Việt Nam đa dạng hóa nguồn cung nguyên phụ liệu dệt may
Để phục vụ sản xuất trong nước, nhu cầu về các mặt hàng vải, sợi, nguyên phụ liệu dệt may tăng nhanh trong thời gian tới. Việc phụ thuộc quá nhiều vào một vài nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu sẽ hạn chế phát triển và sản xuất của các doanh nghiệp. Do đó việc đa dạng hóa nguồn cung cấp nguyên liệu ngoài khu vực ASEAN và Trung Quốc là một trong những nhu cầu cấp thiết của ngành dệt may Việt Nam và Ấn Độ có thể là giải pháp phù hợp trong điều kiện hiện nay.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã chia sẻ như vậy tại Hội nghị Hợp tác dệt may Việt Nam- Ấn Độ chiều 12/10 tại Hà Nội do Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đồng tổ chức.
Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, các sản phẩm vải, sợi tự nhiên, bông và nguyên phụ liệu dệt may của Ấn Độ có chất lượng tốt, đa dạng và theo cam kết giữa hai bên trong Hiệp định FTA ASEAN – Ấn Độ, dệt may là một trong số những mặt hàng hai bên cam kết giảm thuế, vì vậy giá bán tương đối cạnh tranh. Có thể thấy đây là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thêm một nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất, nếu tận dụng được nguồn nguyên phụ liệu dồi dào từ Ấn Độ, việc chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh mặt hàng có chất lượng cao và xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn.
Thống kê từ Bộ Công Thương, quan hệ song phương Việt Nam- Ấn Độ đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ với tổng kim ngạch hai chiều lên đến 5,59 tỷ USD năm 2014, tăng 9,84% so với năm 2013. Việt Nam đã xuất khẩu 2,46 tỷ USD hàng hóa sang Ấn Độ chủ yếu là máy tính, điện tử, điện thoại di động và phụ kiện, linh kiện ô tô, cao su, hóa chất, hạt tiêu, sợi các loại và gỗ...Ngược lại Việt Nam đã nhập khẩu 3,13 tỷ USD từ thị trường này gồm máy móc thiết bị, hải sản, dược phẩm, ngô, sắt thép, gia súc, xăng dầu.
Tại Hội nghị, ông Vishvajit Sahay, Tổng Vụ Công nghiệp nặng Ấn độ cho hay, mỗi năm Ấn Độ xuất khẩu sang Việt Nam khoảng 400 triệu USD giá trị sản phẩm dệt may. Cùng đó, Ấn Độ hiện cũng là nhà sản xuất các sản phẩm cotton, lụa, vải xenlulo và sợi cotton lớn thứ nhì thế giới, đạt giá trị khoảng 100 tỉ USD/năm, trong đó 40 tỉ USD là từ xuất khẩu. Nguyên liệu dệt may của Ấn Độ có chất lượng tốt, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhập nhiều là do khó khăn về khâu thanh toán và vận chuyển mất nhiều thời gian.Thực tế, không phải bây giờ Ấn Độ mới nhắm đến thị trường dệt may Việt Nam. Năm ngoái, chính phủ nước này đã thông qua một chương trình tín dụng dành cho các dự án hợp tác giữa ngành dệt may Ấn Độ và Việt Nam trị giá 300 triệu USD. “Gói tín dụng này dành ưu đãi cho doanh nghiệp Ấn Độ có tham gia xuất khẩu, đầu tư vào thị trường Việt Nam; hoặc những doanh nghiệp Việt Nam có hợp tác hoặc muốn nhập khẩu nguyên liệu dệt may từ Ấn Độ”, ông Vishvajit Sahay khẳng định./.
Uyên Hương
- Từ khóa :
- nguyên liệu
- dệt may
- Ấn Độ
- Việt Nam
- xuất khẩu
Tin liên quan
-
Xe & Công nghệ
Thủ tục kiểm tra hàm lượng Formaldehyt: Nóng với dệt may
09:56' - 23/09/2015
Quy định hiện hành về giới hạn cho phép về hàm lượng Formaldehyt, các amin thơm giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trên sản phẩm dệt may đã cho thấy những bất cập, trong quy trình kiểm tra.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại diện Hiệp hội len Australia: Ngành dệt may Việt Nam có tiềm năng rất lớn
11:34' - 21/09/2015
Khoảng 60% nguyên liệu phụ trợ cho ngành dệt may nước ta phải nhập từ nước ngoài và công nghệ hỗ trợ cho ngành này còn chưa nhiều.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
18:48'
Bộ Xây dựng đang tập trung rà soát, hoàn thiện để đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn (TCVN) và quy chuẩn quốc gia (QCVN) trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; lập kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố 80 thủ tục hành chính trong trồng trọt và bảo vệ thực vật
17:54'
Có 80 thủ tục hành chính chuẩn hoá lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư vào trí tuệ nhân tạo tăng 8 lần
16:50'
Việt Nam vẫn ghi nhận 2,3 tỷ USD vốn đầu tư được giải ngân qua 141 thương vụ trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết hàng giả: Không chỉ dừng ở khâu “đuổi bắt”
15:35'
Việc chống hàng giả không thể chỉ dừng ở “đuổi bắt” mà cần phòng ngừa tận gốc; trong đó, siết chặt quản lý chất lượng và cấp phép được ví như giải pháp nền tảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tấn xã Việt Nam - nơi chảy mãi dòng tin chiến thắng
15:33'
Trụ sở TTXVN - địa chỉ lịch sử 50 năm trước giờ khang trang, rực rỡ hơn để hòa cùng niềm vui, niềm tự hào và tinh thần độc lập của người Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh đèn tín hiệu, biển báo tại các nút giao phức tạp
15:18'
Dịp lễ 30/4 và 1/5 các địa phương và các cơ quan chức năng đang thực hiện điều chỉnh đèn tín hiệu, biển báo tại các nút giao phức tạp.
-
Kinh tế Việt Nam
Khúc ca khải hoàn trên tàu Thống Nhất
14:05'
Tháng 5, một chuyến tàu mang tên Thống Nhất chở theo người lính cụ Hồ sẽ đi từ thành phố mang tên Bác về quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại muôn vàn kính yêu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nam Định thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính
12:50'
Ngày 27/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Nam Định khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 27 để giải quyết các công việc phát sinh đột xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
12:49'
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: "NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.