Việt Nam có thể thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở ASEAN trong năm 2016
Ngày 8/3, Tham tán Kinh tế Thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Hồ Tỏa Cẩm nhận định quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đang phát triển rất nhanh, và Việt Nam có thể sẽ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN trong năm 2016.
Có thể sẽ hoàn thành mục tiêu 100 tỷ USD trong năm 2016
Phát biểu với các phóng viên tại Hà Nội, Tham tán Hồ Tỏa Cẩm cho biết năm 2015, mặc dù thương mại toàn cầu tiếp tục suy thoái nhưng quan hệ thương mại Việt-Trung vẫn tăng trưởng bền vững và tương đối nhanh. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Trung Quốc tại ASEAN sau Malaysia, trong khi Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam.
Theo thống kê của phía Trung Quốc, năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Trung Quốc đạt 95,8 tỷ USD, tăng 14,6% so với năm 2014, trong đó xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam đạt 66,1 tỷ USD, tăng 3,8% năm 2014, nhập khẩu của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 29,7 tỷ USD, tăng 49,1%. Kim ngạch thương mại Việt - Trung hiện chiếm 2,4% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc, tăng 1,4 điểm phần trăm so với thời điểm 5 năm trước.
Riêng trong tháng 1/2016, kim ngạch thương mại Việt - Trung đã đạt 7,8 tỷ USD, trong khi giá trị trao đổi thương mại hai chiều giữa Malaysia và Trung Quốc chỉ là 6,5 tỷ USD.
Với kết quả đó, ông Hồ Tỏa Cẩm dự báo hai nước có thể hoàn thành mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 100 tỷ USD trong năm 2016, sớm hơn một năm so với thời hạn mà các nhà lãnh đạo hai nước đã đặt ra.


Liên quan tới vấn đề thương mại biên mậu, quan chức của Trung Quốc cho rằng thương mại biên mậu là “một bộ phận quan trọng” trong quan hệ thương mại Việt-Trung. Do vấn đề thương mại biên giới liên quan tới cuộc sống của người dân vùng biên giới hai nước nên Chính phủ của hai nước đều rất coi trọng.
Tham tán Hồ Tỏa Cẩm cũng cho biết Việt Nam và Trung Quốc đang tiến hành thương lượng về hiệp định thương mại biên giới song phương. Ngày 23 và 24/3 tới, hai nước sẽ tổ chức cuộc họp của Nhóm hợp tác thương mại biên giới tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Tại cuộc họp này, hai bên sẽ đối chiếu lại văn bản của hiệp định thương mại biên giới Việt-Trung, nỗ lực phấn đấu để ký lại hiệp định thương mại biên giới mới trong năm nay.Luật Đầu tư của Việt Nam tương đối linh hoạtVề môi trường đầu tư của Việt Nam, ông Hồ Tỏa Cẩm cho rằng năm 1988, Việt Nam đã công bố Luật Đầu tư Nước ngoài. Lúc đó, luật này là luật đầu tư mở cửa nhất tại khu vực Đông Nam Á. Sau đó, Việt Nam đã nhiều lần sửa đổi và hoàn thiện Luật Đầu tư Nước ngoài. Tháng 7/2015, Việt Nam đã công bố Luật Đầu tư mới với nhiều điểm sửa đổi.“Chúng tôi cho rằng Luật Đầu tư của Việt Nam nhằm xây dựng một môi trường công bằng, bình đẳng và thông thoáng cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Và Luật Đầu tư của Việt Nam tương đối linh hoạt”, ông Hồ Tỏa Cẩm nói. Hiện tại, Trung Quốc đứng thứ 9 trong số các quốc gia/vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Theo vị tham tán này, đầu tư của Trung Quốc đang giúp tạo việc làm cho người lao động và góp phần hoàn thiện chuỗi sản xuất, đồng thời đóng góp cho quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đi tìm lời giải cho "bài toán" thương mại Việt-Trung
16:53' - 04/11/2015
Với tốc độ tăng trưởng thương mại ổn định và đạt trung bình khoảng 25%/năm cho thấy những nhân tố thuận lợi trong quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Quan hệ thương mại Việt-Trung: Kỳ vọng vào giới doanh nghiệp
09:21' - 01/10/2015
Tại CAEXPO 2015, các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc đều tích cực tìm kiếm cơ hội hợp tác với đối tác ở nước láng giềng. Nỗ lực này là động lực thúc đẩy quan hệ thương mại Việt-Trung phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt-Trung
09:33' - 21/08/2015
Tại Hội thảo hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư, du lịch Việt-Trung, các đại biểu đã đưa ra nhiều giải pháp để thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước như chủ động đàm phán với Trung Quốc gia tăng nhập khẩu nông sản, hàng công nghiệp của Việt Nam, tăng đầu tư trực tiếp vào Việt Nam để sản xuất và xuất khẩu hàng hoá trở lại Trung Quốc...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hạt nhân kết nối cảng biển và logistics miền Trung - Bài cuối: Vươn lên bằng nguồn nhân lực chất lượng cao
21:14' - 30/04/2025
Trong định hướng phát triển cảng biển và logistics, Đà Nẵng và Quảng Nam trở thành đầu mối trọng yếu, đóng vai trò trung tâm kết nối và điều phối hệ thống cảng biển – logistics khu vực miền Trung.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạt nhân kết nối cảng biển và logistics miền Trung - Bài 1: Động lực phát triển kinh tế
21:10' - 30/04/2025
Theo định hướng, cụm cảng biển và logistics khu vực Đà Nẵng – Quảng Nam cùng với các cụm cảng biển và logistics 2 đầu đất nước định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu khu vực Đông Nam Á trong tương lai.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách
18:50' - 30/04/2025
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn nhiều bất định, các định chế tài chính quốc tế lớn như WB và ADB vẫn đánh giá lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam trân trọng ghi nhớ và tri ân sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế
17:57' - 30/04/2025
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ghi khắc trong lòng tình đoàn kết quốc tế cao cả, sự ủng hộ quý báu của bạn bè quốc tế trong những năm tháng khó khăn, gian khổ nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo
16:45' - 30/04/2025
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Trong tháng 4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam Thông tấn xã đưa tin chiến thắng ngày 30/4/1975
13:56' - 30/04/2025
Hàng loạt tin, bài chuyển theo đường morse, teletype, hàng ngàn tấm ảnh màu và đen trắng được chuyển thẳng về Hà Nội, đáp ứng nhu cầu thông tin của báo chí trong nước và quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 5: “Tâm và thế” mới trong sứ mệnh phát triển cùng đất nước
13:25' - 30/04/2025
Thành phố cũng đang tích cực, chuẩn bị “tâm và thế” mới cho chặng đường phát triển mới trong thời gian tới với những dư địa phát triển lớn hơn, không gian rộng hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 4: Nâng tầm đổi mới sáng tạo
13:25' - 30/04/2025
Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định vị thế dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 3: Tiên phong hội nhập quốc tế
13:24' - 30/04/2025
Từ một thành phố từng chịu ảnh hưởng nặng nề do chiến tranh, đến nay Thành phố Hồ Chí Minh đã thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác với 58 địa phương trên toàn thế giới.