Việt Nam chia sẻ thực tiễn về quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu tại WTO
Tại phiên họp này, Trưởng đoàn Việt Nam – bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) – đã có bài phát biểu cập nhật thông tin về việc áp dụng quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên WTO.
Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Geneva đã có cuộc trao đổi với bà Trịnh Thị Thu Hiền để làm rõ hơn về vấn đề xuất xứ hàng hóa và thực tiễn triển khai tại Việt Nam.
Bà Trịnh Thị Thu Hiền cho biết theo Điều 3(b) Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO, “một nước được xác định là nước xuất xứ của hàng hóa nếu hàng hóa hoàn toàn sản xuất ra ở nước đó hoặc khi nhiều nước cùng tham gia quá trình sản xuất, nước xuất xứ là nước thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng”.
Ở Việt Nam, nội dung tương tự được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 như sau: “Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng”.
Thuật ngữ quy tắc xuất xứ hàng hóa dùng để chỉ tập hợp các quy định nhằm xác định quốc gia nơi sản xuất ra hàng hóa (nước xuất xứ của hàng hóa). Việc xác định xuất xứ hàng hóa, nhất là khi hàng hóa được sản xuất bởi nhiều quốc gia khác nhau, cần phải dựa trên các điều kiện, tiêu chí và cách xác định xuất xứ cụ thể.
Xét theo quy trình sản xuất và thành phần nguyên liệu, WTO và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) quy định hàng hóa có xuất xứ theo các cấp độ sau: Một là, hàng hóa có xuất xứ thuần túy, chủ yếu áp dụng với hàng nông sản cơ bản (nông sản tươi sống) được trồng, thu hoạch, chăn nuôi, sản xuất hoàn toàn tại lãnh thổ một bên tham gia Hiệp định. Ví dụ: cây cà phê được trồng và thu hoạch tại Việt Nam thì hạt cà phê có xuất xứ thuần túy Việt Nam.
Hai là, hàng hóa có xuất xứ nhưng không thuần túy. Cấp độ này áp dụng với hàng nông sản chế biến và hàng công nghiệp gia công từ nhiều nguồn nguyên liệu. Ví dụ: nước ép chanh dây được làm từ quả chanh dây và đường kính có xuất xứ Việt Nam; còn chất bảo quản, các thành phần khác nhập khẩu từ Thái Lan. Vậy, nước ép chanh dây được coi là có xuất xứ Việt Nam nhưng không thuần túy.
Bà Trịnh Thị Thu Hiền nhấn mạnh việc xác định xuất xứ hàng hóa đóng vai trò then chốt trong chính sách thương mại của các quốc gia, vì đây là cơ sở để các nước áp dụng chính sách thương mại đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu. Quy tắc xuất xứ được xây dựng để đảm bảo đúng hàng hóa có xuất xứ mới được hưởng thuế quan theo từng khuôn khổ cam kết mà các nước dành cho nhau.
Trên cơ sở chứng từ chứng nhận xuất xứ, cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu áp dụng cho hàng nhập khẩu hưởng các chế độ khác nhau như thuế quan theo WTO, thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP), thuế quan ưu đãi trong các FTA, …
Ở chiều ngược lại, quy tắc xuất xứ là công cụ vô hiệu hóa cam kết các nước dành cho nhau nếu hàng hóa không đáp ứng xuất xứ. Bà Trịnh Thị Thu Hiền lưu ý khái niệm xuất xứ hàng hóa không trùng với khái niệm “Made in Viet Nam”.
Ví dụ: Một lô hàng quần áo gắn nhãn “Made in Viet Nam” chưa chắc đã có Giấy chứng nhận xuất xứ (hay còn gọi là C/O) của Việt Nam và ngược lại, một lô hàng quần áo xuất khẩu có C/O của Việt Nam nhưng có thể lại ko hề gắn mác “Made in Viet Nam”.
Đề cập tới giải pháp quản lý xuất xứ hàng hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế, bà Trịnh Thị Thu Hiền cho biết Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ. Thứ nhất, Cục Xuất nhập khẩu tham mưu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tạo môi trường để các tổ chức cấp C/O, cũng như doanh nghiệp có quy định cụ thể và minh bạch trong lĩnh vực xuất xứ. Trong đó, chế tài xử phạt hành vi gian lận xuất xứ rất được chú trọng.
Thứ hai, Cục Xuất nhập khẩu thường xuyên phối hợp với các tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp C/O tập huấn, nâng cao năng lực nghiệp vụ, đồng thời kiểm tra, hướng dẫn kịp thời về xuất xứ hàng hóa cho doanh nghiệp.
Thứ ba, Bộ Công Thương chủ động phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu khi có đề nghị xác minh xuất xứ. Việc này nhằm phát hiện trường hợp hàng hóa gia công đơn giản tại Việt Nam, mượn xuất xứ để hưởng ưu đãi. Ngược lại, trong trường hợp hàng hóa đáp ứng xuất xứ, Cục Xuất nhập khẩu hỗ trợ xác minh xuất xứ để C/O được chấp nhận, hàng xuất khẩu của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan.
Ngoài các giải pháp này, Bộ Công Thương chú trọng việc tham vấn, đàm phán quy tắc xuất xứ phù hợp với quy trình sản xuất, thực tế doanh nghiệp Việt Nam, cải cách thủ tục hành chính, xử lý hồ sơ đề nghị cấp C/O trên môi trường trực tuyến, nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý, trả lời vướng mắc của doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất xứ.
- Từ khóa :
- xuất xứ hàng hóa
- hàng hóa việt nam
- wto
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Siết chặt quản lý xuất xứ hàng hóa
18:06' - 27/12/2024
Công tác quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu, xuất xứ hàng hóa là một vấn đề hết sức quan trọng và đặc thù.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương
17:40' - 30/10/2024
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2836 QĐ-BCT ngày 25/10/2024 về việc thành lập Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa; trong đó Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân là Tổ trưởng.
-
DN cần biết
Sửa đổi một số điều về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định AKFTA
14:47' - 30/03/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2014/TT-BCT ngày 25/6/2014.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cơ hội định vị thương hiệu Việt trên nền tảng số toàn cầu
12:17' - 12/07/2025
Vietnam International Sourcing 2025 là sự kiện thường niên do Bộ Công Thương tổ chức, dự kiến năm nay sẽ quy tụ khoảng 600 gian hàng trong nước và quốc tế...
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lên kế hoạch thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại
10:47' - 10/07/2025
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
-
DN cần biết
Thép Việt được miễn trừ thuế tự vệ tại Nam Phi
20:43' - 09/07/2025
Nam Phi áp thuế tự vệ tạm thời 52,34% với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu, nhưng Việt Nam được loại trừ do thị phần dưới 3%. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp thép xuất khẩu.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Campuchia 2025
20:27' - 09/07/2025
Khi kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xung đột cục bộ gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại ở một số khu vực, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46' - 09/07/2025
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.