Việt Nam có tiềm năng trở thành nguồn cung thực phẩm Halal tiêu biểu toàn cầu
Ngày 14/11, tại hội thảo "Đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm thực phẩm Halal” do Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức ở Tp. Hồ Chí Minh, các chuyên gia đã cập nhật tiềm năng xuất nhập khẩu các mặt hàng Halal của Việt Nam. Đồng thời, đưa ra những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu thực phẩm Halal, cũng như đưa Việt Nam vào danh sách nguồn cung thực phẩm Halal tiêu biểu của toàn cầu.
Theo phân tích của các chuyên gia, thị trường Hồi giáo hiện có khoảng trên 2 tỷ người, chiếm khoảng 25% tổng dân số toàn cầu; trong đó, người dân theo đạo Hồi chiếm số đông ở khu vực châu Á, nhất là trong khối ASEAN. Báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cũng cho thấy, chi tiêu cho thực phẩm Halal của cộng đồng Hồi giáo toàn cầu ngày càng tăng cao, dự kiến đạt 1.900 tỷ USD vào năm 2024 và 15.000 tỷ USD vào năm 2050.
Với bối cảnh nhu cầu tiêu dùng sản phẩm Halal ngày càng gia tăng, trở thành xu hướng toàn cầu và được nhiều người quan tâm chứ không chỉ cộng đồng Hồi giáo, thì Việt Nam cũng được đánh giá có tiềm năng xuất khẩu thực phẩm Halal với vị thế nằm trong Top 20 nước xuất khẩu thực phẩm hàng đầu thế giới và là một trong 15 nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.Đặc biệt, Việt Nam cũng là mắt xích quan trọng trong nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu với 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết; trong đó, có nhiều FTA thế hệ mới, khu vực và liên khu vực đã được ký kết.
Tuy nhiên, dù có năng lực xuất khẩu Top 20 thế giới nhưng Việt Nam vẫn chưa có tên trong danh sách 20-30 nước cung cấp thực phẩm Halal toàn cầu, cũng như xuất khẩu sản phẩm Halal của Việt Nam còn khá khiêm tốn. Thực trạng này đến từ nguyên nhân doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng hết được cơ hội do gặp phải một số khó khăn nhất định đối với sản xuất và xuất khẩu sản phẩm Halal như chi phí đầu tư cao, thông tin về văn hóa thị trường Halal, tiêu chuẩn Halal chưa nhiều...
Ngoài ra, Việt Nam mới chỉ có 1 tổ chức được công nhận quốc tế bởi các tổ chức Hồi giáo nêu trên là Văn Phòng Chứng nhận Halal HCA Việt Nam. Trong khi việc cung cấp thông tin về thị trường Halal, quy định tiêu chuẩn sản phẩm Halal còn khá hạn chế, thì doanh nghiệp vẫn còn loay hoay trong việc chọn tổ chức chứng nhận, bên cạnh những thách thức khác. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng, Giám đốc Marketing, Văn phòng Chứng nhận Halal cho biết: Để sản phẩm Halal của doanh nghiệp Việt có thể xuất khẩu sang các nước Hồi giáo, điều quan trọng hàng đầu là phải lựa chọn tổ chức chứng nhận Halal uy tín và được công nhận quốc tế. Một số tổ chức chứng nhận Halal tại Việt Nam tuy có thể cung cấp dịch vụ chứng nhận, nhưng nếu không được công nhận bởi tổ chức quốc tế, chứng nhận của họ sẽ không có giá trị khi xuất khẩu vào nhiều nước Hồi giáo. Tổ chức chứng nhận Halal có uy tín và được công nhận quốc tế sẽ giúp sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ dễ dàng được chấp nhận tại các thị trường Hồi giáo, mà còn giúp tạo uy tín, nâng cao vị thế thương hiệu trên thị trường quốc tế. Còn chứng nhận Halal từ một tổ chức không uy tín có thể khiến sản phẩm của doanh nghiệp bị từ chối nhập khẩu, hoặc phải trải qua quá trình kiểm định bổ sung, gây lãng phí thời gian và chi phí. Hơn thế nữa, tiêu chuẩn Halal ở mỗi thị trường, mỗi quốc gia có sự khác biệt, nên doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm của mình được cấp giấy chứng nhận Halal bởi tổ chức chứng nhận Halal được công nhận quốc tế; trong đó, có thể kể đến một số tổ chức chứng nhận Halal đã được công nhận bởi các cơ quan Halal hàng đầu như Bộ Phát triển Hồi giáo Malaysia (Jakim); Cơ quan tổ chức đảm bảo sản phẩm Halal cuar Indonesia (BPJPH); Bộ Công nghiệp và Công nghệ tiên tiến (MoIAT) UAE... hoặc các tổ chức uy tín khác được chấp nhận tại các nước Hồi giáo. Về phía bộ ngành, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cũng đang chú trọng tăng cường hỗ trợ và phối hợp với hiệp hội, địa phương, doanh nghiệp và những cơ quan liên quan tổ chức đa dạng hoạt động xúc tiến thương mại như tập huấn, hội thảo, hội nghị, giao thương, hội chợ triển lãm... nhằm hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp Việt Nam về thông tin thị trường, tìm kiếm bạn hàng, mở rộng đầu ra tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu Halal của Việt Nam. Cùng với đó, nếu cộng đồng doanh nghiệp tham gia hiệu quả, bài bản vào thị trường Halal toàn cầu sẽ giúp Việt Nam khai mở thị trường Halal giàu tiềm năng, tạo thêm động lực mới cho phát triển kinh tế bền vững. Từ tháng 2/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030”. Đây là đề án đầu tiên có ý nghĩa quan trọng, đưa ra định hướng lớn mang tầm quốc gia về huy động các nguồn lực quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam toàn diện, giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu rộng, hiệu quả vào chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm Halal toàn cầu. Liên quan đến thị trường Halal, bà Nguyễn Minh Phương, Trưởng phòng Vụ thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương chỉ ra rằng, Việt Nam đối mặt với sự cạnh tranh của nhiều quốc gia như Malaysia, Indonesia, Thái Lan đã có kinh nghiệm và uy tín trong việc xuất khẩu các sản phẩm Halal. Ngoài ra, văn hóa tiêu dùng tại thị trường Trung Đông và châu Phi có nhiều khác biệt so với Việt Nam, từ cách thức tiêu thụ sản phẩm, sở thích về hương vị, bao bì… cho đến phương thức quảng bá sản phẩm. Một số thách thức khác có thể kể đến nữa là về logistics như thời gian vận chuyển dài, chi phí vận tải cao và cơ sở hạ tầng không đồng đều tại các quốc gia châu Phi có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc duy trì chuỗi cung ứng ổn định. Điều này đòi hỏi năng lực xây dựng mối quan hệ với các đối tác bản địa và nhà nhập khẩu của doanh nghiệp và đây cũng là yếu tố có vai trò quan trọng để tiếp cận hiệu quả thị trường Trung Đông và châu Phi nói riêng, thị trường Halal toàn cầu nói riêng. Vì vậy, doanh nghiệp cần tận dụng chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại thông qua hội chợ, triển lãm quốc tế hoặc đoàn công tác thương mại do Chính phủ, hiệp hội ngành nghề tổ chức để từng bước nắm bắt cơ hội thâm nhập thị trường tiềm năng của sản phẩm Halal Việt Nam. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên chú trọng phân tích và đánh giá rủi ro trước khi quyết định mở rộng thị trường Halal là rất cần thiết.- Từ khóa :
- tp hồ chí minh
- Halal
- thực phẩm Halal
- việt nam
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thích ứng để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Halal
09:54' - 10/11/2024
Theo các chuyên gia, thị trường Halal với quy mô khổng lồ và nhu cầu ngày càng tăng, hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập đáng kể và đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Lulu của UAE hợp tác, đầu tư vào ngành Halal tại Việt Nam
22:10' - 27/10/2024
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Lulu tiếp tục thúc đẩy, giới thiệu nhiều hơn nữa những sản phẩm của Việt Nam có nhiều tiềm năng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng để tiếp cận và phục vụ thị trường UAE.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường Halal còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt
14:43' - 22/10/2024
Với quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu ước đạt 7.700 tỷ USD vào năm 2025, dự kiến sẽ tăng lên 10.000 tỷ USD vào năm 2028, Halal đang được xem là thị trường lớn rất tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện ứng phó với bão USAGI gần biển Đông
21:45' - 14/11/2024
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện điện các địa phương, bộ ngành liên quan về việc ứng phó với bão USAGI gần biển Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng thuận tái khởi động dự án điện hạt nhân
20:33' - 14/11/2024
Khi hay tin Chính phủ đề xuất tái khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, người dân vùng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 trước đây đều bày tỏ phấn khởi và đồng thuận cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền quản lý đầu tư công
20:32' - 14/11/2024
Chiều 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thúc đẩy các dự án cao tốc, cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn, Cao Bằng
20:10' - 14/11/2024
Khảo sát thực địa, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần thúc đẩy tiến độ triển khai hai Dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn).
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm mới của Báo cáo Kinh tế - Xã hội là tính hành động
19:27' - 14/11/2024
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, điểm mới của Báo cáo Kinh tế - Xã hội lần này là tính hành động, tạo điều kiện triển khai ngay sau khi Nghị quyết Đại hội được thông qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Hai nước Việt – Trung cùng xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh
17:54' - 14/11/2024
Chiều 14/11, UBND tỉnh Lạng Sơn và Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Hoa) ký kết Bản ghi nhớ về Cơ chế gặp gỡ, trao đổi định kỳ cùng xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tránh xảy ra sự cố, chậm trễ trong hoàn thành cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
17:27' - 14/11/2024
Chiều 14/11, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn cùng đoàn công tác đã có buổi khảo sát tại Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu đoạn đi qua tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh điều chỉnh tăng gần 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2024
16:33' - 14/11/2024
Ngày 14/11, tại kỳ họp thứ 19, HĐND Tp. Hồ Chí Minh khóa X đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng nằm trong top 6 địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước
15:53' - 14/11/2024
Chiều 14/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố tháng 11/2024.