xuất tôm an toàn, dịch bệnh để nhập khẩu các mặt hàng này. Bà Lê Hoàng Oanh đề nghị ông Ridwaan Jadwat sẽ đốc thúc nhằm hỗ trợ nhanh quá trình cấp phép nhập khẩu chính thức cho tôm tươi nguyên con và có thể hỗ trợ kỹ thuật cho về Việt Nam trong quá trình quản lý dịch bệnh trên tôm, sớm xem xét đánh giá chuỗi sản xuất tôm an toàn dịch bệnh của Tập đoàn Việt – Úc, để sản phẩm tôm tươi nguyên con sớm được cấp phép xuất khẩu sang Ausralia. Ngoài ra, Việt Nam mong muốn sớm hoàn tất quá trình mở cửa thị trường chanh leo cho Việt Nam và tiến tới mở cửa các mặt hàng khác như chôm chôm, vú sữa.Một vấn đề đáng lưu ý khác là việc hoa lưu ly thấp cành của Việt Nam sang Australia đang gặp khó khăn do sự khác biệt giữa hai nước về quy định chất gọi là glyphosate trong xử lý tiền nảy mầm nhằm triệt tiêu khả năng nhân giống của hoa tươi trước khi nhập khẩu vào Australia.
Do đó, Việt Nam đã loại bỏ chất này khỏi danh mục chất bảo vệ thực vật sử dụng tại Việt Nam từ ngày 30/6/2021 để phù hợp với môi trường và sức khoẻ con người Việt Nam. Bởi vậy, Việt Nam rất mong phía Australia phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam sớm cho phép sử dụng các hoạt chất thay thế glyphosate trong xử lý tiền nảy mầm để tạo thuận lợi cho các sản phẩm này xuất khẩu sang Australia. Trong lĩnh vực đầu tư, hai bên cùng thông nhất sẽ thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực khai khoáng. Hiện nay, năng lượng khai khoáng là lĩnh vực chiến lược đôi bên có tiềm năng bổ sung cho nhau, đặc biệt như than, quặng sắt, khí tự nhiên hoá lỏng là những mặt hàng Australia có lượng dự trữ dồi dào và Việt Nam có nhu cầu cao sử dụng trong sản xuất, phát triển công nghiệp. Vì vậy, cũng đề nghị hai bên cùng hợp tác với nhau để tạo điều kiện hơn nữa trong việc xuất khẩu các mặt hàng như than, quặng sắt,... Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam hiện có nhu cầu đầu tư vào Australia trong các lĩnh vực nói trên. Vì thế, Việt Nam đã đề nghị được cung cấp thông tin và quy định về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực và tài nguyên và được phía Australia đồng tình./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Được đánh giá 5 sao, thanh long Việt Nam rộng đường xuất khẩu sang Australia
10:10' - 24/09/2021
Mặc dù đang chờ thống kê mới nhất nhưng với “sắc đỏ đang phủ nhiều siêu thị”, chắc chắn thanh long Việt Nam sẽ có một năm thành công lớn tại Australia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến, năm 2024 có khoảng 4 tỷ USD vốn FDI đổ vào thành phố Cảng
08:11'
Theo UBND thành phố Hải Phòng, đến nay, thành phố thu hút 1.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với số vốn 32,2 tỷ USD, chiếm 7% vốn FDI toàn quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana
07:44'
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21/11, tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana.
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.