Việt Nam chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐBA LHQ
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 1/4/2021, Việt Nam đã tiến hành các hoạt động chính thức trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) tháng 4/2021. Đây là lần thứ 2 và cũng là lần cuối cùng Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021.
Trong sáng 1/4 (theo giờ Mỹ), HĐBA LHQ đã thông qua chương trình làm việc tháng 4/2021 do Việt Nam đề xuất, theo đó dự kiến HĐBA sẽ có 15 cuộc họp công khai, 10 cuộc họp kín thảo luận về các vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế như tình hình Trung Đông, Syria, Libya, Yemen, Sudan, Nam Sudan, Mali, khu vực Hồ Lớn, Tây Sahara, Colombia, và Kosovo.
Các cơ quan trực thuộc của HĐBA cũng sẽ có nhiều cuộc họp trong tháng. Đặc biệt, HĐBA LHQ cũng đã thông qua 4 hoạt động thảo luận mở do Việt Nam chủ trì thúc đẩy về các nội dung khắc phục hậu quả bom mìn (ngày 8/4), bạo lực tình dục trong xung đột vũ trang (ngày 14/4), hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực, tiểu khu vực (ngày 19/4) và bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu (ngày 27/4).
Chiều cùng ngày, nhằm thực hiện cam kết minh bạch hoá và thúc đẩy sự tham gia rộng rãi của các nước thành viên LHQ trong khi thực hiện vai trò Chủ tịch HĐBA LHQ, Việt Nam đã giới thiệu chương trình làm việc đến các nước thành viên LHQ ngoài HĐBA.
Các nước gửi lời chúc mừng Việt Nam chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐBA tháng 4/2021, cảm ơn quan tâm và nỗ lực của Việt Nam trong đóng góp vào hoạt động của HĐBA cũng như tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế. Nhiều nước thành viên LHQ cũng bày tỏ mong muốn HĐBA sớm tổ chức các cuộc họp trực tiếp để tạo cơ hội cho đông đảo các nước thành viên LHQ tham gia vào thảo luận của HĐBA.
Các nước hoan nghênh các chủ đề thảo luận quan trọng được Việt Nam thúc đẩy trong tháng Chủ tịch 4/2021 và nhận định đây là các chủ đề đa dạng, đặt con người ở vị trí trung tâm và thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề xung đột, thúc đẩy hoà bình bền vững. Một số nước chúc Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò tích cực trong tháng Chủ tịch tới đây tương tự như đã đảm nhiệm vị trí này hồi tháng 1/2020.
Cũng trong buổi chiều 1/4, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ đã chủ trì họp báo quốc tế trực tiếp kết hợp trực tuyến trên cương vị Chủ tịch HĐBA tại trụ sở LHQ. Đông đảo phóng viên, đại diện các hãng thông tấn, báo chí thường trú tại LHQ đã tham dự và đặt nhiều câu hỏi về những ưu tiên của Việt Nam trong tháng Chủ tịch cũng như tình hình một số điểm nóng ở các khu vực trên thế giới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Fitch Ratings nâng triển vọng của Việt Nam từ “Ổn định” lên “Tích cực"
21:50' - 01/04/2021
Ngày 1/4, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings khẳng định lại xếp hạng mức trần tiền gửi ngoại tệ dài hạn của Việt Nam ở mức BB, nâng triển vọng từ “Ổn định” lên “Tích cực”.
-
Ý kiến và Bình luận
Những điểm khác biệt về chuỗi cung ứng của Việt Nam
21:10' - 01/04/2021
Trang Vietnam Briefing của hãng Dezan Shira & Associates (chuyên tư vấn hỗ trợ các nhà đầu tư trên khắp châu Á) ngày 30/3 đăng bài viết về sự hội nhập của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu.
-
Kinh tế tổng hợp
Việt Nam vượt Hàn Quốc thành cộng đồng người nước ngoài lớn thứ 2 ở Nhật Bản
10:24' - 01/04/2021
Các số liệu thống kê mới nhất của Bộ Tư pháp Nhật Bản cho thấy Việt Nam đã lần đầu tiên vượt qua Hàn Quốc để trở thành cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai ở nước này.
-
Ý kiến và Bình luận
Counterpoint: Việt Nam đang thăng hạng trong chuỗi cung ứng toàn cầu
15:37' - 31/03/2021
Hãng phân tích công nghiệp toàn cầu Counterpoint có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc) ngày 30/3 có bài viết cho rằng Việt Nam đang thăng hạng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.
-
Kinh tế Thế giới
Canada đứng trước cơ hội trở thành siêu cường năng lượng của thế giới
10:34' - 11/07/2025
Ông Chris Cooper, Giám đốc điều hành Công ty LNG Canada, nhận định chuyến hàng đầu tiên của LNG Canada đã khẳng định được dấu mốc và cơ hội của ngành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc lập chiến lược thương mại – an ninh trong đàm phán
09:58' - 11/07/2025
Sau khi nhận được thư về thuế quan của Tổng thống Mỹ, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc bắt đầu xem xét "gói an ninh" toàn diện để tìm bước đột phá trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ.